Toàn văn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP)

Chủ đề   RSS   
  • #474477 14/11/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Toàn văn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP)

    Sau đây là Tuyên bố chung của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP)
     
    1. Ở lần gặp gần nhất tại Hà Nội, Việt Nam ngày 21-5-2017, các bộ trưởng Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã tái khẳng định kết quả ý nghĩa về chiến lược, kinh tế đã ký từ Thỏa thuận TPP ở Auckland ngày 4-2-2016, nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao như một cách thức để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các thành viên, cũng như tạo ra cơ hội cho người lao động, gia đình, nông dân, doanh nhân và người tiêu dùng.
     
    2. Vào tháng 5, các bộ trưởng đã đề cao nhiệm vụ gắn kết với một tiến trình tiếp cận các lựa chọn, nhằm thúc đẩy một hiệp định toàn diện, chất lượng cao phải nhanh chóng thành hiện thực. Trong suốt nhiều tháng, các quan chức đã nỗ lực để đạt một kết quả cân xứng, trong đó duy trì những lợi ích đáng kể của TPP.
     
    3. Các bộ trưởng vui mừng thông báo đã đồng thuận các điểm cốt lõi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP). Các bộ trưởng đồng ý với các điều I và II, trong đó kết hợp các điều khoản của TPP, với ngoại lệ là một số điều khoản hạn chế vốn sẽ bị vô hiệu hóa Văn bản này cũng bao gồm một danh sách của bốn yếu tố cụ thể phục vụ cho việc tạo ra tiến trình bền vững, nhưng đặt nguyên tắc đồng thuận lên trước hết trong việc ký kết.
     
    4. Các bộ trưởng nhất trí rằng CPTPP giữ nguyên các tuyên chuẩn cao, tính cân bằng chung và tính liêm khiết của hiệp định TPP, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích thương mại và các lợi ích khác của tất cả các bên tham gia, và bảo toàn các quyền kiểm soát, bao gồm tính linh hoạt của các nước tham gia để đặt ra các ưu tiên về pháp lý và quản lý. Các bộ trưởng cũng khẳng định quyền của mỗi nước tham gia để bảo toàn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa của riêng mỗi nước. Các bộ trưởng cho rằng CPTPP phản ánh được khát vọng của các nước tham gia để thực hiện các kết quả của TPP.
     
    5. Các bộ trưởng xác nhận những công cụ pháp lý được đề xuất trong hiệp định CPTPP cho phép các bên tham gia chủ động hành động tại thời điểm thích hợp để đạt được các mục tiêu mà các bên cùng chia sẻ. Các bộ trưởng tái khẳng định CPTPP thể hiện cam kết của họ với mở cửa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, và tăng cường hộ nhập kinh tế khu vực.
     
    6. Về Điều 6 của CPTPP, các bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng quy mô của quá trình xem xét có thể mở rộng sang các đề xuất để sửa chữa CPTPP, phản ánh các tình huống có liên quan đến tình trạng của TPP.
     
    7. Ngoài ra, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các tài liệu đã ký kết bên lề giữa 11 nước tham gia TPP sẽ được giữ nguyên về mặt nguyên tắ, trừ khi các bên có liên quan quyết định ngược lại.
     
    8. Các bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các quan chức tiếp tục các hoạt động kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực để hoàn thành các điểm chưa đạt được đồng thuận, và xác minh pháp lý văn bản bằng tiếng Anh và các bản dịch, để chuyển bị hoàn thành văn bản cuối cùng cho việc ký kết.
     
    9. Các bộ trưởng công nhận mỗi quốc gia có thể theo đuổi các tình riêng tại nội bộ nước mình, bao gồm lấy ý kiến nhân dân, trước khi ký kết.
     
    Mời các bạn xem thêm tại file đính kèm bao gồm:
     
    - Tuyên bố chung của Hiệp định (bản tiếng Anh)
     
    - Mục lục của Hiệp định TPP 11 (bản tiếng Anh)
     
    - Danh mục các nghĩa vụ tạm hoãn thực thi của TPP (bản tiếng Anh và tiếng Việt)
     
    Chi tiết toàn văn Hiệp định sẽ được cập nhật sớm nhất đến các bạn. 
     
