Tiết lộ nơi trốn của thân chủ, Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #598514 04/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2136)
    Số điểm: 74816
    Cảm ơn: 62
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tiết lộ nơi trốn của thân chủ, Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

    Trong bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, Luật sư có quy tắc Giữ bí mật thông tin, vậy trong trường hợp thân chủ là bị cáo đang bỏ trốn thì Luật sư tiết lộ nơi trốn có vi phạm quy định không?

    Luật sư có bị buộc phải tố giác tội phạm là thân chủ không?

    Tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định Luật sư được “giới hạn” tố giác tội phạm là thân chủ giống như người thân của người phạm tội. 

    Theo đó căn cứ tại Điều 19 BLHS 2015 quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 19) trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

    Trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

    Như vậy, luật sư không phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm trừ các trường hợp luật sư phải tố giác tội phạm đối với thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm… 

    Cụ thể, các tội mà luật sư phải tố giác thân chủ của mình là:

    Tại khoản 3 Điều 19 quy định trường hợp Luật sư phải tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này và tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. 

    - Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

    - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

    - Tội gián điệp (Điều 110)

    - Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

    - Tội bạo loạn (Điều 112)

    - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

    - Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

    - Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115)

    - Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

    - Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

    ….

    Xem chi tiết tại đây

    Tiết lộ thông tin, bí mật của khách hàng, Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

    Quy tắc 7 tại Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ như sau:

    Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó. Trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật; 

    Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Song, tại Điều 9 Luật Luật sư quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó cấm hành vi tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản.

    Như vậy, trừ các trường hợp quy định tại Điều 389 BLHS 2015, luật sư có trách nhiệm tố giác tội phạm, còn lại luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng theo quy tắc 7 của Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

    Tiết lộ nơi trốn của thân chủ, Luật sư bị xử lý thế nào?

    Trách nhiệm kỷ luật

    Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với Luật sư do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề Luật sư

    Điều 85 Luật Luật sư 2006 quy định về xử lý kỷ luật với Luật sư trong trường hợp Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có hình thức cụ thể.

    Các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: 

    - Khiển trách; 

    - Cảnh cáo; 

    - Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; 

    - Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

    Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.

    Trong trường hợp Luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư.

    Trách nhiệm dân sự

    Trường hợp Luật sư tiết lộ thông tin khách hàng dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của khách hàng, khách hàng có thể yêu cầu Luật sư bồi thường thiệt hại. Cụ thể được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

    Trách nhiệm hành chính

    Khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

    Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06-09 tháng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Dựa theo những phân tích trên, nếu thân chủ không vi phạm vào các Tội quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi tiết lộ nơi trốn của thân chủ đã vi phạm vào quy tắc 7 của Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư về Giữ bí mật thông tin của khách hàng.

     
    885 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (06/02/2023) ThanhLongLS (04/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598729   17/02/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Tiết lộ nơi trốn của thân chủ, Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn. Đối với nghề luật sư thì đạo đức nghề nghiệp được quy định cụ thể với những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #599839   28/02/2023

    Tiết lộ nơi trốn của thân chủ, Luật sư có vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

    cảm ơn thông tin hưu ích bạn đã chia sẻ. Giữ bí mật thông tin khách hàng là điều quan trong đặc biệt đối với ngành nghề luật sư. Khi luật sư tiết lộ thông tin bí mật khi chưa được sự đồng ý của thân chủ vi phạm vào thỏa thuận hợp đồng (nếu có) hoặc Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Tuy nhiên nếu trường hợp thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì luật sư có nghĩa vụ tố giác tội phạm

     
    Báo quản trị |