Tính huống pháp lý doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #192713 10/06/2012

    Serlome00

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính huống pháp lý doanh nghiệp

    1. Người đại diện doanh nghiệp xin ra nước ngoài chữa bệnh, ủy quyền cho con ruột có quốc tịch Mỹ làm Giám đốc điều hành trong thời gian vắng mặt (quyết định ủy quyền không ghi thời hạn ủy quyền). Quyết định ủy quyền ghi: "được ủy quyền lại cho người khác nhưng không quá thời hạn ủy quyền". Đến nay, Quyết định ủy quyền đã ban hành quá 1 năm kể từ ngày ký. Tôi xin hỏi:
    1. Ủy quyền đó (cho người có quốc tịch Mỹ) có phù hợp pháp luật Việt Nam không?
    2. Nếu ủy quyền phù hợp thì đến thời điểm này (quá 1 năm kể từ ngày ban hành) nó có còn giá trị pháp luật không? Tại sao?
    3. Nếu ủy quyền không còn hiệu lực thì các giao dịch được ký từ sau thời điểm đó, pháp luật giải quyết thế nào?
    2.Đến nay đã quá thời hạn được phép ở nước ngoài chữa bệnh nhưng người ủy quyền chưa về và người được ủy quyền vẫn đang điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang nợ nhiều ngân hàng không có khả năng thanh toán, giá trị doanh nghiệp bằng khoảng 2/3 so với nợ phải trả. Chủ doanh nghiệp đang ở nước ngoài tiếp tục ký giấy ủy quyền cho người khác ở trong nước thay mặt mình xúc tiến các thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp cho người khác tiếp quản, trở thành người đại diện theo pháp luật, vây tôi xin hỏi:
    1. Người được ủy quyền lại có quyền điều hành doanh nghiệp trong lúc này không?
    2. Đang ở nước ngoài nhưng ký giấy ủy quyền mà không thông qua lãnh sự quán có hợp lệ không? Tại sao?
    3. Nếu ủy quyền đó hợp lệ, trong trường hợp này việc chuyển nhượng doanh nghiệp cần có những điều kiện gì? Cần xử lý thế nào cho phù hợp?
    Kính mong Luật sư tư vấn cụ thể theo các căn cứ pháp luật hiện hành. Xin trân trọng cám ơn!

     
    12773 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #192847   11/06/2012

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    1.1 Có quyền ủy quyền cho bất kỳ người nào, vì vậy ủy quyền trên là hợp pháp
    1.2 không ghi thời hạn nên vẫn còn giá trị

    2.1 Căn cứ nội dung ủy quyền lại, nếu hợp lệ thì họ có quyền điều hành doanh nghiệp
    2.2 giấy ủy quyền chỉ mang tính chất nội bộ do vậy không cần hợp pháp hóa cũng được
    2.3 chuyển nhượng mỗi loại hình sẽ khác nhau!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    Serlome00 (13/06/2012)
  • #193318   13/06/2012

    Serlome00
    Serlome00

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin Luật sư vui lòng nói rõ hơn quy định của Pháp luật về nội dung uỷ quyền hợp lệ. Xin chân thành cám ơn Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #194092   15/06/2012
    Được đánh dấu trả lời

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    tốt nhất anh cung cấp yêu cầu của anh tôi sẽ hướng dẫn, chứ nói về lý thuyết rất dài dòng mất thời gian!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    Serlome00 (28/06/2012)
  • #197193   28/06/2012

    Serlome00
    Serlome00

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cụ thể là tôi muốn luật sư tư vấn để viết giấy uỷ quyền theo tình huống nêu trên luôn, hình thức và nội dung như thế nào cho phù hợp với pháp luật (đồng thời giải thích căn cứ pháp luật để tôi nắm được). Xin cám ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #199184   06/07/2012

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    em vui lòng nghiên cứu thêm tại điều 581 đến điều 589 bỘ luật dân sự Việt nam năm 2005 để có thể tự soạn thảo hợp đồng ủy quyền

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    Serlome00 (17/07/2012)
  • #202674   22/07/2012

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn

    1. Người đại diện doanh nghiệp xin ra nước ngoài chữa bệnh, ủy quyền cho con ruột có quốc tịch Mỹ ...

    - 1. Ủy quyền đó (cho người có quốc tịch Mỹ) có phù hợp pháp luật Việt Nam không?

    => Việc uỷ quyền này hoàn toàn hợp pháp, bởi hiện tại, chưa thấy có bất cứ quy định pháp luật Việt Nam nào cấm việc uỷ quyền cho cá nhân là người nước ngoài.


    - 2. Nếu ủy quyền phù hợp thì đến thời điểm này (quá 1 năm kể từ ngày ban hành) nó có còn giá trị pháp luật không? Tại sao?

    => Hoàn toàn có thể còn giá trị pháp lý.

    Bởi lẽ, Giấy uỷ quyền ko ghi rõ thời hạn uỷ quyền, có nghĩa là việc uỷ quyền được thực hiện trong một thời hạn hợp lý, hoặc cho đến khi có một văn bản uỷ quyền thay thế, hoặc văn bản huỷ uỷ quyền.

    Thời gian hợp lý ở đây có thể được hiểu là thời gian để ông Giám đốc chữa bệnh, hoặc một thời hạn bất kỳ khác mà ông Đại diện theo pháp luật ko thể thực hiện hoặc không muốn trực tiếp thực hiện việc làm ng đại diện theo pháp luật bởi những lý do phù hợp với điều lệ Công ty và pháp luật ko cấm.

    - 3. Nếu ủy quyền không còn hiệu lực thì các giao dịch được ký từ sau thời điểm đó, pháp luật giải quyết thế nào?

    Nếu việc uỷ quyền ko còn hiệu lực, thì đương nhiên những giấy tờ, giao dịch ký sau khi hết thời hạn uỷ quyền, thì đương nhiên bị vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những j đã nhận, bên nào có lỗi phải bồi thường cho các thiệt hại phát sinh.


    2.Đến nay đã quá thời hạn được phép ở nước ngoài chữa bệnh nhưng người ủy quyền chưa về và người được ủy quyền vẫn đang điều hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang nợ nhiều ngân hàng không có khả năng thanh toán, giá trị doanh nghiệp bằng khoảng 2/3 so với nợ phải trả. Chủ doanh nghiệp đang ở nước ngoài tiếp tục ký giấy ủy quyền cho người khác ở trong nước thay mặt mình xúc tiến các thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp cho người khác tiếp quản, trở thành người đại diện theo pháp luật, vây tôi xin hỏi:

    - 1. Người được ủy quyền lại có quyền điều hành doanh nghiệp trong lúc này không?

    => Việc uỷ quyền lại vẫn được coi là hợp pháp khi pháp luật không cấm và nó không trái với Điều lệ Công ty.

    Cũng tức là, người được uỷ quyền lại có quyền điều hành doanh nghiệp trong thời điểm này.

    Khi đó, Người uỷ quyền vẫn là ng chịu hoàn toàn trách nhiệm với vai trò là ng đại diện theo pháp luật của công ty. Người được uỷ quyền lại vẫn chỉ là thực hiện với tư cách được uỷ quyền, hoàn toàn ko phải chịu trách nhiệm khi thực hiện các công việc được uỷ quyền.

    - 2. Đang ở nước ngoài nhưng ký giấy ủy quyền mà không thông qua lãnh sự quán có hợp lệ không? Tại sao?

    Nếu điều lệ hoặc quy định của công ty ko quy định việc uỷ quyền của ng đại diện theo pháp luật phải được chứng thực chữ ký, hoặc công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền, thì việc uỷ quyền này là hoàn toàn có giá trị pháp luật mà ko cần phải thông qua lãnh sự.

    Pháp luật không quy định bắt buộc giấy uỷ quyền quản lý doanh nghiệp phải thông qua chứng thực chữ ký hay công chứng.

    Tuy nhiên, thực tế, các bản giấy uỷ quyền ko thông qua công chứng, chứng thực thường rất ít được cơ quan nhà nước công nhận sử dụng bởi yếu tố khó xác định tính chính xác của giấy tờ.


    - 3. Nếu ủy quyền đó hợp lệ, trong trường hợp này việc chuyển nhượng doanh nghiệp cần có những điều kiện gì? Cần xử lý thế nào cho phù hợp?

    Lưu ý, việc chuyển nhượng doanh nghiệp phải được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp - thay đổi toàn bộ các thành viên công ty, hoặc cổ đông công ty, hoặc chủ sở hữu công ty.

    Việc chuyển nhượng doanh nghiệp như bạn nói, nếu theo đúng nghĩa như tôi nói ở trên, thì việc chuyển nhượng này, người được uỷ quyền cũng được coi là ng đại diện và ký các giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp.

    Việc chuyển nhượng này chính xác chỉ là sự chuyển nhượng cổ phần, hoặc phần vốn góp trong công ty, vì thế điều kiện của nó đơn giản chỉ là các cổ đông, hoặc các thành viên HĐTV, các đồng chủ sở hữu công ty chấp thuận là có thể chuyển nhượng được.

    Khi đó, ng được uỷ quyền sẽ thay người uỷ quyền thực hiện các giao dịch, ký kết các giấy tờ, hợp đồng, biên bản, thông báo thay đổi cổ đông, thành viên... lên cơ quan có thẩm quyền.

    ---------

    Về các căn cứ văn bản luật hiện hành, bạn chịu khó tự tìm hiểu.

    Xin lưu ý với bạn rằng;

    - 1. Dân được làm những gì pháp luật không cấm;

    - 2. Không phải bất cứ vấn đề nào Luật cũng quy định rõ, mà cần thiết phải hiểu quy định của pháp luật dựa trên tinh thần của pháp luật, và cũng có thể dựa trên sự xâu chuỗi của nhiều quy định pháp luật khác nhau để đưa ra kết luận về 1 vấn đề pháp luật điều chỉnh.

    Chúc bạn thành công,

    Trân trọng!

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    VIETBANK.HO (14/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977