Tìm hiểu về nguyên tắc "bất trùng khả tố"

Chủ đề   RSS   
  • #58773 26/08/2010

    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm hiểu về nguyên tắc "bất trùng khả tố"

    Mình đang tìm hiểu về nguyên tắc "bất trùng khả tố". Hiện tại mình chỉ mới hiểu một cách rất sơ khai về nội dung của nguyên tắc này: một người không thể bị khởi tố 2 lần về cùng 1 tội. Và nguyên tắc này ko có trong pháp luật Việt Nam. Mình muốn hiểu sâu hơn nữa. Các bạn có hiểu biết gì cùng chia sẻ với mình nhé. Thanks

    Nothing is impossible

     
    22249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58819   27/08/2010
    Được đánh dấu trả lời

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Trong hoạt động hàng ngày một vấn đề cũng không thể có 2 quyết định, nếu có thì quyết định sau sẽ có hiệu lực và thay thế cho quyết định truớc. Về việc không trùng quyết định vì mọi cơ qua điều tra khi ra quyết định khởi tố đều phải gửi cho viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Tham khảo điều 104 bộ luật tố tụngn hình sự dưới đấy :

    Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

    1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.

    Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.

    Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

    2. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và họ tên, chức vụ người ra quyết định.

    3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.

    Cập nhật bởi manhtamvt ngày 27/08/2010 09:59:47 AM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #58908   27/08/2010
    Được đánh dấu trả lời

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chắc bạn #0072bc;">BichVan_HLU nhầm vì đây là nguyên tắc căn bản trong ngành tư pháp. Bạn dùng hán ngữ chi cho khó hiểu, đơn giản nó là nguyên tắc một người không thể bị xét xử hoặc xử phạt hai lần cho cùng một hành vi vi phạm.

     Ví dụ nếu một người đã bị xử lý vi phạm hành chính thì không thể bị khởi tố về hành vi vi phạm đó. Hoặc khi đã bị khởi tố thì việc xử lý vi phạm hành chính phải dừng lại. Tương tự tòa không thể xử một người hai lần về một hành vi vi phạm nào đó (Trừ trường hợp luật có qui định về việc tách thành hai tội riêng khác nhau ví dụ như cướp hiếp sẽ bị xử thành hai tội).

    Việt Nam mình cũng áp dụng nguyên tắc này đó chứ.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:31:44 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #58950   28/08/2010

    BichVan_HLU
    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn manhtamvt và Unjustice. Xin cho mình hỏi thêm trường hợp dưới đây có được coi là 1 ví dụ của: "Bất trùng khả tố" (double jeopardy) hay ko?
    "1. Chuyện xảy ra tại một gia đình người Anh. Người vợ trẻ tội nghiệp đem lòng si mê một người đàn ông làng bên. Thị xin chồng li hôn để có thể đến với người tình của mình một cách chính thức nhưng người chồng nhất định không đồng ý.

    Trong lúc quẫn trí và vì tình yêu mù quáng, hai người tình vụng dại đã lập ra một kế hoạch hoàn hảo. Người vợ dựng lên hiện trường của một vụ giết người với ba ngón tay được chặt đi và máu me lênh láng trong vườn. Rồi thị bỏ trốn cùng người tình của mình, họ sang một thành phố khác sinh sống.

    2. Cho dù không đầy đủ chứng cớ, thẩm phán vẫn kết tội người chồng là đã giết hại vợ mình. Người chồng ấm ức lĩnh án 25 năm tù. Thời gian trôi đi thật nhanh. Hết hạn tù, việc đầu tiên anh làm là bắt đầu đi một vòng thành phố. Ngày chủ nhật tàu vắng vẻ, trên toa chỉ có anh và một người phụ nữ nữa. Cho dù người phụ nữ trùm khăn kín mặt nhưng đôi mắt lộ ra anh vẫn thấy có nét quen quen. Và khi trời nóng quá, thị bỏ găng ra để lau mồ hôi, bàn tay để lộ ra ba ngón cụt, anh chồng hiểu hết đầu đuôi câu chuyện.

    "Con mụ vợ gian ác kia. 25 năm tao ngồi tù để mày vui thú với ai?" Chỉ kịp hét lên một câu căm hờn như thế và anh chồng chồm đến, bóp cổ vợ cho đến khi thị tắt thở.