    7595 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/02/2018) tamcaominh (14/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485081   21/02/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Cập nhật bản tiếng Việt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP)

    Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
     
    KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 02 năm 2016 (sau đây gọi là “Hiệp định TPP”);
     
    HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệp định này và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;
     
    ĐÓNG GÓP nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế;
     
    THÚC ĐẨY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các Bên;
     
    TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực;
     
    KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng;
     
    HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia Hiệp định này;
     
    ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:
     
    Điều 1: Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
     
    1. Các Bên theo đây nhất trí rằng, theo các điều khoản của Hiệp định này, các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Aukland ngày 04 tháng 02 năm 2016 (“Hiệp định TPP”) được tích hợp, bằng cách tham chiếu, vào thành một phần của Hiệp định này với những sửa đổi phù hợp, ngoại trừ Điều 30.4 (Gia nhập), Điều 30.5 (Hiệu lực), Điều 30.6 (Rút khỏi) và Điều 30.8 (Lời văn xác thực).[1]
     
    2. Vì mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới ngày ký trong Hiệp định TPP được hiểu là ngày ký Hiệp định này.
     
    3. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa Hiệp định này với Hiệp định TPP thì khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng ở mức độ khác biệt đó.
     
    Điều 2: Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản
     
    Tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ tạm đình chỉ thực hiện các điều khoản quy định tại Phụ lục của Hiệp định, cho đến khi các Bên đồng ý kết thúc việc tạm đình chỉ thực hiện một hay nhiều hơn các điều khoản đó[2].
     
    Điều 3: Hiệu lực
     
    1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào cho giá trị nhỏ hơn, thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình.
     
    2. Đối với bất kỳ nước ký kết nào của Hiệp định này mà với nước đó Hiệp định chưa có hiệu lực theo khoản 1, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nước ký kết đó thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình.       
     
    Điều 4: Rút khỏi Hiệp định
     
    1. Bất kỳ Bên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản tới Cơ quan lưu chiểu. Bên rút khỏi Hiệp định sẽ đồng thời thông báo cho các Bên khác về việc rút khỏi Hiệp định thông qua các đầu mối chung được chỉ định tại Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc) của Hiệp định TPP.
     
    2. Việc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi một Bên gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu theo khoản 1, trừ khi các Bên đồng ý về một khoảng thời gian khác. Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực với các Bên còn lại.
     
    Điều 5: Gia nhập
     
    Kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
     
    Điều 6: Rà soát Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
     
    Bên cạnh Điều 27.2 của Hiệp định TPP (Các chức năng của Ủy ban), nếu việc có hiệu lực của Hiệp định TPP sắp xảy ra hoặc nếu Hiệp định TPP có xu hướng không thể có hiệu lực, các Bên, theo yêu cầu của một Bên, sẽ rà soát việc vận hành của Hiệp định này nhằm xem xét bất kỳ sự sửa đổi nào đối với Hiệp định này và các vấn đề có liên quan.
     
    Điều 7:  Các lời văn xác thực
     
    Các lời văn bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp của Hiệp định này có giá trị xác thực như nhau. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự không thống nhất nào giữa các lời văn này, lời văn tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
     
    Để làm chứng những người ký tên dưới đây, được ủy quyền chính thức bởi Chính phủ tương ứng của mình, đã ký Hiệp định này.
     
    PHỤ LỤC[3]     
     
    1. Chương 5 (Quản lý Hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại)
     
    Điều 5.7 (Hàng chuyển phát nhanh) – khoản 1 – điểm (f): câu thứ hai
     
    2. Chương 9 (Đầu tư)
     
    (a) Điều 9.1 (Định nghĩa)
     
    (i) định nghĩa thỏa thuận đầu tư bao gồm cả các chú thích từ 5 đến 9;
     
    (ii) định nghĩa chấp thuận đầu tư bao gồm các chú thích 10 và 11;
     
    (b) Điều 9.19 (Trình Khiếu kiện ra Trọng tài)
     
    (i) khoản 1:
     
    (A) điểm (a)(i)(B) bao gồm chú thích 31;
     
    (B) điểm (a)(i)(C);
     
    (C) điểm (b)(i)(B);
     
    (D) điểm(b)(i)(C);
     
    (E) đoạn cuối “với điều kiện nguyên đơn có thể trình theo điểm (a)(i)(C) hoặc (b)(i)(C) khiếu kiện về việc vi phạm thỏa thuận đầu tư chỉ khi vấn đề khiếu kiện và thiệt hại yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến đầu tư theo Hiệp định này được thành lập hoặc mua lại, hoặc được yêu cầu thành lập hoặc mua lại trên cơ sở thỏa thuận đầu tư liên quan”.
     
