Tìm hiểu pháp luật nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #17384 16/07/2008

    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Tìm hiểu pháp luật nước ngoài

    CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ NHẬP CƯ

    Bức tranh toàn cảnh qui định của Liên minh Châu Âu về vấn đề nhập cư có thể được chia theo 4 mục sau:  các tiêu chí để xác định việc nhập cư là hợp pháp (A) ; qui định giúp các công dân các nước thứ ba hòa nhập vào Liên minh châu Âu (B), các biện pháp chống nạn nhập cư trái phép (C) và việc trao đổi thông tin liên quan đến nhập cư giữa các nước thành viên (D).

    Cần ghi nhận rằng các quy định về nhập cư không áp dụng cho Đan Mạch, do nước này đã đạt được một điều khoản bảo lưu đối với Mục IV của Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu. Hai nước Ai-len và Anh giữ cho mình quyền quyết định có thông qua hay không chính sách của Cộng đồng châu Âu về nhập cư trong từng trường hợp cụ thể.

    A) Tiêu chí xác định nhập cư hợp pháp

    Cộng đồng châu Âu đã xác định bốn nguồn ưu tiên để người nước ngoài có thể vào lãnh thổ các nước thành viên của Liên mình châu Âu : 1) đoàn tụ gia đình, 2) học tập và đào tạo chuyên ngành, 3) nghiên cứu và 4) hoạt động kinh tế. Cũng còn phải kế đến nguồn thứ năm đó là nhập cư có tính chất nhân đạo, nhưng chúng tôi không phát triển trong bài viết này bởi đó là một phần của chính sách châu Âu về tỵ nạn.

    1) Đoàn tụ gia đình: Chỉ thị số 2003/86/CE ngày 22/9.2003 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất vào ngày 3/10/2005 - cung cấp cho những công dân nước thứ ba có thẻ cư trú với thời hạn trên 1 năm quyền được đưa gia đình của họ sang sinh sống theo thủ tục đoàn tụ gia đình. Tuy vậy, cần ghi nhận là văn bản này quy định rất nhiều trường hợp ngoại lệ như về độ tuổi trẻ em, về các điều kiện cần phải đáp ứng cũng như về các quyền được hưởng, chủ yếu là quyền lao động.

    2) Học tập và đào tạo chuyên ngành: Chỉ thị 2004/114/CE ngày 13/12/2004 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất vào ngày 12/01/2007 - điều hòa các thủ tục đến và cư trú của các sinh viên, học sinh phổ thông trung học, các thực tập sinh không hưởng lương và những tình nguyện viên mong muốn vào một nước thành viên của Liên minh châu Âu để học tập, đào tạo chuyên ngành hay làm việc tình nguyện với thời hạn lớn hơn 3 tháng.

    3) Nghiên cứu: Chỉ thị 2005/71/CE ngày 12/10/2005 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất ngày 12/10/2007 - xác định các điều kiện nhận công dân các nước thứ ba vào châu Âu với mục đích nghiên cứu khoa học, quy định thủ tục nhanh được áp dụng, trong đó tổ chức nghiên cứu có thẩm quyền của nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ đóng vai trò thiết yếu.

    4) Hoạt động kinh tế: Đề xuất của Chỉ thị 11/7/2002 liên quan đến việc công dân các nước thứ ba đến và cư trú làm việc hưởng lương hoặc tiến hành hoạt động kinh tế độc lập vẫn còn bị mắc kẹt ở cấp Hội đồng như trước. Do vậy, vào ngày 11/1/2005, Hội đồng đã thông qua "Sách xanh về quan điểm của Cộng đồng châu Âu về vấn đề quản lý nhập cư vì mục đích kinh tế" ; tài liệu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua một chương trình hành động trong thời gian tới, trong đó thừa nhận sự gắn kết chặt chẽ hơn của các thủ tục tiếp nhận người nhập cư.

    Cần ghi nhận rằng một số đối tượng người nước ngoài có thể được hưởng các quyền không xuất phát từ chính sách nhập cư mà từ quyền tự do đi lại vốn là một trong nhưng quyền cơ bản của thị trường nội địa... Những người được hưởng quyền là cán bộ, nhân viên người nước ngoài của một doanh nghiệp thuộc một nước thành viên của Liên minh châu Âu có hoạt động tại một nước thành viên khác, họ được hưởng quyền lưu trú hạn chế trong thời gian cần thiết để thực hiện công việc của mình (vụ án C-43/93 - Tòa công lý của Cộng đồng châu Âu); hoặc người nước ngoài được hưởng quyền cư trú gắn kèm theo quyền được lao động của họ được các thỏa thuận Cộng đồng châu Âu ký kết với nhiều nước thứ ba thừa nhận, như thỏa thuận về hiệp hội; hay những người nước ngoài là thành viên gia đình của một công dân châu Âu (Chỉ thị số 2004/38/CE ngày 29/4/2004, có hiệu lực vào ngày 30/4/2006).

    B) Sự hòa nhập của công dân nước thứ ba

    Thành công của một chính sách châu Âu về nhập cư hợp pháp phụ thuộc vào khả năng hòa nhập của nười nước ngoài vào xã hội của nước sở tại. Các biện pháp Cộng đồng châu Âu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập của người nước ngoài là cần thiết để thúc đẩy sự liên kết kinh tế và xã hội vốn là mục đích cơ bản của Cộng đồng, được tuyên bố trong Điều 2 và điểm k, khoản 1, Điều 3) Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu.

    Biện pháp cơ bản được thông qua ở cấp Liên minh châu Âu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập của những người đến từ các nước thứ ba vào xã hội của nước sở tại là Chỉ thị 2003/109/CE ngày 25/11/2003 - phải được chuyển hóa vào luật guốc gia chậm nhất ngày 23/01/2006 - liên quan đến quy chế của các công dân nước thứ ba cư trú dài hạn. Chỉ thị này cấp cho những người đã sống hợp pháp tại Liên minh châu Âu trong thời gian tối thiểu 5 năm sự đối xử ngang bằng với công dân của nước sở tại trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

    Hai chỉ thị khác liên quan đến đối xử bình đẳng, cụ thể là Chỉ thị 2000/43/CE ngày 29/06/2000 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất vào ngày 19/7/2003 -, liên quan tới việc thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng không phân biệt chủng tộc hoặc nguồn gốc dân tộc và Chỉ thị 2000/78/CE ngày 27/11/2000 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất vào ngày 02/12/2005 -, về thành lập khung pháp lý chung về đối xử bình đẳng trong lĩnh vực lao động và tuyển dụng lao động, cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập của những người nhập cư vào xã của nước sở tại. Bằng việc lập khung pháp lý chống nạn phân biệt đối xử bất hợp pháp, các chỉ thị này góp phần giảm hiện tượng bài trừ người nhập cư khỏi xã hội và thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người.

    Vào ngày 01/9/2005, Cộng đồng châu Âu đã trình bày một chương trình chung về việc hòa nhập những người đến từ các nước thứ ba vào Liên minh châu Âu (COM(2005) 389), trong đó đề xuất các hành động có thể được tiến hành tại các nước thành viên cũng như ở cấp Liên minh châu Âu trong các lĩnh vực khác nhau mà một chính sách hòa nhập hiệu quả phải được áp dụng, cụ thể đó là khả năng tiếp cận thị trường lao động, giáo dục, các dịch vụ xã hội và y tế, nhà ở, được tham gia hiệp hội và các hoạt động thể thao. Cộng đồng châu Âu cũng tuyên bố dự định soạn thảo một chỉ thị - khung về nhập cư hợp pháp, cũng như các chỉ thị nhằm tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu trong việc thu hút các lao động có trình độ cao, những người lao động theo mùa vụ và các thực tập sinh. Để trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn tối ưu và hướng tới quan điểm chung về lao động, Cộng đồng châu Âu đã trình bày "Cẩm nang châu Âu về vấn đề hòa nhập", được thông qua ngày 10/11/2005, trong đó nêu những kinh nghiệm thực tế và các chỉ dẫn rút ra từ 25 nước thành viên trong các lĩnh vực sau: khóa học cơ bản cho những người mới nhập cư, tham gia đàm luận về quyền công dân thông qua những cuộc đối thoại liên tôn giáo. Cẩm nang sẽ được tái bản trong năm 2006.