    Cảnh sát có mặt tại hiện trường kịp thời và áp giải người chồng dã man về đồn. Tuy nhiên chỉ sau 20 phút thẩm tra, người chồng lại hồn nhiên đi trên phố. Người ta đã áp dụng "double jeopardy" để thả tự do cho anh, một người không bị kết án hai lần cho cùng một tội."

    Nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #58957   28/08/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


       cái ví dụ có vấn đề rùi...!!!!
       Nếu sự việc như thế thì ông chồng phải ở tù lần hai.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #58962   28/08/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo mình đấy là ví dụ ở Anh thế nào chứ, với tình tiết như vậy lần đầu chưa có đầy đủ căn cứ để khép tội giết người.

     Giả thiết trên là đúng thì khi giết người lần 2 vẫn bị khởi tố để cơ quan điều tra vào cuộc, xác định bị hại ... sau đó sẽ ra tòa xét xử, còn tuyên vô tội hay không thuộc về phần việc của tòa án.

    Cũng có thể tòa sẽ tuyên vô tội với bản án trước và đền bù, bản án sau lại được thi hành bình thường.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:33:32 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:32:42 PM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #58967   28/08/2010

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    manhtamvt:

     "Cũng có thể tòa sẽ tuyên vô tội với bản án trước và đền bù, bản án sau lại được thi hành bình thường" ???
    Theo như mình biết thì PL VN chưa có quy định cụ thể cho trường hợp ở ví dụ trên, hay tương tự như thế? Ví dụ của bạn BichVan đưa ra thật hay! mọi người tiếp tục cho ý kiến hẻn.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:34:21 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #58971   28/08/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Nhưng dù sao cũng không thể thẩm tra nhanh như vậy để thả người, lục lại hồ sơ cũ xác đinh bị hại mà để làm được những việc đó đương nhiên phải khởi tố vụ án . Mà đã khởi tố thì phải ra tòa. hoặc có quyết định không khởi tố, để kết thúc việc này có lẽ cũng phải đi toi cả năm.

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #58982   28/08/2010
    Được đánh dấu trả lời

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Nguyên tắc "bất trùng khả tố" (double jeopardy) là một nguyên tắc có thật, được Luật hình sự Mỹ và một số nước phương Tây ghi nhận. Đặc điểm nổi bật và cơ bản của nguyên tắc này là "Một hành vi phạm tội không bị xử lý hai lần" chứ không phải là "không thể bị khởi tố 2 lần về cùng 1 tội" như cách hiểu của bạn #0072bc;">BichVan_HLU; cũng không phải là "mọi quyết định khởi tố đều phải gửi cho VKS" như bạn #0072bc;">manhtamvt; càng không phải là "một người đã bị xử lý vi phạm hành chính thì không thể bị khởi tố về hành vi vi phạm đó" như #0072bc;">Unjustice.

     Ví dụ mà bạn BichVan_HLU đưa ra có vẻ gần giống với nội dung bộ phim cùng tên Double jeopardy và là một ví dụ điển hình của nguyên tắc này. Theo đó thì ở các nước áp dụng nguyên tắc này sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông chồng nữa.

     Tuy nhiên đó chỉ là ví dụ, còn trong thực tế để tha bổng cho ông chồng cũng không đơn giản và nhanh chóng đến vậy như ý kiến của manhtamvt. Mà người ta phải lật lại hồ sơ vụ án trước và mở một phiên toà để tuyên bố ông chồng không phạm tội vào thời điểm đó. Đồng thời mở một phiên toà khác (sau khi đã điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ) để xét xử hành vi sau và tuyên bố ông chồng phạm tội giết người.

     Thông thường trong trường hợp này, Toà sẽ kết án mức án bằng mức án mà ông chồng đã chịu trước đó và trả tự do cho ông ta ngay tại phiên toà.

    Ở Việt Nam, nguyên tắc này không được ghi nhận một cách triệt để. Ví dụ một người bị kết án 3 năm tù về tội "Vô ý làm chết người" theo điều 98 BLHS. Sau khi đã chấp hành xong hình phạt mới phát hiện người đó thực hiện hành vi không phải do lỗi vô ý mà là lỗi cố ý nên tội phạm phải là "Giết người" theo điều 93 BLHS thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử lại theo thủ tục tái thẩm.

