Tình huống về hợp đồng thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #350604 17/10/2014

    hakhietlinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tình huống về hợp đồng thương mại

    Mọi người giúp  em với ạ!!! Cảm ơn mọi người nhiều ạ!!!
     
     
    Ngày 1/ 10/2011, bà hương- giám đốc công ty CPTM M (ngành nghề kinh doanh là sản xuất hàng điện tử điện lạnh) gọi điện cho giám đốc công ty TNHH Hà Nội - Chợ Lớn (siêu thị HC) về việc bán 50.000 chiếc điều hòa với giá 3tr/chiếc giao hàng vào ngày 7/10/2011. Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, 2 bên đã thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC).
     
    Ngày 5/10/2011, do giá điều hòa trên thị trường tăng cao, bà Hương gửi công văn thông báo cho siêu thị HC về việc công ty M sẽ ko thực hiện hợp đồng trên, với lý do hợp đồng này vô hiệu hoàn toàn (do hợp đồng ko phải bằng hình thức văn bản). Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận nhưng công ty M ko thực hiện. Sau khi thương lượng ko thành, siêu thị HC đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam yêu cầu công ty M phải: (1) tiếp tục thực hiện hợp đồng, (2) bồi thường thiệt hại cho siêu thị HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính có được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị trường vào thời điểm nhận hàng), (3) yêu cầu công ty M nộp phạt 8% giá trị hợp đồng.
     
    Anh chị hãy cho biết, vụ kiện trên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào? Nêu quan điểm của anh chị về hướng giải quyết vụ việc này?
     
    64287 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hakhietlinh vì bài viết hữu ích
    thanhthao1009 (27/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350636   17/10/2014

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào bạn !

    Trước hết bạn nên nêu quan điểm của mình trước để mọi người cùng thảo luận. Mình xin góp ý một số ý kiến như sau:

    Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

    Những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được qui định tại Điều 18, Luật TTTM 2010, cụ thể:

    Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu viết:

    1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.

    2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

    4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. (Điều 16, Luật TTTM qui định, Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức khác như, thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;..... cũng được xem là văn bản)

    5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

    6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

    Như vậy, rõ ràng thảo thuận giải quyết bằng trọng tài trong trường hợp này là vô hiệu. Do đó, Khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài từ chối thụ lý yêu cầu giải quyết của các bên, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Từ đó, bạn xác định xem giao kết bằng lời nói (thông qua điện thoại) có được xem là một trong những hình thức giao kết hợp đồng không (Điều 25. LTM). Sau đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên để đưa ra quyết định về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (Đọc kỹ từ Điều 300 đến Điều 307 LTM).

    Bạn lưu ý: Chế tài phạt vi phạm giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt nhau về mức phạt vi phạm. Mức phạt theo Luật Thương mại 2005 các bên thoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi Bộ luật Dân sự 2005 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này. 

    Thân !

     

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #350643   17/10/2014

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Đây là bài tập tình huống, bạn đưa ra quan điểm các thành viên sẽ tư vấn cho bạn

    Theo quan điểm của tôi, chứng cứ trong TH này là HĐ mua bán tài sản bằng hình thức miệng. Như vậy có được tòa án chấp nhận và thụ lý hay không?.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #350738   17/10/2014

    hakhietlinh
    hakhietlinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    E cảm ơn những góp ý của mn ạ, lần sau e sẽ chú ý hơn ạ!!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #423267   29/04/2016

    TCHC_HQBC
    TCHC_HQBC

    Male
    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Không ai giải thích nốt nhỉ? 

    Theo tôi tìm hiểu thì như sau: 

    Điều 24, Luật Thương mại quy định: 

    Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

    1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

    2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

    Theo đó, hình thức hợp đồng do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp bắt buộc phải lập thành văn bản, ví dụ như các trường hợp phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: mua bán xe ô tô, nhà đất...

    Như vậy, Hợp đồng trên đã đảm bảo cấu thành!

    - Có sự đề nghị giao kết hợp đồng;

    - Có sự đồng ý, chấp nhận của hai bên. 

    Tiếp theo đó, nếu Toà án xử thụ lý vụ việc này, sẽ yêu cầu bên Công ty A phải tiếp tục cung cấp hợp đồng trên như theo thoả thuận ban đầu. (Nếu cấp đúng trong thời gian như thoả thuận, thì việc xử lý phạt 8% như điều 301 - Luật thương mại sẽ vô hiệu). 

    Với lập luận của Công ty A là Hợp đồng vô hiệu, cần lập bằng văn bản là không đủ chứng cứ và trái với Điều 24 - Luật thương mại. là do 2 bên tự thoả thuận, đối với mặt hàng hoá phổ thông, không cần đăng ký với nhà nước như xe ô tô, nhà đất...

     

    Mong các anh chị tiếp tục giải đáp. 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #443213   03/12/2016

    BiNguyen0202
    BiNguyen0202

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người tư vấn dùm em được không ạ? Em cám ơn.

    Ngày 20-9-2011, Công ty TNHH A của chúng tôi kí hợp đồng mua của công ty TNHH B 20.000 tấn hàng, giao hàng 12-2011. Tại điều 14 của hợp đồng các bên thỏa thuận: “Nếu bất kì bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường hợp bất khả kháng như: bão, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, núi lửa phun trào, chiến tranh, đình công, bạo lực của quần chúng, lệnh cấm của chính phủ, nhà máy SX đóng cửa thì được miễn trách nhiệm”.

    Đến hạn giao hàng chúng tôi đã nhiều lần gọi điện thoại nhắc bên B và bên B cũng đã cam kết giao hàng nhưng vẫn không giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    Ngày 20-12-2011, chúng tôi nhận được 1 “giấy chứng nhận bất khả kháng” từ bên B đối với hợp đồng số 02/11 (Là hợp đồng giữa bên B kí với bên thứ 3 cung cấp hàng hóa cho bên B kí ngày 04-07-2011). Ngày 20-06-2012, chúng tôi nhận bản photo “giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ 2 đề ngày 21-01-2012 của bên B gửi. Sau đó bên B gửi tiếp bản photo “giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ 3 đề ngày 05-05-2012. Hai “giấy chứng nhận bất khả kháng”, thứ nhất và thứ hai do Tham Tán thương mại của đại sứ quán của nước người cung cấp hàng cho bên B đóng trên lãnh thổ của bên B nơi cấp. “giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ 3, do ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế của nước người cung cấp hàng cho bên B cấp.

    Trong cả 3 giấy đều xác nhận “ ở nước cung cấp hàng hóa cho bị đơn bị mưa lớn và xảy ra lũ lụt, đường xá bị xụt lún, hư hỏng năng, không chở nguyên vật liệu vào nhà máy được và nhà máy cũng bị hư hỏng nặng ngừng sản xuất. Trường hợp này được coi là bất khả kháng. Nhà máy đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động trở lại và sẽ có thông báo về lịch giao hàng cụ thể sau”.

    Xin hỏi :  Việc bên B không giao hàng cho chúng tôi trong trường hợp này là đúng hay sai?

     
    Báo quản trị |  
  • #443196   03/12/2016

    nhabui95
    nhabui95

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống về luật thương mại

    Công ty TNHH K của chúng tôi có chức năng nhập khẩu các loại giấy in để cung cấp cho các công ty in trong nước, ngày 1-12-2016 chúng tôi nhận được công văn của công ty TNHH in và thiết kế H (qua đường Fax) yêu cầu chúng tôi cung cấp 250 tấn giấy in loại 1, quy cách in tạp chí, sản phẩm của Đài Loan. Giá mua đề nghị là 1,500USD/Tấn, ngày giao hàng 1-3-2016, địa điểm tại kho của công ty H. Vì vào thời điểm đó loại giấy của công ty H đề nghị không đủ nguồn cung nên công ty chúng tôi đã gửi văn bản trả lời (qua đường Fax) đề nghị số lượng là 200 tấn. Các yêu cầu khác không thay đổi. Sau khi nhận được công văn của chúng tôi công ty H đã có câu trả lời đồng ý, tuy nhiên, vào gần ngày giao hàng thì lượng giấy mà công ty H yêu cầu trở nên dồi dào nên chúng tôi đã gửi tiếp văn bản thứ 2 cho công ty H thông báo sẽ giao đủ 250 tấn giấy, ngày 1-3-2016 đoàn xe của công ty chúng vận chuyển 250 tấn giấy đến kho của công ty H thì công ty H trả lời không nhận hàng với lý do công ty không đồng ý với đề nghị thay đổi số lượng giấy mua bán từ 200 tấn lên 250 tấn. Do không chuyển hàng vào kho nên chiều ngày 1-3-2016 mưa lớn làm hư hỏng 100 tấn giấy. xin hỏi công ty H có phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này không? Chúng tôi phải làm gì để bảo vệ lợi ích của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #447711   23/02/2017

    hahoangchuong
    hahoangchuong

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mọi người hộ em nhanh với ạ: Nhanh voi các anh oi

     

         Công ty TNHH A có tru sở tại Hà Nội (bên A) ký với Chi nhánh công ty Nam Định (bên B). Hợp đồng số 50/HĐTM, ngày 01/01/2015

         Theo hợp đồng , bên B giao cho bên A 300 chuếc đỉnh đồng với giá 6 triệu/chiếc. Bên B có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng tại kho bên A theo địa chỉ đã chỉ định cụ thể tại Hà Nội trước 12 giờ ngày 25/6/201

         Bên A thanh toán cho bên B chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Tiền phạt cho vi phạm hợp đồng là 15% giá trị hợp đồng vi phạm, không có thoả thuận về giải quyết tranh chấp.

         Ngày 28/6/2015 bên B mới giao hàng cho bên A vì lý do Hà Nội bị ngập lụt, xe không thể tiếp cận được kho bên B cho đến 12 giờ ngày 28/6/2015

         Bên A yêu cầu bên B nộp phạt do vi phạm hợp đồng là 200 triệu. sau đó bên A cũng không thanh toán tiền hàng, bên B yêu cầu bên A thanh toán tiền hàng và bồi thường số tiền theo lãi suất trả chậm theo quy định Ngân hàng Nhà nước là 7%/ năm

     Hỏi: Bên B có được trách nhiệm bồi thường vì giao hàng chậm không? Vì sao?

    Toà án nào sẽ thụ lý vụ kiện nếu bên A hoặc bên B khởi kiện

    Thời hiệu khởi kiện vụ án này như thế nào

    Quan điểm về kết quả vụ án

        

    Cập nhật bởi hahoangchuong ngày 24/02/2017 10:41:20 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hahoangchuong vì bài viết hữu ích
    xalienvu (03/10/2017)
  • #543318   09/04/2020

    Vyvy1402
    Vyvy1402

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    E CẦN MỌI GIẢI ĐÁP GIUP E VỚI Ạ

        Công ty TNHH VITECO, trụ sở tại huyện K, tỉnh H, có chức năng sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (gọi là bên B), trụ sở tại quận T, thành phố Hà Nội, có chức năng kinh doanh vật liệu xây dựng.

        Ngày 03/06/2017, Bên A do bà Thơm, phó Giam đốc làm đại diện ký hợp đồng bằng văn bản số 01/HD với bên B do ông Tố là phó Giam đốc công ty làm đại diện, có ủy quyền của ông Quang, Giam đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo hợp đồng, bên A bán cho bên B gạch bê tông lát nền. Hợp đồng có một số nội dung như sau:

           *Tên hàng: Gạch Beetong lát đường.

           * Số lượng: 300 viên.

           * Thời hạn giao hàng: đợt 1: 100.000 viên vào ngày 7/7/2009; đợt 2: 200.000 viên vào ngày 15/7/2017.

            * Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hóa và trước khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua;

            * Phạm hợp đồng (i) hàng giao không đúng chất lượng : phạt 8% giá trị hợp đồng ; (ii) Giao hoặc nhận hàng chậm: 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho những đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.

            * Giai quyết tranh chấp: Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.

      Câu hỏi 1: Hợp đồng số 01/HĐ nói trên là loại hợp đồng nào? Nêu đặc điểm của hợp đồng đó.

       Câu hỏi 2: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ nói trên.

          Tình tiết bổ sung

       Ngày 10/06/2017, ông Quang nhân danh bên B gửi công văn yêu cầu hủy hợp đồng số 01/HĐ, với lí do hợp dồng số 01/HĐ không có giá trị và thiếu điều khoản chất lượng, giá cả và địa điểm giao nhận hàng. Bên A phản đối yêu cầu bên B và yêu cầu bên B phải thực hiện hợp đồng theo thỏa mãn.

       Câu hỏi 3: Yêu cầu bên B có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không ? Tại sao? 

           Tình tiết bổ sung     

          Ngày 16/06/2017, hai công ty, với thành phần đại diện như khi kí hợp đồng ngày 03/06/2017, đã thỏa thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với những điều khoản sau: chất lượng theo mẫu hàng; đơn giá 2.500đ/viên; tổng giá trị hợp đồng: 750.000.000 đồng. 

          Do đó gạch lát bê tông thị trường tăng cao, ngày 26/06/2017 ông Hà, Giam đốc kiêm  chủ tịch HĐTV của bên A gửi công văn thông báo cho bên B với nội dung không chấp nhận hợp đồng và và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng số 01/HĐ, vì người đại diện bên A ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền (hợp dồng này do phó giám đốc ký không có giấy ủy quyền của giám đốc). Bên B gửi công văn phản đối yêu cầu hủy hợp đồng của bên A), vì trước khi ký hợp đồng số 01/HĐ, ông Hà đã chấp nhận (qua điện thoại) để bà Thơm đại diện cho bên A ký hợp đồng số 01/HĐ với bên B.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vyvy1402 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/04/2020)
  • #573544   12/07/2021

    Nhờ mọi người giúp e với ạ!

    Ngày 15/04/2020 Công ty A tại Việt Nam gửi thư chào hàng để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước viên đến Công ty B tại Singapore như sau:

    • Tên hàng: Quặng Niken; Số lượng: 3.000 tấn; Giá: 10.795 USD/Tấn.
    • Thời gian giao hàng: từ ngày 15/06/2020 đến 15/10/2020.
    • Giao hàng theo điều kiện CIF cảng Singapore (Incoterms 2010)

    Ngày 25/08/2020 A nhận được chấp nhận chào hàng của B trong đó có sửa điều khoản thanh toán cước “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê tàu” trong bản hợp đồng gốc.

    Ngày 12/10/2020, tàu cập cảng, A thông báo cho B nhận hàng. Tuy nhiên, B không nhận hàng từ phía người vận tải, vì lý do bất khả kháng do lệch cấm nhập khẩu quặng Niken của Chính phủ Singapore đưa ra ngày 01/08/2020 và yêu cầu được miễn trách nhiệm.

    A phải lưu kho hàng hóa đến ngày 25/10/2020 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho Công ty C tại Thái Lan với giá 10.000 USD/tấn.

    A kiện B ra tòa án và yêu cầu B bồi thường thiệt hại bao gồm: Chi phí lưu kho, bản quản 13 ngày; chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng Thái Lan; chênh lệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho công ty C là 795 USD/tấn hàng

    • Yêu cầu
    1. Trong trường hợp trên chấp nhận chào hàng của Công ty B có hiệu lực không? Nếu có thì hợp đồng được ký kết ngày nào?
    2. B có phải bồi thường không? Vì sao? Và phải bồi thường những khoản nào?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lehuyentchc2018@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/07/2021)