Tính thâm niên

Chủ đề   RSS   
  • #528455 17/09/2019

    Tính thâm niên

    Các Cựu chiến binh thuộc đối tượng theo quyết định 62/2011-QĐ-TTg tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội khi nghỉ hưu không được tính thâm niên công tác trong Quân đội, Như vậy thật bất công vì đã được cộng nối để tính Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Cơ quan bảo hiểm trả lời là không có quyết định "chuyển ngành" theo điểm a, khoản 3, điều 11, Nghị định số 33/2016/NĐ-CP trả lời như vậy đã thấu tình đạt lý chưa. Rất mong cộng đồng lên tiếng và luật sư tư vấn.

     
    3667 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoLaccb vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528612   20/09/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định: Người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu; Người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính như trên thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Trường hợp của bạn, đến thời điểm bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu, cơ quan BHXH sẽ căn cứ quá trình đóng BHXH và mức thâm niên được ghi nhận trên sổ BHXH, quy định của chính sách tại thời điểm bạn nghỉ hưu để giải quyết chế độ hưu trí.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019)
  • #548748   09/06/2020

    Tôi xin được cảm ơ Luật sư Nguyễn Thanh Tùng đã tư vấn

    Tôi xin hỏi cụ thể là Tôi đã tham gia quân đội có thâm niên 11 năm sau đó phục viên nghỉ ở nhà 4 năm 6 tháng, rồi tiếp trục tham gia đóng BHXH bắt buộc (đối tượng là Công chức khối Đảng đoàn thể), không phải là chuyển ngành từ Quân đội sang. Theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, Tôi được cộng nối thời gian tham gia quân đội và được tính thời gian tham gia BHXH bắt buộc như vậy thâm niên ở Quân đội Tôi có được tính để hưởng lương hưu không.

    Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình đã trả lời là không có Quyết định chuyển ngành thì không được hưởng thâm niên ở Quân đội, như vậy có đúng không. 

    Xin luật sư tư vấn tiếp, Xin cảm ơn Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoLaccb vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020)
  • #548863   10/06/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 1/1/1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

    “9. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

    a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

    b) Điểm a, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg  ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

    c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

    d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây được gọi tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg);

    đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

    e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độđối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

    g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.”

    Sau đó, Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLADTBXH được ban hành ngày 14/9/2007 quy định tại điểm a, Khoản 4, mục IV quy định:

    “Hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ có thời hạn rồi xuất ngũ ngay thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ứng với thời gian phục vụ tại ngũ để tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, hoặc bảo lưu trên sổ bảo hiểm xã hội chỉ tính từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (từ tháng 01/2007 trở đi)”

    Căn cứ quy định nêu trên, hiện nay pháp luật chỉ có quy định chế độ giải quyết đối với các trường hợp xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 và từ tháng  01/2007 trở đi. Còn đối với trường hợp của anh theo trình bày, anh xuất ngũ ngày 15/12/1993 thì thuộc đối tượng được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác..

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;