     Còn với ví dụ cụ thể BichVan_HLU đã nêu mà xảy ra ở nước ta thì chắc các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải rất đau đầu về hướng xử lý. Và các nhà làm luật thì còn đau đầu hơn với việc sửa đổi, bổ sung luật.
    Vài ý kiến trao đổi cùng các bạn!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:36:12 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #59000   28/08/2010

    BichVan_HLU
    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Như vậy, theo BachThanh thì nguyên tắc này chưa được thừa nhận trong pháp luật VN đúng ko?
    Các bạn có thể góp vài ví dụ nữa để mình hiểu thêm về nguyên tắc này được ko?
    Và cũng cho mình hỏi thêm là: vẫn là ví dụ mình đưa ra, nhưng trong trường hợp là người chồng ngay từ đầu là cố ý giết người vợ nhưng vì 1 lý do nào đó người vợ ko chết điều đó cũng đồng nghĩa với việc lần kết án thứ nhất người chồng không bị oan thì có áp dụng nguyên tắc này để trả tự do cho người chồng trong lần gây án sau được ko?

    Nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #59005   28/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có chứ bạn. Tôi viết thế này cơ mà: "Ở Việt Nam, nguyên tắc này không được ghi nhận một cách triệt để". Có nghĩa là nó không được vận dụng theo cách như bạn đã nêu trong ví dụ ở Anh.

    Theo tôi, nếu trường hợp đó xảy ra ở VN, bản án sẽ bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Vì rõ ràng việc phát hiện ra sau 25 năm người vợ vẫn còn sống là tình tiết mới làm thay đổi hoàn toàn nội dung vụ án. Vụ án sẽ được xét xử sơ thẩm lại và tuyên người chồng không phạm tội giết người, đồng thời phải khôi phục lại toàn bộ quyền lợi cho anh ta (nếu có).

     Nếu anh ta có đơn yêu cầu bồi thường theo Nghị quyết 388 (từ 01/01/2010 được thay thế bằng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) thì Toà án phải giải quyết bằng con đường thương lượng. Thương lượng không thành thì anh ta có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Còn với hành vi giết người thực sự đó, anh ta vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Và sẽ không có chuyện kết án anh ta bằng mức án trước đây để trả tự do luôn tại phiên toà mà anh ta vẫn phải chấp hành hình phạt theo quyết định của bản án.

    Cái tình huống bạn vừa bổ sung sao mà mâu thuẫn thế. Anh ta cố ý giết vợ nhưng vì lý do nào đó mà vợ không chết thì anh cũng đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xử lý về tội "Giết người" trong trường hợp phạm tội chưa đạt chứ sao lại bị kết án oan được.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:37:17 PM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 03/09/2010 11:05:22 PM Luật áp dụng

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #59058   30/08/2010

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Mình cũng có cùng quan điểm như BachThanhDC về cách giải quyết đó.

     Nhưng ý kiến cá nhân mình, mình nghĩ như thế thì bất công cho người chồng quá. Vì 1 phán quyết sai lầm, lấy đi 25 năm tuổi đời của 1 con người. Sau đó nói rằng: "lần trước tui sai, tui lỡ bỏ tù nhầm a, giờ tui xin lỗi, tui sẽ khôi phục lại toàn bộ quyền lợi cho a, bồi thường cho a theo pháp luật. Còn giờ a chịu khó ở trong tù thêm 25 năm nữa nhé!"

     Mình trộm nghĩ, hay ta dùng biện pháp "cấn trừ" nhỉ?!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:43:14 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59062   30/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào songvu! Lâu ngày quá! À mà quên, bạn là em gái của songvu chứ nhỉ?

    Cái biện pháp "cấn trừ" của bạn xem ra thật hợp tình. Nhưng khổ nỗi pháp luật hình sự Việt Nam có cho phép đâu.