    (ii) khoản 2: toàn bộ khoản này bao gồm chú thích 32;
     
    (iii) khoản 3 – điểm (b): cụm “chấp thuận đầu tư hoặc thỏa thuận đầu tư”;
     
    (c) Điều 9.22 (Lựa chọn Trọng tài): khoản 5;
     
    (d) Điều 9.25 (Luật Áp dụng): khoản 2 bao gồm chú thích 35;
     
    (e) Phụ lục 9-L (Thỏa thuận Đầu tư): toàn bộ Phụ lục này
     
    3. Chương 10 (Thương mại Dịch vụ xuyên Biên giới)
     
    Phụ lục 10-B (Dịch vụ Chuyển phát nhanh):
     
    (a) khoản 5 bao gồm chú thích 13;
     
    (b) khoản 6 bao gồm chú thích 14
     
    4. Chương 11 (Dịch vụ Tài chính)
     
    (a) Điều 11.2 (Phạm vi điều chỉnh) – khoản 2 – điểm (b): cụm “Điều 9.6 (Tiêu chuẩn Đối xử Tối thiểu)” bao gồm chú thích 3;
     
    (b) Phụ lục 11-E: toàn bộ Phụ lục này
     
    5. Chương 13 (Viễn thông)
     
    Điều 13.21(Giải quyết Tranh chấp Viễn thông) – khoản 1: điểm (d) bao gồm tiêu đề “Xem xét lại” và chú thích 22
     
    6. Chương 15 (Mua sắm Chính phủ)
     
    (a) Điều 15.8 (Điều kiện Tham dự thầu): khoản 5 bao gồm chú thích 1;
     
    (b) Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) – khoản 2: cụm “Không muộn hơn ba năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định”[4]
     
    7. Chương 18 (Sở hữu trí tuệ)
     
    (a) Điều 18.8 (Đối xử Quốc gia): hai câu cuối của chú thích 4;
     
    (b) Điều 18.37 (Đối tượng có thể được Cấp bằng Độc quyền Sáng chế):
     
    (i) khoản 2: toàn bộ khoản này;
     
    (ii) khoản 4: câu cuối cùng;
     
    (c) Điều 18.46 (Điều chỉnh Thời hạn Bằng sáng chế do sự chậm trễ không lý do của Cơ quan cấp Bằng sáng chế): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 36 đến 39;
     
    (d) Điều 18.48 (Điều chỉnh Thời hạn Bảo hộ Sáng chế do bị rút ngắn bất hợp lý): toàn bộ Điều này bao gồm các chú thích từ 45 đến 48;
     
    (e) Điều 18.50 (Bảo hộ Dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc Dữ liệu bí mật khác): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 50 đến 57;
     
    (f) Điều 18.51 (Sinh phẩm): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 58 đến 60;
     
    (g) Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích từ 74 đến 77;
     
    (h) Điều 18.68 (Các biện pháp Công nghệ Bảo vệ Quyền (TPMs)): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 82 đến 95;
     
    (i) Điều 18.69 (Thông tin Quản lý Quyền (RMI)): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 96 đến 99;
     
    (j) Điều 18.79 (Bảo hộ Tín hiệu cáp và Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được Mã hoá): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 139 đến 146;
     
    (k) Điều 18.82 (Chế tài pháp lý và Khu vực an toàn): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích từ 149 đến 159;
     
    (l) Phụ lục 18-E (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này;
     
    (m) Phụ lục 18-F (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này
     
    8. Chương 20 (Môi trường)
     
    Điều 20.17 (Bảo tồn và Thương mại) – khoản 5: cụm “hoặc một luật áp dụng khác” bao gồm chú thích 26
     
    9. Chương 26 (Minh bạch hóa và Chống tham nhũng)
     
    Phụ lục 26-A (Minh bạch hóa và Công bằng thủ tục cho các Sản phẩm Dược phẩm và Thiết bị Y tế): Điều 3 (Công bằng về Thủ tục) bao gồm chú thích 11 đến 16
     
    10. Phụ lục II
     
    Biểu cam kết của Bru-nây Đa-rút-xa-lam – 14 – khoản 3: cụm “sau khi ký Hiệp định này”[5]
     
    11. Phụ lục IV
     
    Biểu cam kết của Ma-lai-xi-a – 3 và 4 – Phạm vi của Các biện pháp không phù hợp (sau đây gọi là “Phạm vi”): tất cả dẫn chiếu tới cụm “sau khi ký Hiệp định này”[6].
     
    [1] Để chắc chắn hơn, không điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ dành bất kỳ quyền nào cho một Bên không phải là Thành viên của Hiệp định.
     
    [2] Để chắc chắn hơn, bất kỳ thỏa thuận nào của các Bên trong việc kết thúc tạm đình chỉ thực hiện sẽ chỉ áp dụng đối với một Bên khi Bên đó đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
     
    [3]Để dễ hiểu Phụ lục này, các Bên đã sử dụng dấu hai chấm để diễn tả một hoặc các phần nội dung cụ thể của một điểu khoản được tạm đình chỉ.
     
    [4]Các Bên thống nhất rằng các đàm phán được quy định tại khoản 2 Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) sẽ được tiến hành không sớm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, trừ khi các Bên thống nhất khác. Các đàm phán đó sẽ được tiến hành theo yêu cầu của một Bên.
     
    [5]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn tới cụm “Bất kỳ biện pháp không phù hợp nào đã áp dụng hoặc duy trì” trong khoản này sẽ có nghĩa là bất kỳ các biện pháp không phù hợp đã được áp dụng hoăc duy trì sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
     
    [6]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Ma-lai-xi-a. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn chiếu trong Phạm vi tới:
     
    (a) “năm thứ nhất” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ nhất;
     
    (b) “các năm thứ hai và thứ ba” sẽ có nghĩa là các giai đoạn một năm thứ hai và thứ ba;
     
    (c) “năm thứ tư” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ tư;
     
    (d) “năm thứ năm” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ năm; và
     
    (e) “năm thứ sáu” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ sáu,
     
    tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Ma-lai-xi-a.
     
    Nguồn dịch: Bộ Công thương 
     
    Báo quản trị |  
  • #485324   23/02/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    CPTPP có thể ký ngay tháng 3/2018, đầu tư, thương mại Việt Nam hưởng lợi gì?

    Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được ký kết trong tháng 3/2018, tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường lớn trong khối như Australia, New Zealand, Mexico…
     
    Hiệu ứng tốt từ CPTPP
     
    Thông tin về việc CPTPP sẽ được ký trong tháng 3/2018 đã mang lại nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
     
    Đóng góp trên 30 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa của cả nước, các doanh nghiệp dệt may chờ đợi ngày CPTPP được ký kết. Ngay sau phiên họp cấp Trưởng đoàn đàm phán các nước tham gia CPTPP, các nước thống nhất sẽ tiến hành quá trình rà soát pháp lý cũng như hoàn tất các thủ tục nội bộ để chuẩn bị cho việc ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile.
     
    Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, một thực tế không thể phủ nhận là quy mô thị trường đã nhỏ hẳn đi khi không có Mỹ tham gia, song CPTPP vẫn là một hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng để các ngành hàng thúc đẩy xuất khẩu.
     
    “Thử tưởng tượng, TPP với 12 nước thành viên, đóng góp 40% GDP toàn cầu, nhưng khi Mỹ rút, chuyển thành CPTPP thì chỉ chiếm 26% GDP toàn cầu. Quy mô thị trường trong khối đã thu hẹp đáng kể, nhưng rõ ràng, có CPTPP vẫn còn lý tưởng hơn là không có một hiệp định nào thay thế”, ông Trường phân tích.
     
    Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn TBS nhận định, việc có FTA luôn thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả hơn. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp FDI đã vào Việt Nam đầu tư nhà máy để tận dụng cơ hội thị trường xuất khẩu do các FTA mang lại.
     
    “Bên cạnh đó, thông tin về kết thúc đàm phán và sớm ký kết CPTPP có thể thu hút thêm dòng vốn đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất ngành”, ông Thuấn nói.
     
    Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, dù CPTPP không có Mỹ và các lợi ích không cao như tính toán ban đầu, song thỏa thuận này sẽ có tác động lớn, như mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy cải cách thể chế, tạo ra sự thúc ép về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế.
     
    "Với sự tiến bộ, chắc chắn ảnh hưởng của nó sẽ không dừng lại ở 11 nước, mà trong tương lai, sẽ kéo các quốc gia khác tham gia. Thậm chí, ngay với Mỹ, chúng tôi vẫn tin là có cơ hội kéo nước này quay trở lại", Bộ trưởng Tuấn Anh kỳ vọng.
     
    Kỳ vọng vào thị trường Australia, Mexico, New Zealand…
     
    Các chuyên gia cũng như doanh nghiệp đều kỳ vọng, CPTPP sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước như Canada, Mexico hay Peru - những nước chưa ký kết FTA với Việt Nam.
     
    Với dệt may, giày dép, thủy sản, New Zealand và Australia được nhận định là 2 thị trường mới có sức tiêu thụ lớn.
     
    “Thị trường Australia là nơi mà dệt may hy vọng nhiều, bởi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới dừng ở 200 triệu USD/năm. Khi có CPTPP, kim ngạch 1 tỷ USD/năm sẽ không quá xa vời”, ông Trường nhận định.
     
    Ngành thủy sản cũng khả quan hơn khi các nước CPTPP hàng năm nhập khẩu gần 2 tỷ USD hàng thủy sản. Trong đó, Mexico đã trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam từ năm 2017, với kim ngạch đạt gần 15 triệu USD, tăng 66% so với năm 2016.
     
    Nguồn: Báo đầu tư

     

     
    Báo quản trị |