    C) Đấu tranh chống nạn nhập cư trái phép

    Ngày 28/02/2002, Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu đã thông qua một kế hoạch tổng thể chống nạn nhập cư lén lút và nạn buôn người trong Liên minh châu Âu. Kế hoạch xác địch nhiều các lĩnh vực cần thiết phải có các biện pháp áp dụng: chính sách về thị thực, trao đổi và phân tích thông tin, chính sách hồi hương và tái nhận người nhập cư, các biện pháp liên quan đến đến quản lý biên giới, Europol và luật hình sự.

    Từ lúc đó, ba văn bản đã được thông qua nhằm chống nạn nhập cư trái phép bằng việc áp dụng các chế tài hình sự, Chỉ thị số 2001/51/CE ngày 28/6/2001 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất vào 11/02/2003 -, quy định hình phạt tiền đối với những người chở những công dân của các nước thứ ba vào Liên minh châu Âu trong tình trạng bất hợp pháp. Chỉ thị 2002/90/CE ngày 28/11/2002 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất là ngày 5/12/2004 -, quy định là tội phạm và chỉ thị các nước thành viên phải thông qua các hình phạt thích hợp đối với những người cố tình giúp đỡ người không phải là công dân của một nước thành viên Liên minh châu Âu vào một nước hay quá cảnh qua một nước thành viên của Liên minh châu Âu; những người cố tình giúp đỡ, vì mục đích vụ lợi, một người cư trú trong một nước thành viên của Liên minh châu Âu. Quyết định - khung 2002/946/JAI ngày 28/11/2002 - phải được đưa vào áp dụng trước ngày 5/12/2004 - bổ sung chỉ thị trên bằng việc quy định các chế tài hình sự theo thủ tục liên chính phủ của trục thứ ba của Hiệp ước về Liên minh châu Âu. Quyết định này đã quy định một hình phạt tù mà khung hình phạt cao nhất không dưới 8 năm, nhưng bao gồm nhiều ngoại lệ và yếu tố đặc biệt phải cân nhắc.

    Hai văn bản khác đã được thông qua nhằm chống nạn nhập cư lén lút bằng việc khuyến khích các nhận nhân hợp tác và gia tăng kiểm tra những người chuyên chở. Chỉ thị 2004/81/CE ngày 29/4/2004 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia chậm nhất trước ngày 8/8/2006 - cấp thẻ cư trú có thời hạn hạn chế những người được giúp đỡ nhập cư lén lút và cho những nạn nhân của việc buôn người để khuyến khích họ cộng tác với các cơ quan cảnh sát và tư pháp có thẩm quyền. Chỉ thị 2004/82/CE ngày 29/4/2004 - phải được chuyển hóa vào luật quốc gia trước ngày 5/9/2006 – quy định nghĩa vụ của các nhà chuyên chở cung cấp dữ liệu về những người được chuyên chở cho các cơ quan quốc gia có thẩm quyền để cải thiện công tác kiểm tra ở biên giới và chống nạn nhập cư lén lút.

    Về chính sách xuất trả người nhập cư ra bên ngoài Liên minh châu Âu, kế hoạch tổng thế năm 2002 nhắc lại rằng chính sách tái nhận và hồi hương là bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh chống nạn nhập cư lén lút và là yếu tố cấu thành chủ yếu. Trong khung cảnh này, 11 uỷ nhiệm đàm phán thoả thuận tái nhận người nhập cư với các nước thứ ba đã được trao cho Cộng đồng châu Âu. Hiện nay, 4 thỏa thuận đã được ký kết với Hồng Kông, Ma Cao, Sri Lanka và Albani quy định việc tái nhận các công dân đến các nước này trong tình trạng bất hợp pháp.

    Tuy vậy, các văn bản của Cộng đồng châu Âu vẫn còn quy định rất rời rạc về vấn đề này. Vậy nên, Chỉ thị 2000/40/CE ngày 28/5/2001 cho phép một nước thành viên áp dụng một biện pháp hành chính xuất trả người nhập cư ra bên ngoài Liên minh châu Âu của một nước thành viên khác, tuy vậy nước chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp vẫn được quyền tự do quyết định có áp dụng biện pháp hay không.

    Quyết định 2004/573/CE ngày 29/4/2004, có hiệu lực kể từ ngày 9/8/2004, về tổ chức các chuyến bay chung để xuất trả người nhập cư ra bên ngoài Liên minh châu Âu. Quyết định 97/340/JAI ngày 26/5/1997 quy định về giúp đỡ trao đổi thông tin liên quan đến trợ giúp hồi hương tự nguyện cho công dân của các nước thứ ba. Đề xuất Chỉ thị ngày 01/9/2005 về tiêu chuẩn và thủ tục chung áp dụng cho việc hồi hương các công dân của các nước thứ ba cư trú bất hợp pháp tại  các nước thành viên Liên minh châu Âu (COM(2005) 391) đưa ra hiện đang được đưa ra thảo luận lần đầu tiên tại Nghị viện châu Âu. Đề xuất này nhằm điều hòa các thủ tục trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp khỏi liên minh châu Âu và tăng cường quyền của những người bị trục xuất.

    D) Trao đổi thông tin

    Để thu thập thông tin tin cậy hơn về các dòng nhập cư nhằm đánh giá các biện pháp đã được thông qua và khai thác các lĩnh vực hành động mới, Mạng lưới châu Âu về nhập cư (REM) bao gồm các điểm tiếp xúc tại các nước thành viên đã được thiết lập vào năm 2002. Mạng lưới này nhằm thu thập, phân tích và phân phối các dữ liệu về tỵ nạn và nhập cư. Ngày 28/11/2005, Cộng đồng châu Âu đã xuất bản Sách xanh lá cây về tương lai của Mạng lưới châu Âu về những người nhập cư (REM) (COM(2005) 606) trong đó đưa ra tổng kết và có thể dẫn tới đề xuất thành lập một Cơ quan quan sát châu Âu về Nhập cư, sau khi đã tham khảo ý kiến nhân dân.

    Hiện nay có báo cáo năm về nhập cư và hòa nhập ngày 16/4/2004 (COM(2004) 508) và các báo cáo hàng năm về thống kê số liệu liên quan đến nhập cư và tỵ nạn, cũng như một thông báo (COM(2003) 179) nhằm cải thiện chất lượng, sự phù hợp và tính có thể so sánh được của các thống kê này và đảm bảo cho bất kỳ ai cũng có thể truy cập các phân tích và thông tin. Trong khuôn khổ chương trình La Hay, quy định khung châu Âu về thu thập số liệu thống kê liên quan đến nhập cư và tỵ nạn, cũng như đề xuất thành lập hệ thống thông tin chung về nhập cư, sẽ ra đời trong tương lai sắp tới.

    Liên quan đến nhập cư bất hợp pháp, một ngân hàng dấu vân tay số hóa (EURODAC) đã được thành lập, cho phép lưu trữ kể từ tháng 01/2003 các dấu vân tay được số hóa của tất cả những người xin tỵ nạn hoặc những người bị bắt khi đang vượt biên trái phép. Trong khuôn khổ của chương trình La Hay, sẽ thông qua một quyết định của Cộng đồng châu Âu về thành lập mạng lưới thông tin được bảo mật, có thể truy cập được trên mạng đối với các cơ quan phụ trách vấn đề nhập cư của các nước thành viên của Liên minh châu Âu (ICONET).

     

    Theo LS. Nguyễn Hải Hà, VLC - Vietnamese Law consultants
     
    17034 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17385   16/07/2008

    thaihiep
    thaihiep

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo như quy định này muốn nhập cư thì:

    1) Đoàn tụ gia đình,
    2) Học tập và đào tạo chuyên ngành,
    3) Nghiên cứu
    4)Hoạt động kinh tế.

    Thế thì một người thích sống ở một quốc gia nào đó trong liên minh mà không thuộc 4 diện trên thì sao nhỉ? Tại sao không cho mọi người tự do, dễ dàng trong việc thay đổi quốc tịch? Thế tui thấy các cầu thủ bóng đá nhập quốc tịch là thuộc diện nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #17194   12/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bài đầu tiên cho phần Sử luật thế giới: Luật Hamurabi

      

    BỘ LUẬT HAMMURABI – BỘ LUẬT CỔ XƯA NHẤT CỦA NHÂN LOẠI


    ThS. Nguyễn Minh Tuấn
    Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

    Nền kinh tế của Lưỡng Hà phát triển chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, kinh tế hàng hoá phát triển, dẫn đến nhu cầu cần phải có qui định để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ dân sự. Người Lưỡng Hà phát hiện chữ viết (văn tự) từ rất sớm (giữa thiên niên kỷ thứ 4 trước CN). Tiền lệ pháp, tập quán pháp đã được sử dụng rất rộng rãi trước khi Bộ luật này ra đời.

    Về mặt nguồn gốc, Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người Amôrít. Bộ luật Hammurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25 m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc mà thi hành. Bộ luật Hammurabi là Bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Ở phần kết luận Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và định huỷ bỏ đạo luật. Tác giả bộ luật đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền, và pháp quyền, khiến bộ luật trở nên được “thiêng hoá” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng.
    Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.”
    Về kĩ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng ...
    Về mức độ điều chỉnh: Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết.
    Về mặt hình thức pháp lý, đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài.
    a. Về dân sự:
    Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều chỉnh quan hệ hợp đồng, vì đây là quan hệ phổ biến ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại, có nhiều qui định không những tiến bộ về nội dung, mà còn chặt chẽ về kĩ thuật lập pháp.
    Về chế định hợp đồng, Luật qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán:
    Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự,
    Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng,
    Thứ ba, phải có người làm chứng.
    Bộ luật cũng qui định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3 - 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhận 2/3 số sản phẩm thu hoạch.
    Điểm tiến bộ hơn nữa là luật đã qui định mức lãi suất đối với hợp đồng vay nợ. Cụ thể luật qui định mức lãi suất đối với tiền là 1/5, vay thóc là 1/3.
    Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
    Thừa kế theo pháp luật: Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình. Đó là cách thừa kế theo pháp luật.
    Thừa kế theo di chúc: Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng. Con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau.

    b. Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
    Theo xu hướng củng cố địa vị của người chồng, người cha nên trách nhiệm và nghĩa vụ thuộc về người vợ và con cái. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi.
    Điểm tiến bộ là đã có qui định kết hôn phải có giấy tờ, ở mức độ nào đó có qui định bảo vệ người phụ nữ (người vợ có quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng có quan hệ ngoại tình hay vu cáo vợ ngoại tình). Có một qui định rất nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: ”Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.”

    c. Về hình sự:

    Lĩnh vực Hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Một nguyên tắc xuyên suốt và thể hiện rõ trong Bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người chồng, người cha trong gia đình. Thí dụ, nếu không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điều 129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông"

    Tàn dư của xã hội nguyên thuỷ rất rõ là nguyên tắc trả thù ngang bằng, thậm chí còn cho phép trừng trị cả những người không liên quan đến tội phạm. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lí, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Thí dụ, Điều 38 qui định: " Nếu thợ xây nhà mà xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc Điều 39: "Nếu nhà đổ, con của người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo".
    Bằng phương pháp thống kê, tác giả thấy trong Luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Thường là các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh, chém v.v…Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp lý nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi phạm hoàn lương. Bên cạnh đó, Bộ luật còn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành viên công xã đối với nhà nước; qui định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những kẻ xâm phạm quyền sở hữu của nhà vua, chủ nô; Trừng phạt người quản gia làm thất thoát tài sản của chủ bị ném cho dã thú xé xác; Lấy cắp gia cầm hoặc các đồ dùng khác của chủ sẽ bị phạt từ 10 đến 30 lần giá trị thứ lấy cắp. Nếu không nộp được phạt, kẻ lấy cắp sẽ bị giết.
    Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô ý và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt tiền.

    d. Về tố tụng:

    Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm, qui định những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải được thi hành nghiêm minh...
    Có hai qui định rất đặc thù về tố tụng của Bộ luật này:
    Thứ nhất, qui định về trách nhiệm của thẩm phán.
    ”Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”
    (Nguyên bản Tiếng Anh để bạn đọc tiện tra cứu: If a judge try a case, reach a decision, and present his judgment in writing; if later error shall appear in his decision, and it be through his own fault, then he shall pay 12 times the fines set by him in the case, and he shall be publicly removed from the judge’s bench, and never again shall be sit there to render judgement.)
    Qui định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử như qui định trên trong một xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc quả thật là một sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Sử sách đã ca ngợi rằng ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tôn luật pháp và thói quen cầu viện công lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây.

    Thứ hai, về hình thức xét xử
    Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu dòng sông chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”
    (Nguyên bản Tiếng Anh để bạn đọc tiện tra cứu: If anyone bring an accusation against a man, and the accused go to the river and leap into the river, if he sink in the river, the accuser shall take possession of his house. But if the river prove that the accused is not guilty, and he escape unhurt, then he who had brought the accusation shall be put to death, while he who leaped into the river shall take the possession of the house that had belonged to his accuser)
    Có một thực tế là người cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng có được chứng cứ xác thực khi khoa học chưa phát triển, nên ta thấy cách thức xử lý có vẻ như bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu, dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo muôn loài, sáng tạo nên nhà nước và luật pháp nên họ chấp nhận điều đó, và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất, thần thánh mới là người cho họ biết thế nào nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không công bằng.
    Phần kết luận, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật và tuyên bố sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm Bộ luật này:
    “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”.
    Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon - Lưỡng Hà cổ đại.
    Vượt ra khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều qui phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn hằng chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kĩ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình đến thừa kế, và qui định về hợp đồng. Gấp Bộ luật lại, nhìn vào cuộc sống và suy ngẫm ta thấy không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của Bộ luật, những qui định ra đời cách đây gần 4000 năm vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa, và phát triển./.

    [1] Hiện nay có nhiều bản dịch khác nhau từ Tiếng nước ngoài. Ví dụ như bản dịch của Nguyễn Gia Phu dịch theo bản Trung Văn của Nhật Trị in trong “Thế giới sử tư liệu tùng san, sơ tập” được công bố khá rộng rãi trong cuốn Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục do Lương Ninh (Chủ biên). Khi viết phần này, tác giả chủ yếu tham khảo bản dịch từ Website của Trường Đại học Yale của Hoa kỳ do tác giả L. W. King dịch từ nguyên bản: http://www.yale.edu/lawweb/avalon/medieval/hamframe.htm


    (MTAThu post từ http://tuanhsl.blogspot.com)

     
    Báo quản trị |  
  • #17195   12/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bộ luật cổ thứ 2: Luật Manu của Ấn Độ cổ đại

    Ấn Độ là vùng rừng núi, đất đai khô cằn, cư dân đa sắc tộc, là quê hương của nền văn minh sông Ấn, sông Hằng rực rỡ, nơi Nhà nước ra đời từ rất sớm và mang đậm bản sắc tôn giáo trong lịch sử. Chính vì vậy mà luật pháp nhà nước Ấn Độ cổ đại đan xen quy chế đẳng cấp, giáo lý và tập quán, mọi hành vi xử sự của con người phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thứ luật lệ.

    Trong các triều vương quốc cổ đại Ấn Độ, Luật Manu là luật hoàn chỉnh nhất. Theo truyền thuyết, luật này được chép lại từ lời răn của Manu - ông tổ của tộc người Arya. Về thực chất đây là bản trường ca gồm 12 chương với 2.685 văn thơ do tăng lữ đạo Braman biên soạn từ thế kỷ II trước Công nguyên (thời vương quốc Môria). Đây là hình thức luật độc đáo nhất, điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội quan trọng lúc bấy giờ; cụ thể:

    Về quyền sở hữu, Luật Manu chủ yếu quy định quyền sở hữu ruộng đất. Hình thức sở hữu ruộng đất lúc bấy giờ là tập trung vào nhà Vua, Nhà nước và công xã. Ruộng đất của nông dân do công xã phân chia, nghiêm cấm tuỳ tiện thay đổi ranh giới hoặc chuyển dịch quyền tư hữu. Nếu làng xã tranh chấp đất đai một cách man trá, thì đất đai đó bị nhà vua thu lại (Điều 9). Bên cạnh ruộng đất, Luật Manu quy định khá chi tiết về căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ sở hữu đối với vật: Nếu chủ sở hữu cho người khác sử dụng đồ vật của mình trong vòng 10 năm không đòi lại thì họ mất quyền sở hữu đó (Điều 147).

    Về khế ước, họ chỉ ra khá đầy đủ về tính hợp pháp của hợp đồng và những căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu (ký với người mắc bệnh tâm thần, say rượu; người chưa thành niên; ký do cưỡng bức hoặc lừa đảo v.v). Hợp đồng được chia nhiều loại như: Hợp đồng mua bán, vay mượn, cầm cố, thuê mướn v.v. trong đó có kèm theo hình thức thưởng - phạt nhưng phân biệt đẳng cấp rõ ràng; ví dụ: chủ nợ được thu giữ tài sản dùng bạo lực hoặc bắt con nợ làm nô lệ.

    Về hôn nhân và gia đình: Nguyên tắc chung là phải kết hôn cùng đẳng cấp. Trừ trường hợp nam giới  vì tình yêu thì có thể lấy vợ ở đẳng cấp dưới làm kề. Hình thức kết hôn không theo nghi thức thủ tục Nhà nước mà có thể tổ chức lễ cưới, mua bán vợ, cướp vợ hoặc hình thức khác theo quy định của lệ làng.

    Đối với tài sản thừa kế, vợ chồng có quyền thừa hưởng di sản thừa kế của nhau. Các con được quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại theo nguyên tắc chia đều. Con gái nếu đi lấy chồng sẽ hưởng 2/3 định suất để làm của hồi môn.

    Về hình sự, Luật Manu tôn trọng chứng cứ và sự thật khách quan, nhưng giá trị của chứng cứ luôn phụ thuộc vào đẳng cấp và giới tính. Theo nguyên tắc này người đẳng cấp cao phạm tội với đẳng cấp thấp bị xử nhẹ; người đẳng cấp thấp phạm thượng sẽ bị xử nặng. Phụ nữ thường bị xử nặng hơn nam giới.

                                                                                                                 N.T (Sưu tầm)
    (MTAThu post từ http://www.haiphong.gov.vn/sotuphap)
     
    Báo quản trị |  
  • #17211   18/05/2009

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Sự phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới

    Sự phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới

    Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới có một ý nghĩa thiết thực trong đời sống của mỗi chúng ta, giúp chúng ta nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo điều kiện giao lưu quốc tế và đối thoại với đồng nghiệp nước ngoài.


    Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới; đối với các nhà lập pháp nó có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp như đưa ra mô hình về tư tưởng và mô hình về cấu trúc; nó hỗ trợ tiến trình hoà hợp hoá và nhất thể hoá các nguyên tắc pháp luật…


    Hiện nay trong các trường Đại học Luật ở Việt Nam cũng đã bắt đầu giúp sinh viên nghiên cứu về các hệ thống pháp luật trên thế giới thông qua bộ môn Luật so sánh (Comparative Law). Tuy nhiên nó cũng mới chỉ giúp chúng ta hiểu một cách khái quát về quá trình hình thành của các dòng họ pháp luật, hệ thống toá án, một số bộ luật có giá trị và việc đào tạo nghề luật ở một số nước trên thế giới…


    Bài viết của TS Phạm Trí Hùng đã giới thiệu cho chúng ta những thông tin hữu ích về việc giảng dạy bộ môn Luật so sánh ở các nước trên thế giới và ứng dụng của nó trong việc xây dựng Bộ luật dân sự Việt Nam.


    Ở đây tôi xin mạn phép viết bài này chỉ mang tích chất giới thiệu có thể giúp các bạn hiểu thêm một cách khái quát về các hệ thống pháp luật trên thế giới để có tư duy so sánh với hệ thống pháp luật cũng như việc đào tạo nghề luật tại Việt nam hiện nay, trong đó chủ yếu là hệ thống pháp luật của các nước phát triển như Pháp, Đức, Mỹ và Anh…Trong quá trình đưa bài viết này lên có thể còn có những sai sót, rất mong được sự tham gia chỉnh lý của tất cả các bạn.

    Theo GS Rene David, ông đã phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành 4 dòng họ:


    -Dòng họ pháp luật các nước Civil Law
    -Dòng họ pháp luật các nước Common Law
    -Dòng họ pháp luật các nước Xã hội chủ nghĩa
    -Pháp luật tôn giáo và truyền thống (Pháp luật hồi giáo, Ấn độ giáo và các nước viễn đông)


    Khi nói đến dòng họ pháp luật Civil Law tức là chúng ta nói đến luật tư (dân luật) hay dòng họ pháp luật có nguồn gốc từ Luật La Mã, nó còn bao hàm dòng họ pháp luật thành văn, pháp luật ở các nước Châu Âu lục địa và chỉ dòng họ pháp luật Đức - La Mã.


    Hiện nay có hơn 50 % các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil Law do kết quả của quá trình mở rộng thuộc địa do các nước Châu Âu (chủ yếu là Pháp) thực hiện và sự tự nguyện tiếp nhận thể hiện đây là nhu cầu học hỏi văn minh pháp lý phương Tây.


    Còn khi nói tới dòng họ pháp luật Common Law, chúng ta dùng để chỉ luật chung (thông luật), luật án lệ và dùng để chỉ dòng họ pháp luật có nguồn gốc từ Anh. Có khoảng 1/3 các nước trên thế giới có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của Common Law, sự mở rộng của Common Law ra các nước trên thế giới chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa của nước Anh.


    (Từ http://my.opera.com/nguyenthiem77/blog)

     
    Báo quản trị |  
  • #17212   29/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    1. Pháp luật ở một số nước Civil Law: điển hình là hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.


    a. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Pháp:


    Trước cách mạng tư sản Pháp năm 1789 Pháp không có hệ thống pháp luật thống nhất, chủ yếu sử dụng luật giáo hội và các tập quán địa phương (có khoảng 60 tập quán cấp tỉnh và 300 tập quán cấp huyện); có một học giả người Pháp tên là Veltare đã nhận xét nếu một người đi khắp đất nước Pháp thì cũng phải chịu sự thay đổi pháp luật thường xuyên như thay đổi ngựa.


    Đến sau cách mạng tư sản ở Pháp đã diễn ra một cuộc đại pháp điển, xây dựng hàng loạt Bộ luật, Luật mà trong đó điển hình là Bộ luật Napoleon (1804) đây chính là tên gọi của Bộ luật dân sự Pháp, do hoàng đế Napoleon khởi xướng và trực tiếp quá trình soạn thảo, Napoleon sinh năm 1769 đến năm 1800 lên ngôi tổng tài đệ nhất đã chỉ định một uỷ ban pháp điển gồm 4 luật gia có kinh nghiệm, chỉ trong 4 tháng uỷ ban này đã đưa ra bản dự thảo đầu tiên của Bộ luật dân sự; tuy nhiên Bộ luật này phải trải qua 4 năm với 102 cuộc họp mới thông qua, trong 102 cuộc họp đó Napoleon đã tham gia trực tiếp 57 cuộc họp.


    Đây là Bộ luật dễ hiểu, đến cả những người nông dân khi đọc vẫn có thể hiểu được một cách chi tiết…, đây có thể nói là Bộ luật kinh điển, hình mẫu cho dân luật các nước Civil Law, Bộ luật khẳng định quan hệ sở hữu tài sản mới được xác lập sau cách mạng tư sản pháp, nhấn mạnh các quyền về sở hữu, phương thức sở hữu và thể hiện những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản pháp như “tự do, bình đẳng, bác ái”, quyền tự do giao kết hợp đồng, quyền bình đẳng giữa đàn ông với đàn bà trong thừa kế, trong các qui định đã xoá bỏ các đặc quyền… cho đến nay Bộ luật Napoleon vẫn còn hiệu lực.


    Hệ thống Toà án của Pháp được tổ chức theo Hiến pháp 1958, được phân chia thành Toà án tư pháp và hệ thống Tài phán công pháp. Trong đó Toà án tư pháp bao gồm toà dân sự và toà hình sự. Toà dân sự được chia thành toà dân sự thường và dân sự chuyên ngành, toà dân sự chuyên ngành được chia thành toà lao động và toà thương mại. Đối với toà hình sự cũng được chia thành toà hình sự thường và toà hình sự đặc biệt. Ngoài ra còn có toà án tư pháp tối cao (toà phá án) toà này không trực tiếp xét xử mà chỉ xem xét lại tình hợp pháp quyết định của toà án cấp dưới, bản án của toà này được cấp dưới nghiên cứu và thực hiện.


    Đối với hệ thống tài phán công được chia thành toà hiến pháp, tài chính công và toà án hành chính. Toà Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp, có nghĩa vụ kiểm sát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp, hành pháp và kiểm soát tình hợp hiến của các cam kết quốc tế mà pháp luật chịu sự ràng buộc. Toà án hành chính, ở đây theo quan điểm của Civil Law thì nhà nước có tư cách pháp nhân công pháp, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó, nhà nước có trách nhiệm đối với hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức nhà nước. Đối với toà tài chính công là cơ quan chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ những năm 1807 có chức năng giúp nghị viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính.


    Ở Pháp còn có toà án xung đột chuyên giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền xét xử, tuy nhiên Pháp không có viện công tố, các công tố viên nằm trong tổ chức của toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án.

    Việc đào đào luật và nghề luật ở Pháp cũng có những đặc trưng cụ thể, bằng đại học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau 4 năm học luật muốn trở thành thẩm phán hoặc công tố viên thì phải học qua trường đào tạo thẩm phán ở Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực tập, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm làm thẩm phán hoặc công tố viên; những người muốn trở thành thẩm phán tại toà án hành chính thì phải học tại học viện hành chính quốc gia, riêng có một điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại lại được cử ra từ các thương nhân có uy tín và kinh nghiệm.
    Để trở thành luật sư học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào tạo luật sư và phải là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm. Nghề luật sư ở Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại diện cho các bên trước toà.

    b. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Đức:
    Nước Đức như chúng ta đã biết chỉ có sự thống nhất trong thời gian ngắn ngủi (1867-1945) và từ 1990 đến nay, trước năm 1867 Đức có nhiều loại Luật bằng nhiều thứ tiếng khác nhau; Hệ thống pháp luât Đức là hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang có một nghị viện riêng, có thẩm quyền lập pháp. Bộ luật dân sự Đức là bộ luật điển hình hay còn gọi là bộ luật của các giáo sư, vì nó được các giáo sư trong các trường đại học ở Đức soạn thảo, khác với Pháp là do các luật gia có kinh nghiệm soạn thảo, tuy nó có cấu trúc hợp lý, rõ ràng nhưng lời văn không dễ hiểu, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, Bộ luật dân sự Đức có 2400 đoạn, 5 quyển (phần chung, nghĩa vụ, các quyền tài sản và quyền sở hữu, luật gia đình, luật thừa kế), nội dung có tham vọng điều chỉnh nhiều vấn đề, riêng bộ luật dân sự Pháp thì lại cố gắng điều chỉnh tất cả mối quan hệ trong xã hội kể cả lĩnh vực thương mại, đối với Đức thì có Bộ luật thương mại riêng.


    Hệ thống Toà án của Đức hơi phức tạp, có toà Hiến pháp, toà án bang (16 bang) và toà án liên bang (6 toà án) và toà khu vực, những vụ việc dân sự thì được xét xử ở cấp khu vực, phúc thẩm ở cấp bang và chung thẩm ở cấp liên bang; đối với những vụ việc nghiêm trọng thì xét xử cấp bang và phúc thẩm, chung thẩm cấp liên bang. Toà án Hiến pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tranh chấp giữa liên bang và bang hoặc các bang với nhau. Đối với toà liên bang bao gồm các toà như: toà thuế, các vấn đề xã hội, các vấn đề lao động, các vấn đề hành chính và các vấn đề chung. Toà án bang được tổ chức như các toà án của liên bang; Toà khu vực xét xử các lĩnh vực xã hội, lao động, hành chính dân sự, hình sự, thương mại được tách ra từ toà xét xử các vấn đề chung của toà bang. 


    Việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng riêng, nhìn chung ở Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp, bậc đại học kéo dài 4 năm và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có chứng chỉ phải có tiếp 3 năm thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực tập tại toà án, nửa năm thực tập tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc thi quốc gia lần 2. Người tốt nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần 2 mới có bằng chính thức, người muốn trở thành luật sư không phải học để lấy bằng luật sư và người muốn trở thành thẩm phán thi xong ra thực tập có thể được bổ nhiệm không phải học như ở Pháp.


    Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công lý không giống như ở Pháp là một nghề tự do phục vụ cho khách hàng, có thoả thuận thù lao với khách hàng, còn ở Đức thì không được tự ý thoả thuận, luật sư chỉ được lấy thù lao theo qui định. Luật sư có thể chuyên sâu vào một lĩnh vực nếu đã có chứng chỉ chuyên ngành, đã hành nghề 2 năm và chỉ được chuyên sâu tối đa 5/ 5 lĩnh vực


    (Từ http://my.opera.com/nguyenthiem77/blog)

     
    Báo quản trị |  
  • #17213   29/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    2. Pháp luật ở một số nước Common Law: điển hình là hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ.
    a. Sự phát triển của hệ thống pháp luật của Anh:


    Trước năm 1066 (thời kỳ Anglo-Saxon - những người gốc Anh). Nước Anh đã từng là một phần của đế quốc La Mã trong 4 thập kỷ nhưng không bị ảnh hưởng của Luật La Mã, sau khi đế quốc La Mã suy tàn, nước Anh bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ với hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu chịu ảnh hưởng tập quán bởi người Germain. 


    Từ năm 1066 – 1485 đây là thời kỳ ra đời của Common Law mang ý nghĩa là luật chung. Những người Normande và người ở miền Bắc nước Pháp đã chiến thắng người Anglo-Saxon trong trận Hasting, thủ lĩnh những người Normande đã lên ngôi vua nước Anh lấy hiệu là Willam (người chinh phục), Willam đã tuyên bố quy trì tập quán Anglo-Saxon và tập trung xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.


    Người Anh rất quí trọng truyền thống, chế độ quân chủ của nước Anh đến nay vẫn tồn tại, sau năm 1066 các luật địa phương vẫn được áp dụng pháp quan, toà án Hoàng gia Anh chỉ hoạt động trong phạm vi hạn chế, dưới thời Willam toà án hoàng gia chỉ xét xử những vụ việc liên quan đến những người của triều đình và các vụ việc về thuế. Toà án hoàng gia muốn mở rộng thẩm quyền và thu nhập nên đã cử các thẩm phán đi xét xử lưu động, từ đó dần đã thống nhất nguyên tắc xét xử và đến giữa thế kỷ XIII đã hình thành một hệ thống án lệ được áp dụng thống nhất trên toàn nước Anh thay thế cho luật địa phương.


    Từ thế kỷ XV– thế kỷ XIX ở Anh đã ra đời luật công bằng, luật chung đã phát huy những mặt tích cực trong thống nhất cách áp dụng pháp luật và hoạt động xét xử của toà án, nhưng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, thực hiện khả năng có hạn trong việc giải quyết các vấn đề rất đa dạng của cuộc sống. Luật công bằng có nguồn gốc coi nhà vua như biểu tượng của công lý, tất cả các vấn đề đều được gửi đơn thỉnh cầu lên vua. Đến cuối thế kỷ XVI cơ quan tài phán đặc biệt là toà công bằng đã ra đời, ngài đổng lý văn phòng giữ vai trò pháp quan; Luật công bằng xuất hiện bên cạnh luật chung nhưng không làm thay đổi luật chung và không vô hiệu hoá các qui định của luậ chung.

    Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX ở Anh đã có cuộc cải cách hệ thống toà án và thủ tục tố tụng do sau chiến tranh Anh – Pháp, nước Anh bị lâm vào tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có cải cách toàn diện . Lúc này ở Anh có 3 hệ thống toà án gây nên sự chồng chéo và mâu thuẫn (Hoàng gia, Công bằng và địa phương). Ngoài ra các thủ tục tố tụng ở Anh quá phức tạp, mỗi vụ đòi hỏi phải có một loại trát (write) riêng. Việc cải cách này xuết hiện từ tư tưởng của Jeremy Bantan, ông cho rằng hệ thống pháp luật của Anh mang tính lịch sử, ngẫu nhiên nhiều hơn là tính hợp lý và đề xuất pháp điển hoá ở Anh lúc bấy giờ, ban đầu tư tưởng cải cách này không được ủng hộ của các luật sư, đến cuối thế kỷ XIX đã được chấp nhận và trở thành cơ sở cho việc cải cách pháp luật ở Anh.

    Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay ở anh xuất hiện luật thành văn. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất luật hành chính phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của hàng loạt văn bản, trong thời kỳ này cũng đã diễn ra nhiều cải cách trong một số lĩnh vực mang tính truyền thống như gia đình, hợp đồng, dân sự, thương mại, hình sự… Năm 1972 Anh ra nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) cũng đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành luật thành văn ở Anh.

    Pháp luật Anh được mở rộng chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa, không có sự tự nguyện tiếp nhận như hệ thống pháp luật của Pháp, tuy nhiên có một điểm đặc biệt những nước đã tiếp nhận hệ thống pháp luật của Anh thì lại không muốn từ bỏ, bởi pháp luật của Anh vừa có tình mềm dẻo vừa có tình thực tiễn đặc biệt. Hệ thống pháp luật Anh đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, điển hình như Úc trở thành thuộc địa của Anh năm 1770, Hồng Kông năm 1842 và nhà nước tự trị Canada năm 1867.
    Nguồn của hệ thống pháp luật Anh bao gồm Án lệ, luật thành văn, tập quán và lẽ phải, trong đó chủ yếu là án lệ, nó là phần lập luận trong các bản án và được coi là có tính bắt buộc.

    Hệ thống toà án Anh được phân chia thành toà án cấp trên và toà án cấp dưới. Toà án cấp trên bao gồm toà phúc thẩm và sơ thẩm; Trong phúc thầm có toà phúc thẩm dân sự và toà phúc thẩm hình sự. Đối với toà sơ thẩm bao gồm toà công lý cấp cao và toà án triều đình, đối với toà án công lý cấp cao có toà án nữ hoàng, Toà án pháp quan và toà án gia đình; đối với toà án triều đình chỉ xét xử các vụ án nghiêm trọng. Toà án cấp dưới bao gồm toà hình sự, toà dân sự và toà hành chính. Ngoài ra còn có toà án tối cao Anh bao gồm Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện và Hội đồng cơ mật hoàng gia. Anh không có việc công tố, Bộ Tư pháp, bởi họ cho rằng sự có mặt của viện công tố thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bị buộc tội trong vụ án hình sự…

    Việc đào tạo nghề luật ở Anh không có tính bài bản (không chính qui) họ thiên về đào tạo từ thực tiễn và thủ tục tố tụng. Nghề luật sư được chia làm hai loại, luật sư bào chữa và luật sư tư vấn; Luật sư bào chữa làm nhiệm vụ biện hộ bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước toà án, luật sư biện hộ không trực tiếp gặp khách hàng mà nhận yêu cầu và thù lao thông qua luật sư tư vấn. Việc đào tạo luật sư bào chữa được thực hiện thông qua bữa ăn tối, một người muốn trở thành luật sư bào chữa phải đến học ở Hội đoàn luật sư (Inn of Court) và phải trải qua 8 kỳ ăn tối, mỗi kỳ kéo dài 3 tuần, mỗi tuần phải đến ăn tối tại Hội đoàn luật sư ít nhất 3 lần, tại bữa ăn tối người ta diễn án, sau đó ăn tối và họ truyền kinh nghiệm cho nhau. Đối với việc đào tạo luật sư tư vấn chỉ cần thi đỗ trong kỳ thi chuyên môn do Hội luật sư tổ chức. Thẩm pháp ở Anh được cử ra từ các luật sư có uy tín và kinh nghiệm, thẩm phán xuất phát từ các luật sư tranh tụng và được giữ chức vụ suốt đời, đến năm 1990 ở Anh đã cho phép luật sư tư vấn tranh tụng ở các toà án cấp dưới.

    b. Sự phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ:
    Người Anh xuất hiện ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVII đến năm 1722 ở Bắc Mỹ đã có 13 thuộc địa của Anh, nhưng lúc này pháp luật của Anh không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước Mỹ lúc đó. Xã hội Mỹ lúc đó có những nét đặc thù do đó phải áp dụng luật riêng được xây dựng trên cơ sở kinh thánh. Sau khi Mỹ tuyên bố độc lập năm 1776 pháp luật Anh và pháp luật Mỹ đã trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập, hệ thống pháp luật Mỹ vừa có tính ổn định tương đối (dựa trên Hiến pháp Mỹ) vừa có tính điều chỉnh linh hoạt (dựa trên cơ sở án lệ), hệ thống pháp luật Mỹ là hệ thống pháp luật liên bang còn đối với hệ thống pháp luật Anh là hệ thống pháp luật đơn nhất; tuy nhiên hai hệ thống pháp luật này vẫn có nền tảng chung, pháp luật Mỹ vẫn sử dụng khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết và nguồn luật của pháp luật Anh.

    Nguồn của pháp luật Mỹ chủ yếu là luật thành văn, Hiến pháp Mỹ (1787) là hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới và là Hiến pháp lâu đời nhất đến nay vẫn còn hiệu lực. Hiến pháp Mỹ không chỉ có giá trị nghi thức mà trên thực tế là cơ sở của hệ thống pháp luật Mỹ. Các bang của Mỹ cũng có hiến pháp riêng được soạn thảo và ban hành dựa trên hiến pháp liên bang. Pháp luật của liên bang cao hơn pháp luật của bang, nhưng về nguyên tắc thì quyền lập pháp chủ yếu thuộc về các bang. Ở Mỹ có 50 bang tương đương với 50 hệ thống pháp luật nhưng chúng cũng tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất vì khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các bang thường tham khảo luật của các bang khác và thường không ban hành các qui phạm pháp luật quá khác biệt.


    Hệ thống toà án ở Mỹ bao gồm toà án liên bang và toà án bang. Toà án liên bang bao gồm toà án thông thường và toà án chuyên ngành; Toà án thông thường bao gồm toà án tối cao liên bang, toà án liên bang phúc thẩm và toà án liên bang; Toà án chuyên ngành bao gồm các toà án về thuế, khiếu tố và toà án thương mại quốc tế. Đối với toà án bang bao gồm toà tối cao, toà phúc thẩm và toà sơ thẩm. Giữa toà án liên bang và toà án bang về nguyên tắc toà án cấp bang có nhiều thẩm quyền hơn toà án liên bang, toà án liên bang chỉ có thẩm quyền xét xử khi vụ việc liên quan đến việc giải thích hiến pháp liên bang và luật của liên bang. Toà án cấp bang giải quyết 95 % vụ việc và những vụ việc thuộc thẩm quyền của toà án cấp bang thì quyết định của toà án cấp bang là chung thẩm và không thể bị kháng cáo.

    Việc đào tạo nghề luật ở Mỹ có đặc trưng khác với các nước khác, một người muốn vào học đại học thì phải có bằng cao đẳng (đào tạo từ 3-4 năm) để có văn hoá cơ bản sau đó sẽ được vào các trường luật để học một chương trình chủ yếu thiên về kinh thánh. Quá trình học chủ yếu bằng phương pháp thực hành như phương pháp tình huống, Socrdte (giáo sư và sinh viên đối thoại) và phương pháp thực hành trực tiếp (các sinh viên phảo tham gia tư vấn luật và đại diện cho khách hàng dưới sự theo dõi của luật sư và đồng thời là giáo sư. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ cần qua một thời gian tập sự ngắn đã có thể làm được việc.

    Hiện nay ở Mỹ có khoảng 1 triệu luật gia có mật độ đông nhất thế giới, tâm lý công dân Mỹ rất thích kiện tụng. Điều kiện để trở thành luật sư ở mỗi bang cũng khác nhau, toà án bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép hành nghề, một người muốn trở thành luật sư thì phải trải qua kỳ thi công nhận dưới dạng thi viết, hàng năm luật sư phải đi học tiếp thu kiến thức mới; Luật sư bang này không thể là luật sư của bang khác. Trong phòng xử án luật sư không bảo vệ công lý mà bảo vệ cho thân chủ và cho lý lẽ riêng của mình, tại phiên toà thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe và thấy tại phiên toà để đưa ra phán quyết, trong đó thẩm phán đưa ra chế tài còn bồi thẩm đoàn chỉ có kết luật có tội hay không có tội… Thẩm phán liên bang do tổng thống Mỹ lựa chọn và bổ nhiệm với sự phê chuẩn của nghị viện, thẩm phán được lựa chọn từ những luật sư thực hành nổi tiếng hoặc các giáo sư luật ở các trường đại học lớn.

    Xét ở khía cạnh đào tạo nghề luật giữa Việt Nam và các nước cho thấy, chúng ta vẫn mang nặng tính lý thuyết, pháp luật xã hội chủ nghĩa, luật sư với chức năng chủ yếu là bảo vệ công lý; tuy nhiên nếu so sánh với quá trình đào tạo nghề luật của Đức và Mỹ thì có thể nói còn thua kém xa về tư duy, cách thức đào tạo, quá trình đào tạo nghề luật của Đức và Mỹ tuy thuộc hai dòng họ pháp luật khác nhau nhưng qua quá trình đào tạo như vậy đã giúp cho sinh viên ra trường với một khả năng hội nhập rất lớn, sử dụng chuyên môn một cách vững chắc và thành thạo, từ khâu tiếp xúc với khách hàng cho đến khâu tranh tụng tại phiên toà, thể hiện rõ một quá trình đào tạo mang tính chuyên môn hoá cao mà chúng ta cần phải tiếp thu chọn lọc và kế thừa

    (Từ http://my.opera.com/nguyenthiem77/blog)

     
    Báo quản trị |  
  • #17214   26/08/2008

    TOIXANH
    TOIXANH

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hệ thống pháp luật trên thế giới

    Cách chia hệ thống pháp luật như bạn chia thành 4 hệ thống pháp luật chuyên biệt hiện nay, theo tôi vẫn có nhiều điều chưa rõ ràng.

    Đành rằng, việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cách chia của bạn không chỉ ra được căn cứ vào tiêu chí nào? Mặt khác, trong hệ thống luật Civil Law như bạn chia chỉ có Đức, Pháp, thế còn Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha,… thì sao?

    Theo khoa học pháp lý hiện hành, hệ thống luật này được gọi là hệ  thống  “Continental Law” hay còn gọi là Luật Châu Âu Lục địa thế mới bao quát được các nước trên trong tiêu chí chung về ban hành luật,xác định phạm vi và phương pháp điều chỉnh.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #17215   17/10/2008

    ngo_tri_tuan
    ngo_tri_tuan

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

    có thể phân tích hệ thông pháp luật của viẹt nam đươc không ạ!?
     
    Báo quản trị |  
  • #17217   18/05/2009

    hocluatdelachluat
    hocluatdelachluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xu hướng hội tụ của Common Law và Civil Law

    Hai dòng họ pháp luật Civil Law và Common Law có nhiều điểm khác nhau, tuy nhiên, càng ngày chúng càng có xu hướng hội tụ.

    1.     Dòng họ Civil Law có xu hướng coi trọng án lệ

    Civil Law là dòng họ coi trọng lý luận pháp luật, có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao với Bộ luật dân sự ra đời rất sớm và đồ sộ. Đại diện cho dòng họ này có thể kể đến Pháp, Đức, Ý… Tiền lệ pháp luật không được coi trọng. Ở Đức, án lệ trước đây không được coi là nguồn luật của hệ thống này; Tòa án không có quyền lập pháp mà chỉ có quyền áp dụng pháp luật vào những trường hợp cụ thể. Ngược lại, pháp luật thành văn có vị trí quan trọng.

    Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa án. Điều này thể hiện ở hai vấn đề:

     1, Từ thế kỷ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, dó đó đã tồn tại các tổ chức bảo hiến (ở Đức là Tòa án bảo hiến). Chính vì thế, phán quyết của tổ chức bảo hiến có tính chất ràng buộc đối với các tòa án cấp dưới. Tại Đức, Tòa án bảo hiến liên bang và Tòa án cấp liên bang khác có toàn quyền trong việc xây dựng án lệ. Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải thực hiện án lệ của các tòa án này, nếu không bản án của họ có thể bị giám đốc thẩm.

    2, Trong quá trình xét xử, để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo những bản án đã được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình. Các phán quyết của Tòa án rất hay quy chiếu đến các phán quyết đã tuyên trước đó. Đây cũng có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luậ của các nước thuộc dòng họ Civil Law.

    Ngày nay, án lệ tại Đức đã được công nhận; trong một số trường hợp, luật

    thành văn quy định không rõ ràng hay không có quy định thì tòa án có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết, nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì nguyên tắc đó sẽ trở thành pháp luật.

    2. Dòng họ Common Law có xu hướng coi trọng pháp luật thành văn

    Với dòng họ này, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành bằng án lệ. Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp, vừa có quyền giải thích pháp luật. Tiêu biểu cho dòng họ Common Law là Anh, Mỹ, Canada, Úc…


    Án lệ có vị trí rất quan trọng, ví dụ như khi Nghị viện Anh giành được quyền lực tối cao, luật – tác phẩm của nghị viện có hiệu lực cao hơn cả các quy tắc Common Law và Equity, có thể sửa đổi các nguyên tắc đó; tuy nhiên do hai hệ thống này đã có một uy tín rất lớn cho nên các nhà làm luật chỉ sửa đổi, củng cố chúng mà thôi. Trên nguyên tắc, khi tham gia vào các Hiệp ước của khu vực, điều ước quốc tế thì những văn bản này có hiệu lực cao hơn; tuy nhiên, thực tế, các nhà làm luật có thể ban hành bất kỳ đạo luật nào để thay đổi những quy định đó trên cơ sở Common Law và Equity để áp dụng đối với nước mình.

    Trong xu hướng hội tụ, dòng họ Common Law sẽ ngày càng coi trọng, sử dụng nhiều luật thành văn, văn bản luật, có thể dưới hình thức các bộ pháp điển và hiến pháp thành văn.

    Ví dụ, ở Anh, từ thế kỷ XX nhiều xáo trộn, luật thành văn đã có xu hướng phát triển. Luật được soạn thảo theo một tư tưởng rất mới, khác nhiều so với nguyên tắc Common Law.

    Khi gia nhập cộng đồng chung châu Âu EEC, nay là EU, và cũng là thành viên của Liên hợp quốc, Nghị viện Anh đã tiếp nhận các điều ước quốc tế và các quy định pháp luật của Liên minh châu Âu (VD: Luật năm 1972, Công ước về nhân quyền) - theo truyền thống luật La mã - vào trong hệ thống pháp luật Anh, bằng hình thức áp dụng trực tiếp các văn bản đó hoặc nội luật hóa. Về nguyên tắc, trong trường hợp xung đột pháp luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc của Liên minh.

    Một nguyên nhân khác có thể kể đến của việc hệ thống pháp luật Anh càng ngày càng coi trọng pháp luật thành văn đó là Thượng Nghị viện càng ngày càng mong muốn khẳng định vai trò của mình – cơ quan quyền lực tối cao của vương quốc. Các quy tắc Common Law và Equity của Tòa án Anh ngày càng tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hành chính.

    Xu hướng hội tụ càng thể hiện rõ nét hơn ở Mỹ. Nguồn gốc của người Mỹ là từ Anh di cư sang, bản thân họ vốn đã không thích theo mô hình pháp luật phức tạp của Anh. Ngay từ ngày đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, người Mỹ đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của thế giới – một văn bản  pháp luật có giá trị pháp lý tối cao đối với người Mỹ, trong khi ở Anh chỉ có hiến pháp không thành văn.

    Tại Mỹ, do bộ máy tư pháp được tổ chức theo mô hình ít tập trung  ở cấp TW hơn ở Anh và do nhu cầu phải thường xuyên cải cách hệ thống pháp luật, Tòa án Mỹ sẵn sàng hạn chế phạm vi hiệu lực của một tiền lệ, thậm chí có thể đưa ra một quy tắc hoàn toàn ngược lại nếu thấy cần thiết.

    Hệ thống pháp luật thành văn của Mỹ rất phát triển. Mỹ, với rất nhiều nhà lập pháp có trình độ cao, đã cho ra đời rất nhiều bộ luật và đạo luật có giá trị thực tiễn và có tính ổn định cao.

    các bang, hệ thống pháp luật thành văn giữ một vị trí quan trọng vì các quy tắc Common Law không có hiệu lực lớn như ở Anh, Nghị viện các bang rất  tích cực và các bang có thẩm quyền lập pháp rất rộng. Những bất cập do sự phân tán của hệ thống pháp luật thành văn cũng đã được hạn chế nhờ có các dự luật mẫu. Ví dụ: Dự thảo mẫu Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code) đã được tất cả các bang thông qua, kể cả bang Louisiane với những điểm không khác nhau đáng kể về nội dung.


    Đối với phạm vi liên bang, cần thiết phải xây dựng một hệ thống  pháp luật kinh tế thống nhất, hệ thống pháp luật lao động và cơ chế bảo đảm các quyền tự do của công dân có hiệu lực ở tất cả các bang.

    Hệ thống Common Law và Civil Law đang có khuynh hướng xích lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập pháp và sự hạn chế dần vài trò của tiền lệ pháp ở các nước thuộc hệ thống Common Law, do quá trình hòa nhập kinh tế giữa các nước trong khuôn khổ EEC, nay là Liên minh Châu Âu EU 5 và toàn thế giới.

    Có thể nói, các hệ thống pháp luật của hai dòng họ càng ngày càng có nhiều điểm ảnh hưởng, học tập nhau, thể hiện rõ xu hướng hội tụ: Pháp luật của Scốt- len trước khi nhập vào Anh đã từng theo mô hình pháp luật La Mã; hiện nay, pháp luật của Scốt-len vẫn giữ nhiều nét đặc thù của hệ thống pháp luật này.


    Ngược lại, pháp luật bang Kê-bếch (Canada) và bang Louisiane (Mỹ) theo truyền thống pháp luật La Mã nhưng đã chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh- Mỹ đang được sử dụng ở các bang còn lại ở nước này. Ngoài ra, một số nước Châu Phi và Châu Á như: Nam Phi, Nhật Bản… lại có xu hướng chịu ảnh hưởng đồng thời cả hai mô hình luật La Mã và luật Anh- Mỹ đối với một số quy phạm và một số chế định pháp luật nước mình.

       Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng hội tụ của hai dòng họ pháp luật Civil law và Common Law. Sự hội tụ này là một xu hướng tất yếu trong quá trình vận động, tiếp biến và học hỏi nhau. Mỗi dòng họ sẽ phát huy được những thế mạnh của mình đồng thời khắc phục được những hạn chế của mình. Đó là cơ sở cho một hệ thống pháp luật toàn thế giới phát triển./.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #17216   18/05/2009

    hocluatdelachluat
    hocluatdelachluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật so sánh

    #add8e6; text-align: justify;">
    Nếu có thắc mắc về cách chia các hệ thồng pháp luật trên thế giới thì bạn có thể tìm đọc quyển "những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại" của Rene David. NXB TP HCM 2003. Trong này chỉ rõ các tiêu chí để phân loại.
    còn hệ thống  pháp luật của Việt nam, có thể trả lời đơn giản là:

    -Khi VN là một trong số các nước thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và cả bây giờ vẫn thuộc các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống pháp luật của VN là thuộc dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa.

    - hệ thống pháp luật VN không coi tiền lệ pháp là một nguồn luật mà xây dựng một hệ  thống pháp luật thành văn để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, đặc điểm này giống với dòng họ Civil Law.

    - Trong thời gian gần đây thì dòng họ Civil Law và dòng họ Common Law đang có xu hướng hội tụ. VN cũng sẽ học hỏi cũng như chịu ảnh hưởng của xu hướng pháp luật thế giới. Các tòa án cấp dưới cũng tham khảo các hướng dẫn của tòa án tối cao (Nghị quyết hàng năm về công tác xét xử) - có thể coi là một dạng án lệ.

    Cập nhật bởi hocluatdelachluat vào lúc 18/05/2009 21:18:58
     
    Báo quản trị |  
  • #45750   26/02/2010

    nh0106
    nh0106

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    luat so sanh

    mọi người ơi co ai giúp minh tìm ra được điểm gióng nhau giữa he thống tòa án cua Đức và Pháp k?
     
    Báo quản trị |  
  • #49498   05/04/2010

    baby_love1508
    baby_love1508

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các tổ chức liên chính phủ?

    Vai trò của các tổ chức liên chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế
     
    Ai bit thì giúp tớ với!!! thank.
    Cập nhật bởi baby_love1508 vào lúc 05/04/2010 10:15:02
     
    Báo quản trị |