    Vậy nên mới có ý kiến cho rằng hầu hết các phán quyết của Toà án nước mình về hình sự thường ĐẠT LÝ nhưng chưa THẤU TÌNH. Xem ra cũng chẳng sai.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:43:48 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #59064   30/08/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn #0072bc; font-size: 13px;">BachThanhDC !

    Dĩ nhiên mình biết là nguyên tắc bất trùng khả tố là nguyên tắc bắt nguồn từ xét xử trong tòa án theo đó "một người không thể bị xét xử cho một tội phạm mà người đó đã bị xét xử"  

    Vì bạn  #0072bc; font-size: 13px;">BichVan_HLU thắc mắc về việc áp dụng nguyên tắc này ở VN nên mình mới mở rộng ra cho lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính cho bạn dễ hiểu nguyên tắc trên theo đúng nghĩa đen của nó. Chứ còn việc áp dụng nguyên tắc này trong xét xử tòa án ở mỗi quốc gia là khác nhau nên rất khó sử dụng để giải thích vì nó liên quan đến phạm vi áp dụng cũng như thủ tục tố tụng.

    Còn về nội dung vụ án bạn #0072bc; font-size: 13px;">BichVan_HLU nêu thì cái đó chỉ có trong phim ảnh thôi bạn ạ còn thực tế áp dụng thì không đúng như vậy đâu. Ở VN mỗi tội phạm dù là có cùng kết quả (ví dụ giết người) khi xét xử cũng phải căn cứ theo tình tiết, hoàn cảnh, cách thức thực hiện để tòa đưa ra mức án phù hợp vì vậy nếu áp dụng nguyên tắc này thì cũng không đến mức triệt để như thế đâu. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #59068   30/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     Chào bạn Unjustice!

    Mình hiểu ý bạn rồi.

    Còn về cái ví dụ của BichVan_HLU thì mình cũng có ý kiến như bạn còn gì. Ở nước ngoài giải quyết khác, ở VN giải quyết khác. Lần đầu anh ta bị kết án oan sai thì nhà nước có trách nhiệm minh oan, bồi thường, khắc phục mọi hậu quả cho anh ta. Còn lần sau anh ta thực sự thực hiện hành vi giết người thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình thôi.  
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:44:44 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #59307   31/08/2010

    BichVan_HLU
    BichVan_HLU

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của mọi người đã giúp cho mình hiểu hơn về nguyên tắc này.

    Vừa rồi đọc bài viết của songvu có nhắc đến "cấn trừ". Vậy ai có thể giải thích hộ mình thuật ngữ này ko ạ?

    Vì mới chỉ là sinh viên nên còn rất nhiều non yếu trong kiến thức pháp luật.

    Mong mọi người bỏ quá cho và giúp đỡ ạ.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:55:11 PM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:54:49 PM

    Nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #59327   01/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trời đất! "Cấn trừ" có phải là thuật ngữ pháp lý đâu bạn, nó chỉ là một thuật ngữ dùng trong đời sống sinh hoạt thôi mà. Nó cũng không thông dụng lắm đâu, chỉ mấy anh có họ hàng với "bác thằng bần" hay dùng.

    Ví dụ cho bạn nhé: tôi cho bạn vay 100.000 đòng. Đến lúc tôi và bạn cùng "sát phạt" nhau trong một chiếu bạc. Bạn ăn của tôi 100.000 đồng nhưng tôi không trả bằng tiền mặt mà trừ vào khoản bạn vay tôi luôn. Thế gọi là "cấn trừ" đấy.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:55:37 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #59489   03/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chắc phải nhờ BachThanhDc mở chuyên mục giải đáp thuật ngữ pháp lý đấy nhỉ.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61668   21/09/2010

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Ừh, BachThanhDC nói đúng ý songvu rồi đó!

     Rất vui được trao đổi cùng BachThanhDC! Là bạn của a e, vậy chắc lớn tuổi hơn e rồi, e gọi bằng a hay c đây ha?
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 01:56:47 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #61671   21/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trời đất! Không biết là "cô em" hay chính songvu đây nữa??? Nếu là "cô em" thì anh em bạn chắc mang cùng một gen. Vì trao đổi với ai cũng thấy thú vị cả.
    Còn mình hả? Là B. Hic! Nhưng nếu bạn gọi là G thì cũng... OK luôn

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |