Thuế thu nhập cá nhân, nếu sửa chỉ nên nới rộng bậc thuế

Chủ đề   RSS   
  • #87374 09/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Thuế thu nhập cá nhân, nếu sửa chỉ nên nới rộng bậc thuế

    Không tán đồng việc nâng mức khởi điểm chịu thuế và khoản giảm trừ gia cảnh, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Cúc cho rằng chỉ nên nới rộng khoảng cách giữa các bậc thuế cho bớt dày.

    "Việc nới rộng khoảng cách giữa các bậc thuế cũng được coi là một cách hỗ trợ các đối tượng nằm trong diện chịu thuế thu nhập cá nhân", bà Cúc cho biết.

    Là một trong số 13 thành viên trong Ban soạn thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, bà Cúc giữ quan điểm không nên nâng mức chiết giảm gia cảnh cho người phụ thuộc và cả đối tượng nằm trong diện đóng thuế lúc này.
    Nhiều ý kiến đề xuất tăng mức chiết giảm gia cảnh cho cả người đóng thuế và người phụ thuộc.

    Gần đây dư luận bắt đầu đề cập đến việc nên sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, 2 vấn đề trọng tâm khiến nhiều người băn khoăn là khoản chiết giảm 4 triệu đồng cho người nộp thuế và 1,6 triệu đồng cho người phụ thuộc. Việc đề xuất sửa đổi này được căn cứ vào lý do trượt giá, đời sống người dân khó khăn.

    Tuy nhiên theo bà Cúc, cần phải phân biệt rõ rằng mức 4 triệu đồng là khoản giảm trừ gia cảnh chứ không phải khởi điểm chịu thuế.

    Theo bà, khi xây dựng Luật, ban soạn thảo hy vọng sau này thu nhập bình quân của người Việt sẽ tăng lên, 4 triệu đồng này sẽ là mức căn cứ để nhiều người có cơ hội đóng thuế thu nhập cá nhân hơn. "Khi đưa ra mức này chúng tôi không có ý định là cứ trượt giá là nâng lên", bà Cúc nói.

    Bà cho hay trước đây, Pháp lệnh Thuế thu nhập cao quy định mức khởi điểm chịu thuế và cứ trượt giá 20% thì nâng mức khởi điểm này lên. Còn Luật đang áp dụng là Thuế thu nhập cá nhân và mức 4 triệu đồng là khoản tính toán hoàn cảnh cụ thể cho người nộp thuế. "Theo đó, quan điểm của tôi là không nên điều chỉnh mức chiết giảm gia cảnh vào lúc này", bà Cúc nhấn mạnh.

    Theo bà, ngay cả khi có yếu tố trượt giá thì số tiền giảm trừ gia cảnh của Việt Nam tính trên GDP theo đầu người vẫn được xếp vào hàng cao nhất so với thế giới. Tương tự, đối với khoản chiết giảm cho người phụ thuộc cũng vậy, bà Cúc cho rằng, mức 1,6 triệu đồng là hợp lý. Bởi lẽ người phụ thuộc không tạo ra thu nhập nên không thể tính mức giảm trừ giống như người đóng thuế tạo ra thu nhập. Bên cạnh đó, khoản 1,6 triệu đồng này so với các nước trên thế giới và khu vực thì ở Việt Nam cũng đã là rất cao rồi.

    Vào thời điểm ban hành luật, bà Cúc từng khẳng định khởi điểm chịu thuế được tính toán dựa trên mức sống người Việt từ năm 2009 trở đi.

    Tuy nhiên, bà Cúc cho rằng trong Luật Thuế có một điểm còn băn khoăn là khoảng cách giữa các bậc thuế hơi dày. Chẳng hạn như mức 5-10 triệu đồng rồi 10-18 triệu đồng, do khung hẹp nên những người có thu nhập cao có mức điều tiết thuế tương đối cao. "Vì vậy nếu có sửa thì nghiên cứu nới rộng khoảng cách giữa các bậc thuế. Cách làm này cũng là một hình thức hỗ trợ cho người nộp thuế. Còn mức giảm trừ gia cảnh..., giai đoạn đầu trình ra Quốc hội chúng tôi đã bàn kỹ về vấn đề này. Bên cạnh đó, Luật mới thực hiện có 2 năm, do vậy chưa nên điều chỉnh vội", bà Cúc cho biết thêm.

    Khởi điểm chịu thuế và mức miễn trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân vốn là câu chuyện đã được dư luận đặt ra từ khá lâu. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự trở nên cấp bách trong những tháng gần đây, khi mặt bằng giá cả cũng như chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao.

    Theo quy định của Luật hiện hành (có hiệu lực từ năm 2009), người lao động nằm trong diện chịu thuế được giảm trừ tối đa cho mình 4 triệu đồng mỗi tháng và thêm 1,6 triệu đồng cho mỗi cá nhân phụ thuộc (cha mẹ, người tàn tật, vợ hay con nhỏ dưới 18 tuổi…). Phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản này mới bị tính thuế.

    Tuy nhiên, trước tình trạng giá cả leo thang như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nói trên chưa đủ bù đắp chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, tuy mới chỉ đầu tháng 3 nhưng giá cả nhiều mặt hàng đã tăng vọt, cùng với đó là hiệu ứng từ việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu, tỷ giá… Đời sống của người dân theo đó, không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.

    “Phần giảm trừ gia cảnh nói trên ngày càng trở nên nhỏ bé so với số tiền thực tế mà người ta phải chi dùng. Mà thu nhập hiện chưa có gì thay đổi thì đời sống gia đình chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Do đó, cần thiết phải sửa đổi quy định này ngay trong năm nay”, chuyên gia kinh tế này nhận định.

    Trao đổi với VnExpress.net, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội - Phi Văn Tuấn thừa nhận trong thời gian qua, cơ quan này đã nhận được khá nhiều kiến nghị của các doanh nghiệp, cá nhân về việc thay đổi mốc khởi điểm và mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập. Những ý kiến này cũng đã được Cục Thuế Hà Nội tổng hợp và gửi lên cấp trên.

    “Tôi cho rằng ở thời điểm này, Bộ Tài Chính cũng sẽ xem xét để xây dựng phương án tính thuế mới và sẽ sớm trình Chính phủ và Quốc hội phương án sửa luật để phù hợp hơn với điều kiện thực tế”, ông Tuấn cho biết.

    Tuy nhiên, theo thông tin từ phía Bộ Tài chính thì Luật Thuế thu nhập cá nhận hiện chưa có tên trong chương trình sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật của Quốc hội trong năm nay. Do đó, việc sửa đổi các mức quy định nói trên, nếu có, cũng chỉ có thể được tiến hành sớm nhất trong năm 2012.

    Cũng có quan điểm thận trọng về việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, một thành viên của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng đây là một bài toán lớn, cần được nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện chứ không đơn thuần là “thấy giá lên là ta sửa”.

    “Tôi cũng nghe nhiều ý kiến về việc nâng ngưỡng khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào cho thấy việc tăng giá, rồi quyết định tăng lương cơ bản sắp tới sẽ tác động cụ thể như thế nào đến thu nhập và đời sống của của người dân”, chuyên gia này phân tích.

    Cũng theo vị đại biểu Quốc hội này, chỉ khi nào các cơ quan quản lý tính toán được những yếu tố nêu trên sẽ làm giảm mức sống thực tế của người dân bao nhiêu phần trăm thì các nhà làm luật mới có thể tính toán được nên tăng giảm ngưỡng thuế bấy nhiêu phần trăm. “Bộ Tài chính, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo, nên đứng ra thực hiện việc đánh giá này”, chuyên gia này đề xuất.

    Tuy nhiên, với tư cách là một đại biểu Quốc hội, vị chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng việc thay đổi các quy định tại Luật cho phù hợp với điều kiện thực tế là cần thiết: “Nếu các cơ quan chức năng thấy việc sửa đổi này là cần và quyết tâm làm thì chỉ mất khoảng 6 tháng để thực hiện việc xây dựng nói trên và có thể trình Quốc hội trong kỳ họp cuối năm nay”, ông này quả quyết.

    (Theo vnexpress)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    13923 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthibichvan_tax06 vì bài viết hữu ích
    Thiensu_email (14/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87559   10/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần




    "hy vọng sau này thu nhập bình quân của người Việt sẽ tăng lên, 4 triệu đồng này sẽ là mức căn cứ để nhiều người #00b050;">có cơ hội đóng thuế thu nhập cá nhân hơn"

    Đúng là quan điểm của cơ quan thuế có khác, đóng thuế là "quyền" của công dân mà. Thôi để người nghèo có cơ hội đóng thuế, có cơ hội thực hiện quyền của mình, theo quan điểm của vị này thì có lẽ nên hạ mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ gia cảnh xuống thêm nữa, bởi vì ở mức như hiện nay nó tước đoạt cơ hội đóng thuế, cơ hội thực hiện quyền của người dân.

    "bà Cúc cho rằng, mức 1,6 triệu đồng là hợp lý (đối với giảm trừ cho người phụ thuộc). Bởi lẽ người phụ thuộc không tạo ra thu nhập nên không thể tính mức giảm trừ giống như người đóng thuế tạo ra thu nhập"

    Với kiểu lập luận này chắc mình phải về nhà bảo ông bà già ở nhà "Bố mẹ già rồi, ăn ít, bệnh ít thôi, hạn chế tiêu xài đi. Một tháng mọi chi phí chỉ được gói gọn trong 1,6 triệu đồng thôi nhé không được xài hơn đâu dù giá cả có leo thang bằng thang máy cao ốc hiện nay thì cũng phải cố gắng bóp bụng, bóp miệng trong số tiền đó"

    Botay.com 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Thiensu_email (14/03/2011)
  • #87583   10/03/2011

    trandaiduong1967
    trandaiduong1967

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sao bà Cúc lại chỉ căn cứ vào việc so sánh với thế giới mà không làm đúng theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê, học có chọn lọc và áp dụng có sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, nước ta mức chênh lệch về giá cả . . . giữa các vùng miền là lớn, nếu cùng một người có công việc và thu nhập tương tự thì sống ở các tỉnh lẻ dễ hơn, thoải mái hơn các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội . . .

    Hơn nữa ngay đối tượng chịu sự chi phối của luật TNCN xét theo thực tế hiện nay thì chủ yếu là người làm công ăn lương, nói trắng ra là những người mà nhà nước có khả năng nắm được mức thu nhập  - chính là người của nhà nước mà thôi, "ta đi thu thuế ta" trong khi thu nhập của giới này hiện nay còn rất hạn chế, đời sống còn rất khó khăn, còn các thành phần có thu nhập khác trong xã hội thì ta chưa thu được đồng nào của họ qua luật thuế này.

    Một vấn đề nữa là ta chưa quản lý được tiền tệ như các nước tiên tiến nên chính vì thế ta không áp luật thuế này cho tất cả mọi người có thu nhập trong xã hội, vậy tại sao bà Cúc và những người trong ban soạn thảo không tính đến những lỗ hổng này mà khắc phục một cách tổng thể.

    Theo tôi việc nâng mức là nên làm vì điều kiện xã hội ta khác và có nhiều đặc trưng riêng mà ban soạn thảo và bà Cúc nắm rõ, đồng thời nghiên cứu khắc phục những thiếu sót, những lỗ hổng khác quan trọng hơn nhằm làm cho bộ luật phù hợp hơn với cuộc sống và tránh đi những bất bình đẳng có thể khắc phục được
     
    Hiện nay, việc nâng cao thu nhập chính đáng cho những người làm công ăn lương cũng góp phần tích cực cho công cuộc chống tham nhũng ở nước ta nếu phối hợp tốt giữa thu nhập và xử lý nghiêm vi phạm về tham nhũng.

    Lý luận và thực tế cho chúng ta thấy rất rõ nếu thu nhâp của lực lượng công chức đủ sống, dư sống cộng trước thực trạng đời sống còn nhiều vấn đề phải tự lo toan mà nhà nước chưa có khả năng hỗ trợ cộng với với chính sách quản lý tốt, xử lý vi phạm nghiêm  thì phòng chống tham nhũng là rất hiệu quả.
     
    Ví dụ như 2 vợ chồng công chức có con nhỏ, trong thời gian sinh nở và nuôi con nhỏ dưới 18 tháng, nhà nước bỏ ngỏ hoàn toàn khâu giữ trẻ trong thời gian này, các cặp vợ chống phải tự lo từ nơi giữ, nếu muốn bảo đảm sức khỏe cho người mẹ và cho trẻ thì mẹ phải nghỉ hoàn toàn trong 12 tháng, nhưng thực tế theo quy định chỉ được nghỉ có 4 tháng, đi làm sớm sức khỏe của mẹ suy giảm, con thiếu sữa phải mua sữa ngoài - phát sinh thêm chi phí . . .,

    Vậy sao mình không học nước ngoài ở chỗ: chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước- bằng cách cho mẹ nghỉ 12 tháng chăm con, lương thì các vị tính toán sao cho hợp lý và khả năng của từng đơn vị.

    Nói ra thì nhiều vấn đề lắm nhưng tôi có vài thiển ý như vậy. Bà Cúc có nói "4 triệu đồng này sẽ là mức căn cứ để nhiều người có cơ hội đóng thuế thu nhập cá nhân hơn" không biết bà suy nghĩ sao mà nói vậy nhỉ ??.

     

    Cập nhật bởi trandaiduong1967 ngày 10/03/2011 06:25:43 CH Cập nhật bởi trandaiduong1967 ngày 10/03/2011 06:20:37 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trandaiduong1967 vì bài viết hữu ích
    Thiensu_email (14/03/2011)
  • #88568   16/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Vì bận cv nên hôm nay 16-3, BV mới update thông tin này :


    Ngày mai 16-3 , Bộ Tài chính họp về sửa thuế thu nhập cá nhân



    Nguồn tin của Bộ Tài chính cho biết, hiện tại công việc tiếp nhận ý kiến và xây dựng các phương án điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân được giao cho Vụ chính sách của Tổng cục Thuế đảm nhận. Từ đó, cơ quan này sẽ đưa ra các phương án dự kiến sửa đổi để trình Bộ Tài chính lấy ý kiến và trình lên trên khi Chính phủ yêu cầu.



    Trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, một số điểm mà dư luận đặc biệt quan tâm như khoản giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế và người phụ thuộc cũng sẽ được cân nhắc. Bên cạnh đó, một điểm mà cơ quan này nhận thấy cũng cần phải cân nhắc là khung thuế. Hiện nay, khoảng cách giữa các mức thuế bị cho là quá dày khiến những người đóng thuế thu nhập cao cảm thấy bị áp lực...


    Như vậy, đến thời điểm này, việc có sửa Luật hay nâng mức khởi điểm chịu thuế và mức chiết giảm gia cảnh hay không vẫn chưa được Bộ Tài chính khẳng định. Trước mắt, cơ quan này đã đề nghị Chính phủ cho phép không tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản hỗ trợ khám, chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người làm việc tại các doanh nghiệp. Đây được coi là khoản hỗ trợ trước mắt về thuế nhằm giảm áp lực đối với những người làm công ăn lương trong bối cảnh khó khăn chung.


    Trong văn bản phát đi hôm qua (14/3), Văn phòng Chính phủ cũng truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng ý về mặt nguyên tắc đề xuất trên của Bộ Tài chính và giao cho cơ quan này phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện.


    Việc chỉnh sửa mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân bắt đầu được nhiều người đóng thuế nghĩ tới từ tháng 11/2010 khi giá cả nhiều mặt hàng có xu hướng nhích dần lên. Tại thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh việc tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồng một tháng từ tháng 5/2011, Bộ Tài chính cần đưa ra đề xuất sửa đổi một số quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.


    Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ năm 2009 đưa khoảng 7 triệu người làm công, ăn lương, có thu nhập cao vào diện phải đóng thuế. Theo đó, các cá nhân nằm trong diện chịu thuế được giảm trừ tối đa cho mình 4 triệu đồng một tháng, tương đương với 48 triệu đồng mỗi năm.


    Còn các cá nhân phụ thuộc như cha mẹ, người già, người tàn tật, vợ hay con nhỏ dưới 18 tuổi... là 1,6 triệu đồng một tháng. Như vậy, người đóng thuế sau khi chiết giảm cho cá nhân mình 4 triệu đồng mỗi tháng và 1,6 triệu đồng cho mỗi người phụ thuộc, khoản tiền dôi dư còn lại mới bắt đầu tính thuế.


    Bộ Tài chính cho rằng mức 4 triệu đồng trên được căn cứ vào chính sách lương đang áp dụng, GDP bình quân trên đầu người, công bố thu nhập và mức chi tiêu bình quân hằng năm. Tại thời điểm xây dựng Luật, mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là 450.000 đồng một tháng. Thu nhập bình quân đầu người một năm lấy làm căn cứ xây dựng là 720 USD của năm 2006 và mức 1.000 USD giai đoạn (2009-2010).

    Theo Hồng Anh
    VnExpress

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #88819   17/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Thuế thu nhập cá nhân đang bị hiểu sai'

    Cho rằng sửa Luật là cần thiết nếu cảm thấy không phù hợp với thực tế, song bà Nguyễn Thị Cúc, một trong 13 thành viên trong ban soạn thảo Luật hiện hành cho rằng cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ.

    Với kinh nghiệm 13 năm nghiên cứu và xây dựng chính sách Thuế thu nhập cá nhân, bà Cúc cho rằng không thể cứ thấy lạm phát, giá cả tăng cao là nghĩ đến việc nâng mức khởi điểm hay sửa khoản giảm trừ gia cảnh. Bà cho rằng loại thuế này vẫn còn quá nhiều tranh cãi và ngay cả người nộp thuế cũng đang hiểu lầm về Luật.

    - Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được nghiên cứu sửa đổi, với 13 năm kinh nghiệm làm về thuế này, bà sẽ đề xuất với Ban soạn thảo sửa đổi điểm gì của Luật?

    - Lần này, tôi tham gia với tư cách là đại diện cho Hội Tư vấn thuế. Là chuyên gia của cơ quan độc lập, chúng tôi không thể chủ động về phương án sửa đổi mà chỉ có thể căn cứ trên cơ sở các phương án của Ban soạn thảo để đóng góp ý kiến. Chúng tôi sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp của hội viên, người làm công ăn lương và các đơn vị liên quan để đưa ra các ý kiến đóng góp cho ban soạn thảo Luật.

    Bà Nguyễn Thị Cúc. Ảnh: N.M

    Chúng tôi được biết xung quanh Luật thuế hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, nổi cộm nhất là việc có nên nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc để hỗ trợ người nộp thuế trong bối cảnh giá cả tăng cao. Tôi cho rằng, trước khi xem xét vấn đề này chúng ta cần phải hiểu, phân tích thêm một số vấn đề, mà trước tiên là phân nhóm đối tượng chịu thuế, nộp thuế rõ ràng. Chúng ta sẽ biết được mình cần đóng góp ý kiến như thế nào, đề xuất ra sao, lấy ý kiến những ai và đối tượng này họ mong muốn điều gì?

    - Có nhiều ý kiến đề nghị nâng mức chiết giảm gia cảnh cho người đóng thuế và đối tượng phụ thuộc thay cho mức 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng hiện nay, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

    - Tôi cho rằng, cái lấn cấn cần giải quyết ở đây nằm ở chỗ khung thuế giữa các bậc còn hẹp (ví dụ bậc 1: từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; bậc 2: trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng...) hoặc mức thuế suất khởi điểm, tối đa chứ không phải là mức chiết giảm nhiều hay ít.

    Theo tôi, nếu sửa Luật thì cần nghiên cứu, xem xét có vấn đề gì chưa ổn thì sửa cho hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của chúng ta và thông lệ quốc tế chứ không thể cứ chăm chăm vào việc nâng mức chiết giảm gia cảnh cho người phụ thuộc. Vì nếu nâng mức chiết giảm lên quá cao nó mất đi tính chất của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và sẽ trở thành Thuế thu nhập cao, quay về như cũ rồi. Quan điểm của riêng tôi thì nếu so với GDP bình quân trên đầu người của nước ta, thu nhập bình quân của người dân hiện nay thì mức 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng đã là cao rồi. So với 4 nhóm phân tích trên thì chúng ta có thể tính toán xác định người nộp thuế thu nhập cá nhân ở nước ta vẫn quá ít.

    - Cơ sở nào để ban soạn thảo Luật trước đây đưa ra con số 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng?

    - Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng chiết giảm gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công, tiền lương của cá nhân người đóng thuế. Luật quy định mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần, phần đối với người nộp thuế và phần đối với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

    Tại thời điểm xây dựng Luật, ban soạn thảo đưa ra 2 mức 5 triệu đồng và 4 triệu đồng, sau đó chốt ở con số thứ 2. Mức 4 triệu đồng được căn cứ vào chính sách tiền lương, GDP trên đầu người hàng năm và mức chi tiêu của đại bộ phận dân chúng theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

    - So với tốc độ tăng giá hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức 4 triệu đồng là không bắt nhịp so với thực tế, thưa bà?

    - Tại thời điểm xây dựng Luật, lương cơ bản của VN là 450.000 đồng. Ban soạn thảo đặt giả thiết mỗi năm Nhà nước tăng thêm 20% thì đến năm 2009, lương tối thiểu của VN là 650.000 đồng. Mức lương trung bình này tương đương với hệ số 3 (người có trình độ đại học sau 10 năm làm việc) thì đến năm 2009 thì sẽ là 1,95 triệu đồng mỗi tháng (3x650 triệu đồng).

    Bên cạnh đó, còn căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người năm 2006 vào khoảng 720 USD và đến 2009-2010, thu nhập đạt khoảng 1.000-1.200 USD một năm, tương đương với 1,6-2 triệu đồng mỗi người một tháng, tính theo tỷ giá tại thời điểm đó. Số liệu Tổng cục Thống kê cũng cho biết thu nhập bình quân của 10 nhóm dân cư cả nước cao nhất năm 2004 là 1,5 triệu đồng một tháng. Nếu tính cả yếu tố trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì năm 2009, thu nhập của nhóm này vào khoảng 2,7-2,8 triệu đồng một tháng.

    Như vậy, từ các yếu tố trên, chúng tôi cho rằng mức giảm trừ cho người đóng thuế 4 triệu đồng là đảm bảo mức thu nhập trên trung bình của xã hội vào thời điểm năm 2009 và cả 2010 cũng vậy. Với người phụ thuộc, mức 1,6 triệu đồng cũng được căn cứ vào nhiều yếu tố và nghiên cứu cả Luật Thuế của nhiều nước trên thế giới.

    Tôi lấy ví dụ, một người thu nhập 15 triệu đồng một tháng sau khi trừ đi bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí khác (khoảng 1 triệu đồng), trừ cho người nộp thuế 4 triệu đồng, cho 2 người phụ thuộc (3,2 triệu đồng), khoản thu nhập làm căn cứ tính thuế còn lại là 6,8 triệu đồng. Số tiền này được quy về 2 mức thuế suất 5% và 10%, trong đó, 5 triệu đồng đóng theo thuế suất 5%, tương đương với 250.000 đồng, 1,8 triệu đồng còn lại đóng thuế suất 10%, tương đương với 180.000 đồng. Như vậy, tổng số thuế mà người có thu nhập 15 triệu đồng một tháng vào khoảng 420.000 đồng. Còn lại là thu nhập của người nộp thuế chứ không phải họ chỉ được chi tiêu trong 7,2 triệu đồng giảm trừ gia cảnh.

    - Như vậy, theo bà, đã cần thiết phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân?

    - Nếu chỉ xét dưới yếu tố lạm phát và tác động của giá cả thì chưa nên sửa Luật vội. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế mà nhận thấy có vấn đề phát sinh thì chúng ta vẫn cần nghiên cứu để sửa cho phù hợp. Trong bối cảnh hiện nay, nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao hơn cũng không giải quyết được vấn đề. Cái chính là chúng ta nới rộng khung thuế suất, hoặc có thể giảm mức thuế suất bậc 1 từ 5 % xuống 3%... cũng là một cách để hỗ trợ cho những người đang nộp thuế, kể cả những người có mức thuế nộp hiện hành tương đối cao (không ít người đang nộp thuế thu nhập cá nhân có tỷ trọng tiền thuế trên thu nhập trên 25% so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Nếu làm phép so sánh, theo bà giữa việc sửa và chưa sửa Luật thì cái nào có lợi cho người đóng thuế?

    - Những đối tượng gặp khó khăn đã được chúng ta miễn thuế rồi. Các đối tượng còn lại là những người có thu nhập cao nên chúng ta cần kêu gọi họ đóng thuế để chung tay cùng với Chính phủ tăng thu ngân sách.

    Thuế là nghĩa vụ của mọi công dân, mỗi người đóng góp một ít sẽ góp phần nào đó để chung tay xây dựng đất nước. Cần phải đặt ngân sách Nhà nước với người dân, tất cả các khoản chi tiêu hiện nay đều đặt gánh nặng lên ngân sách Nhà nước. Càng lạm phát thì càng cần phải xử lý các vấn đề đối với bà con vùng sâu, vùng xa, những vùng gặp khó khăn... Những khoản chi lấy từ đâu, lấy từ ngân sách mà Thuế là một trong số nguồn đó. Nói chung là người dân ai cũng muốn được miễn giảm gia cảnh, bớt phải đóng thuế tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung thì ngân sách Nhà nước cũng rất cần được chia sẻ.

    Tôi có cảm giác thuế thu nhập cá nhân đang bị hiểu sai. Rất nhiều người hỏi: Sao chỉ cho con tôi ăn có 1,6 triệu đồng. Cách hiểu này là sai. Vì theo cách giảm trừ này người có thu nhập 10 triệu cũng chỉ phải đóng thuế 140.000 đồng, 15 triệu thì đóng thuế khoảng 430.000 đồng chứ không phải họ phải đóng thuế tất tần tật.

    - Là người xây dựng chính sách thuế và cũng là một người nội trợ, bà có cảm giác gì mỗi lần đi chợ thấy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao?

    - Là một người làm công ăn lương và cũng là phụ nữ đảm nhận công việc gia đình, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn chung. Gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng, giá điện tăng, tiền chi hàng tháng phải trả cao hơn, giá xăng tăng, đi lại cũng bị đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, cần phải xét dưới nhiều góc độ ngân sách Nhà nước cần phải chi nhiều cho phúc lợi xã hội, hỗ trợ người nghèo, mỗi người cần chung tay góp sức.

    - Nhiều ý kiến cho rằng Luật hiện mới nắm được người có tóc chứ chưa nắm được kẻ trọc đầu, nghĩa là thuế mới chỉ thu chủ yếu vào đối tượng là đại bộ phận người làm công ăn lương và chi trả qua ngân hàng, bà nghĩ sao?

    - Đúng như vậy, rất nhiều người đóng thuế chân chính, tuân thủ các quy định của pháp luật song cũng không ít đối tượng có thu nhập bên ngoài khá cao nhưng không quản lý được những khoản tiền này để tính thuế. Đây là một trong những vấn đề tồn tại, cách thức quản lý của chúng ta chưa tốt và cần phải hoàn thiện trong thời gian tới.

    Các nhóm đối tượng nằm trong diện điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân:

    Nhóm đối tượng thứ nhất: hộ nông dân, ngư dân, diêm dân...

    Trên 75% dân số nước ta làm ăn trong lĩnh vực nông nghiệp, mà Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định rất rõ thu nhập của những người làm nghề nông, lâm ngư nghiệp, trực tiếp sản xuất, chăn nuôi , nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản... thì dù họ thu nhập được bao nhiêu: Vài trăm nghìn hay vài tỷ đồng thì cũng được miễn thuế. Hay nói cách khác, Luật chưa "chạm " tới đối tượng này. Và đương nhiên mức giảm trừ gia cảnh chưa làm họ quan tâm.

    Nhóm đối tượng thứ 2 - hộ kinh doanh cá thể, những người hành nghề độc lập như cho thuê nhà, mở cửa hàng bán lẻ... Trước đây, đối tượng này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% trên tổn thu nhập ,nay họ được chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân, được giảm trừ gia cảnh , nộp thuế theo thuế suất thấp hơn (biểu thuế lũy tiến từng phần từ 5 % đến 35% tùy theo thu nhập) Sau hơn hai năm thực hiện, khoản điều tiết về thuế thu nhập cá của họ được giảm đi rất nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây. Như vậy, thuế thu nhập cá nhân cũng không ảnh hưởng mấy đến đối tượng thứ 2 này.

    Đối tượng thứ 3: Cán bộ,công chức, người làm công ăn lương..

    Cá nhân đóng thuế thu nhập cá nhân thuộc nhóm này, cũng chính là là người nằm trong diện điều chỉnh của Pháp lệnh Thuế thu nhập cao trước đây. Chúng tôi và ngay bản thân người nộp thuế đều khẳng định: So với Pháp lệnh cũ, số thuế mà họ đóng góp cho Luật mới được giảm đi đáng kể...

    Nhóm đối tượng cuối cùng là những người hành nghề tự do như: xe ôm, xích lô, bán hàng rong..... đối tượng này hiện cũng chưa nằm trong diện chịu thuế vì thu nhập của họ cũng không cao, sau khi giảm trừ gia cảnh, họ không được xếp vào nhóm đóng thuế.
    (Theo Vnexpress)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #90061   23/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    #ff0000;">Thuế TNCN: "Sửa lúc này là quá vội vàng"
    Thứ Tư, ngày 23/03/2011, 09:42

    - Đó là ý kiến của ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên hôm qua, 22-3-2011.

    Kinh tế đang lạm phát, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn. Ông có cho rằng Quốc hội cần xem xét và ra nghị quyết tạm ngừng thu thuế thu nhập cá nhân như năm 2009 đã từng làm?

    Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - ngân sách Quốc hội: "Trong số hơn 51 triệu lao động có thu nhập chỉ có 330.000 người phải chịu thuế thu nhập cá nhân; hơn 50 triệu người có thu nhập khác có phải đóng thuế thu nhập cá nhân đâu?".
    Bối cảnh điều chỉnh thu thuế thu nhập cá nhân năm 2009 là nền kinh tế đang suy thoái. Lúc đó Quốc hội đưa ra chính sách miễn thuế để kích thích tiêu dùng, sản xuất. Còn năm nay thì ngược lại, lạm phát cao nên phải có chính sách hút tiền ra khỏi lưu thông, thắt chặt tiêu dùng nên thuế thu nhập phải ngược lại. Đừng nghĩ sẽ có chính sách như năm 2009.

    Trong bối cảnh lạm phát, giá tiêu dùng tăng nhanh nhưng mức giảm trừ gia cảnh để chịu thuế vẫn không thay đổi nên nhiều ý kiến đề nghị cần tăng mức giảm trừ gia cảnh hoặc hạ thuế suất, quan điểm của ông thế nào?

    Chưa thể nói biểu thuế thấp hay cao. Nhưng nếu đưa thấp xuống thì sẽ đánh rộng ra. Tôi cho rằng sửa thuế thu nhập cá nhân lúc này là quá vội vàng. Nhiều khi chúng ta bị áp lực như giá cả, rồi báo chí… mà cứ thay đổi thì có khi phản tác dụng. Nói giá tăng, đời sống nhân dân khó nhưng phải xem bộ phận khó khăn đó có nằm trong diện chịu thuế thu nhập hay không vì trong số hơn 51 triệu lao động có thu nhập chỉ có 330.000 người phải chịu thuế thu nhập cá nhân; hơn 50 triệu người có thu nhập khác có phải đóng thuế thu nhập cá nhân đâu? Anh đi hỏi ông lái xe taxi, bà bán rau rồi nói khó khăn nhưng mấy người đó có nộp (thuế thu nhập cá nhân – PV) đâu!

    Nếu điều chỉnh không cẩn thận sẽ không còn thuế thu nhập cá nhân mà là thuế thu nhập cao. Đã là thuế thu nhập cá nhân thì phải theo nguyên tắc: anh có thu nhập thì phải nộp thuế, tất nhiên có tính đến các yếu tố xã hội như giảm trừ gia cảnh… nhưng phải thể hiện bản chất là thuế thu nhập cá nhân.

    Nhưng vừa rồi có thông tin bộ Tài chính cũng đang xem xét đề nghị sửa luật Thuế thu nhập cá nhân?

    Không phải sửa mà là nghiên cứu, xem xét thuế thu nhập cá nhân với thị trường chứng khoán như thế nào. Mà nghiên cứu thì còn nhiều ý kiến khác nhau.

    Anh đi hỏi ông lái xe taxi, bà bán rau rồi nói khó khăn nhưng mấy người đó có nộp (thuế thu nhập cá nhân – PV) đâu!

    Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội
    Tôi cho rằng hãy để nó (luật Thuế thu nhập cá nhân – PV) ổn định, đừng vì một vài sóng gió hôm nay mà thay đổi. Mong muốn nhất của ta hiện nay là ổn định chính sách. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng nhận xét chính sách ta thiếu ổn định!

    Chính phủ vừa báo cáo cho biết năm 2010 có nhiều khoản thu vượt so với dự toán. Theo ông nên sử dụng khoản thu vượt này thế nào, có ưu tiên cho nâng lương hay phục vụ an sinh xã hội?

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc này trên cơ sở luật Ngân sách. Theo tôi, cũng nên ưu tiên giảm bội chi, ưu tiên chi trả nợ và có cơ chế tăng thu cho địa phương, cho an sinh xã hội nhưng phải trên cơ sở luật pháp, cụ thể là khoản 1 điều 59 luật Ngân sách.

    Ông có thấy nên điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát (7%/năm) trong năm nay không vì mới quý 1 mà lạm phát đã được dự báo có thể lên đến 6%?

    Dù lạm phát đầu năm tăng cao nhưng chúng ta mới đi hết quý 1. Phải nhìn vào sáu tháng cuối năm đã. Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội mới thông qua, chưa nên điều chỉnh gì!

    Báo Sài Gòn Tiếp Thị

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #90634   25/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sự “vội vàng” cần thiết

    Trong khi nhà nước kêu gọi người dân chia sẻ khó khăn ngay lập tức, chấp nhận giá điện tăng, xăng tăng, lãi suất tiền gửi không quá 14%... thì chuyện chia sẻ gánh nặng thuế lại bị cho là “vội vàng”.


    “Sửa vào lúc này là quá vội vàng!”


    Cho rằng đặt vấn đề sửa luật Thuế thu nhập cá nhân lúc này là “quá vội vàng”, ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm uỷ ban Tài chính – ngân sách Quốc hội lý giải: “Hãy để nó (luật Thuế thu nhập cá nhân – PV) ổn định, đừng vì một vài sóng gió hôm nay (lạm phát – PV) mà thay đổi. Mong muốn nhất của ta hiện nay là ổn định chính sách. Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng nhận xét chính sách ta thiếu ổn định”.




    Không rõ theo ý ông, sửa lúc nào là không “vội vàng”.


    Ổn định là yêu cầu, điều kiện để phát triển. Sự ổn định của luật pháp nói chung, của một luật như luật Thuế thu nhập cá nhân là yêu cầu không chỉ của Nhà nước mà còn của người dân theo nghĩa giúp dự liệu được chi tiêu.


    Việc sửa, đồng nghĩa với việc giảm tính ổn định của luật này đặt ra trong bối cảnh đang có những mất ổn định kinh tế vĩ mô mà lạm phát cao là biểu hiện tác động trực tiếp nhất đến đời sống người dân, người nộp thuế.


    Ngay trong quá trình lấy ý kiến góp ý xây dựng luật này, đã có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung nhưng ban soạn thảo vẫn xin giữ quan điểm của mình. Từ đó đến nay, trong giới chuyên môn, dưới góc độ khoa học, những lo ngại về tính hợp lý của nó không phải đã hết. Nhưng chỉ khi lạm phát tăng vọt, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân – người đóng thuế, nguyện vọng xem xét lại luật sao cho giảm thiểu gánh nặng đóng góp của người dân mới trở nên gay gắt và chính đáng.


    Cũng không rõ sự “ổn định” mà ông Hiển muốn có là ổn định nào? Ổn định tuổi thọ của luật hay ổn định nguồn thu mà luật này mang lại. Nếu chỉ là ổn định tuổi thọ cho luật thì về mặt kỹ thuật xây dựng luật, kinh nghiệm thế giới cho thấy các nước đang phát triển (thường có lạm phát cao) thường chọn cách xây dựng luật hiệu chỉnh tự động theo lạm phát. Vì vậy, sửa luật theo hướng này, chấp nhận một sự thiếu ổn định bây giờ, sẽ đảm bảo tính ổn định lâu dài về sau.


    Nếu là ổn định nguồn thu thì thật không công bằng cho người đóng thuế. Những lo lắng nếu miễn giảm đến mức nào đó thì thuế thu nhập cá nhân – đánh vào bất kỳ ai có thu nhập – sẽ thành thuế đối với người có thu nhập cao là có thể hiểu. Nhưng ở nước nào cũng vậy, thu nhập sau khi chi đủ cho nhu cầu bản thân mới bị đóng thuế. Những ghi nhận gần đây đều cho thấy mức chiết trừ gia cảnh hiện nay của ta là quá thấp. Không ít người phải đi vay mượn mới đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình mà vẫn phải đóng thuế. Sự không công bằng còn ở chỗ trong khi nhà nước kêu gọi người dân chia sẻ khó khăn ngay lập tức, chấp nhận giá điện tăng, xăng tăng, lãi suất tiền gửi không quá 14%... thì chuyện chia sẻ gánh nặng thuế lại bị cho là “vội vàng”.


    Giả thiết Quốc hội sẽ ra nghị quyết tạm ngừng thu thuế thu nhập cá nhân như năm 2009 bị ông Hiển bác bỏ với lý lẽ lúc đó kinh tế suy thoái, làm vậy để kích thích tiêu dùng, còn giờ lạm phát cao, “phải có chính sách hút tiền ra khỏi lưu thông, thắt chặt tiêu dùng nên thuế thu nhập cá nhân phải ngược lại”. Thắt chặt tiêu dùng tập trung vào thắt chặt chi tiêu công, sao lại bắt dân giảm tiêu dùng (vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu) để góp phần kiềm chế lạm phát? Ở một khía cạnh khác, có ý kiến cho rằng, cho dù có thu thuế để thu tiền về thì điều này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu Nhà nước để nguyên tiền không xài. Quá trình này có thể sẽ không diễn ra vì một trong những giải pháp giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP là tăng thu ngân sách 7 – 8%. Chỉ tiêu giảm bội chi là con số tương đối, nếu tăng thu được nhiều thì số chi (tuyệt đối) có thể không giảm mà có khi còn tăng.


    Trong lúc Chính phủ đang bỏ tiền ra để lo chính sách an sinh xã hội cho người nghèo thì giảm gánh nặng thuế cho người phải đóng thuế có thể xem là giải pháp an sinh chủ động, vì nếu không may vì vậy mà họ rơi vào cảnh cần phải hỗ trợ thì Nhà nước cũng phải có giải pháp. Báo chí đưa tin thủ tướng của Trung Quốc, sau khi giao lưu trực tuyến với người dân, biết tình cảnh, nguyện vọng của họ trước lạm phát (vốn thấp hơn Việt Nam rất nhiều), đã thực hiện động thái kinh tế – chính trị an dân là đề xuất chính sửa luật – nâng mức chịu thuế thu nhập cá nhân.


    Nếu đã thống nhất góc nhìn như vậy thì vấn đề còn lại chỉ là chuyện kỹ thuật. Việc sửa luật để phù hợp với diễn biến giá cả mang tính tình thế và sửa để có được một luật khoa học, vì vậy mà “ổn định”, thiết nghĩ không mâu thuẫn gì về mục tiêu.

    Theo Nguyên Lê
    Báo SGTT

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #90637   25/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Phương án nào cho thuế thu nhập cá nhân?

    Trong lúc chờ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Chính phủ (CP) có thể đề nghị Quốc hội (QH) ban hành nghị quyết giảm trừ thuế với mức tuyệt đối nào đó cho các đối tượng chịu thuế TNCN.
    Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH, ông Cao Ngọc Xuyên đưa ra gợi ý trên khi trao đổi quanh việc sửa đổi Luật Thuế TNCN.

    Nếu phải chờ thời gian khá lâu mới tiến hành sửa luật liệu có quá chậm so với bối cảnh giá cả và các chi phí đã tăng cao hơn nhiều so với thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực. Theo ông, có nên rút ngắn thời điểm sửa luật để tránh thiệt thòi cho người nộp thuế?

    Kỳ họp thứ 9 của QH khóa XII khó có thể sửa ngay được Luật Thuế TNCN nhưng nếu CP chuẩn bị sẵn sàng và quyết tâm sửa luật sớm thì có thể trình QH cho ý kiến bổ sung vào chương trình làm luật năm 2011 và thảo luận, biểu quyết tại kỳ họp thứ 2 của QH khóa XIII (vào tháng 10.2011). Sau 45 ngày QH thông qua luật là đã có thể thi hành. Như vậy thì ngay ngày 1.1.2012 đã có thể áp dụng quy định của Luật thuế TNCN sửa đổi.

    Từ nay đến khi ban hành luật sớm nhất theo cách ông nói cũng mất gần 1 năm, trước khi sửa được luật, CP có nên trình QH thông qua Nghị quyết miễn, giảm, hoãn nộp thuế (Nghị quyết) như đã từng áp dụng vào đầu năm 2009?

    Đó cũng là một phương án.

    Nếu ban hành Nghị quyết thì nên thực hiện như thế nào, thưa ông?

    Nếu QH ban hành Nghị quyết thì nên giảm thuế cho các đối tượng nộp thuế theo mức tuyệt đối, ví như mỗi đối tượng được giảm 80.000 - 100.000 đồng/tháng, hay cao hơn tùy theo cách tính toán cụ thể của Bộ Tài chính, coi đó là trợ cấp của Nhà nước cho những người nộp thuế do việc chi phí ăn tiêu tăng lên, nhưng mức giảm phải đồng đều với tất cả mọi người nộp thuế chứ không phải nộp nhiều được trừ nhiều, nộp ít trừ ít. Còn những người phải nộp dưới mức được hỗ trợ thì không được bù thêm tiền mà coi như không phải nộp. Muốn vậy, CP phải trình QH ban hành Nghị quyết về việc giảm trừ thuế theo cách nói trên.

    Căn cứ để tính mức trừ tuyệt đối là dựa trên mức tối thiểu nộp thuế, trượt giá những năm vừa rồi, nhu cầu phát sinh mới của cuộc sống, tác động giá cả khách quan...

    Nếu thực hiện mức giảm này thì ngay trong kỳ họp thứ 9, Chính phủ có thể trình QH ban hành Nghị quyết để áp dụng luôn trong thời gian tới.

    (Theo Thanh Niên)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #91496   29/03/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Gỡ vướng cho Luật Thuế Thu nhập cá nhân: Bỏ con tép, bắt con tôm

    Việc Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho phù hợp với tình hình hiện nay và phương án miễn, giảm thuế mà các chuyên gia đề xuất khiến nhiều người dân vui mừng và hy vọng được chia sẻ gánh nặng chi phí trong bối cảnh giá cả tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số ý kiến gây bức xúc cho nhiều người.
    Có ý kiến cho rằng, việc miễn, giảm thuế TNCN sẽ tác động làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế, gây áp lực lên chỉ số CPI, đi ngược lại với chủ trương giảm tổng cầu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế trong Nghị quyết 11 ban hành trước đó. Vì vậy, không nên miễn, giảm thuế TNCN. Cách hiểu này chưa đúng. Trên thực tế, việc "giảm tổng cầu" mà Chính phủ hướng tới là giảm cầu ở lĩnh vực đầu tư, ở các dự án lãng phí, kéo dài, kém hiệu quả; Giảm đầu tư công, chi tiêu công... để kiềm chế lạm phát chứ không "nhắm" vào giảm cầu tiêu dùng. Có một thực tế ai cũng nhìn thấy, đó là việc miễn, giảm thuế TNCN trong bối cảnh hiện nay chỉ chia sẻ bớt gánh nặng giá cả tăng quá nhanh, quá cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân chứ khó kích thích tiêu dùng tới mức làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế như lo ngại của một số người. Thậm chí, tăng tổng cầu hàng hóa tiêu dùng còn có tác dụng kích thích vòng quay vốn của doanh nghiệp, kích thích phát triển sản xuất, giải quyết việc làm... từ đó giảm lạm phát. Như vậy có thể thấy, việc miễn giảm thuế nếu xét theo khía cạnh này, chỉ có lợi mà không gây bất cứ tác động tiêu cực nào tới nền kinh tế.

    Lại có ý kiến cho rằng, "những người dân khó khăn" không nằm trong đối tượng chịu thuế TNCN vì hiện mới chỉ có 330.000 người phải nộp thuế này. Cần phải nhắc lại là, thuế TNCN của ta hiện nay chủ yếu "nắm người có tóc", đó là những người làm công ăn lương luôn luôn trong cảnh "lương tăng không kịp giá", những người, những gia đình bị tác động mạnh mẽ của việc tăng giá thực phẩm, giá điện, giá gas, giá xăng... Vì thế, không thể nói đối tượng này chưa đủ khó khăn. Còn hàng ngàn, hàng vạn người không nằm trong số 330.000 người nộp thuế nói trên nhưng do giá cả tăng cao, thu nhập trước đây không đủ trang trải cuộc sống, họ đang cố gắng làm thêm chỗ nọ, chỗ kia nhưng mỗi khoản thu nhập từ 500.000 đồng trở lên vẫn bị khấu trừ 10% tiền thuế TNCN. Tất nhiên, cuối năm nếu chứng minh được thu nhập không quá ngưỡng chịu thuế, họ sẽ được hoàn thuế. Nhưng để hoàn thuế được còn là cả một câu chuyện dài. Vậy những đối tượng chịu thuế này, đã được coi là khó khăn hay không?

    Cũng không ít ý kiến lo ngại, nếu nâng mức khởi điểm chịu thuế cao hơn thì Luật Thuế TNCN bị biến thành thuế cho người có thu nhập cao. Nhưng ai cũng biết, thu nhập chịu thuế trên thực tế phải được tính sau khi chi trả đủ cho nhu cầu bản thân. Đó là lý do, khi xây dựng luật, các nhà soạn thảo mới phải nghiên cứu rất kỹ về giá, lương... rồi mới đưa ra ngưỡng thuế hợp lý.

    Tất nhiên để sửa một luật (lại là một luật mới ra), nhất là phải sửa ngay... không thể không có áp lực. Nhưng một bộ luật mà khi áp dụng tất cả các đối tượng, từ người soạn thảo, cơ quan quản lý, các đại biểu QH, chuyên gia kinh tế, người dân... đều thấy rõ sự bất hợp lý thì việc chỉnh sửa là điều không cần phải bàn cãi. Trong trường hợp chưa thể chỉnh sửa ngay, nhất thiết phải có một giải pháp dung hòa như miễn, giảm thuế cho người dân. Số tiền miễn, giảm thuế nếu thực hiện không lớn nhưng lại đáp ứng nguyện vọng thiết thực, chính đáng của người dân và cũng là biện pháp "an sinh xã hội" hiệu quả nhất, thiết thực nhất như chủ trương của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Như vậy, ta đã "bỏ con tép" nhưng "bắt được con tôm".

    (Theo Thanh Niên)

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #96788   20/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Thu nhập dưới 5 triệu: Miễn thuế TNCN?
    Nếu Quốc hội chấp thuận, người độc thân có thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên mới bị đánh thuế TNCN

    Thu nhập dưới 5 triệu: Miễn thuế TNCN?

    Thứ Tư, ngày 20/04/2011, 09:20
    (Tin tuc) - Những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) là: người độc thân có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng; trên 5,6 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc và trên 7,2 triệu đồng/tháng nếu có hai người phụ thuộc.

    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

    Ngày 19-4, một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã đề xuất sửa một số điểm trong Luật Thuế TNCN như trên. Nếu Quốc hội chấp thuận sẽ áp dụng ngay từ tháng 7 này.

    Ngoài kiến nghị nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN từ tiền công, tiền lương như trên, Bộ Tài chính còn đề xuất Chính phủ về việc miễn thuế suất 5% đối với cổ tức và miễn thuế 0,1% trên giá trị giao dịch đối với đầu tư chứng khoán. Theo Bộ Tài chính, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3-2011, Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất này nhưng chưa kịp trình cho Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi.

    Theo phân tích của vị lãnh đạo Bộ Tài chính: Trong tình hình thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện nay thì mức thuế 5% đối với cổ tức là quá cao. Mặt khác, trong khi các nhà đầu tư chứng khoán phải nộp thuế từ tiền cổ tức thì tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm (bao gồm gửi tiền đồng, vàng hay ngoại tệ) đều được miễn thuế TNCN là không công bằng đối với nhà đầu tư chứng khoán. Với đề xuất miễn 0,1%/giao dịch đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, vị lãnh đạo phân tích: Thực tế quý I vừa qua lợi nhuận trên thị trường chứng khoán là -10,6%. Từ đầu năm đến nay, các công ty môi giới chứng khoán đều lỗ. Nếu lỗ mà vẫn phải nộp thuế sẽ không khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.

    Thu nhập dưới 5 triệu: Miễn thuế TNCN?, Tin tức trong ngày, thue thu nhap ca nhan, bo tai chinh, luong, bac luong, mien thue, tin tuc 24h

    #0000ff;">Nếu Quốc hội chấp thuận, người độc thân có thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên mới bị đánh thuế TNCN

    Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu Quốc hội chấp thuận với phương án nêu trên sẽ có khoảng 200.000-250.000 người được miễn thuế. Trong đó có khoảng 100.000 tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ được miễn, giảm thuế.

    250.000 người sẽ được miễn thuế TNCN nếu đề xuất của Bộ Tài chính được Quốc hội chấp nhận.

    Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết: Bộ cũng chấp thuận đề xuất của TP.HCM về việc giảm thuế TNCN cho các hộ kinh doanh phòng trọ, nhà trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê và trong tháng này sẽ có hướng dẫn cụ thể. Theo đó, nếu các hộ kinh doanh cam kết với địa phương không tăng giá cho thuê nhà từ ngày 1-1 thì sẽ được giảm 20% tiền thuế. Theo ông Tuấn, giá xăng dầu, điện, nước… tăng cao từ đầu năm đến nay. Chỉ riêng quý I, lạm phát đã tăng 6,2%, nếu không hỗ trợ hộ cho thuê nhà trọ là không hợp lý.

    “Khi trình ra Chính phủ, Bộ Tài chính có nói rõ việc miễn thuế TNCN có ảnh hưởng đến ngân sách nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ mà Quốc hội giao cho đầu năm. Năm nay dự toán tiền thu từ thuế TNCN khoảng 29.000 tỉ đồng, chiếm rất nhỏ so với tổng thu ngân sách. Hy vọng Chính phủ sẽ chấp thuận đề xuất miễn thuế TNCN trong phiên họp thường kỳ Chính phủ vào tháng 5-2011. Tiếp đến Bộ Tài chính sẽ làm việc với các ủy ban của Quốc hội để Quốc hội đưa nội dung đề xuất miễn thuế vào chương trình làm luật trong kỳ họp tháng 7 tới” - lãnh đạo Bộ Tài chính nói.
    Nguồn: 24h

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (20/04/2011)
  • #96803   20/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    kajnodo92 viết:


    Thu nhập dưới 5 triệu: Miễn thuế TNCN?

    Thứ Tư, ngày 20/04/2011, 09:20
    (Tin tuc) - Những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) là: người độc thân có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng; trên 5,6 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc và trên 7,2 triệu đồng/tháng nếu có hai người phụ thuộc.

    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày





    Chỗ tô đậm báo viết sai rồi. Số đúng phải là 4 triệu theo mức hiện nay.

    Nếu bài báo viết đúng, nghĩa là BTC chỉ muốn nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN cho người độc thân, không thay đổi gì hết cho người có người phụ thuộc thì quả thật tôi không hiểu các bác ở BTC suy nghĩ như thế nào . Thà đừng sửa gì hết còn hơn làm nửa vời
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 20/04/2011 12:50:55 PM thêm bài viết
     
    Báo quản trị |  
  • #96936   20/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Em thấy nhiều báo cùng đăng tin này lắm, em nghĩ là đúng thật. Tình hình VN thế này thì mức khởi điểm chịu thuế TNCN còn tăng nữa, Lạm phát, VN đồng ngày càng mất giá.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #97126   21/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Thông tin này vừa được đăng trên VnExpress.  Nó phải như thế này mới đúng chứ. Mấy báo khác hôm qua toàn copy paste nên sai tuốt luốt

    Thu nhập dưới 5 triệu đồng có thể được miễn thuế

    Bộ Tài chính đang hoàn tất phương án miễn giảm thuế thu nhập cá nhân để trình Chính phủ. Nếu được thông qua, các đề xuất này sẽ được trình Quốc hội trong phiên họp vào tháng 7 tới.
    >'Thuế thu nhập cá nhân đang bị hiểu sai'
    >Nỗi lo giá cả ám ảnh người đóng thuế thu nhập cá nhân

    Theo đề xuất của Bộ Tài chính 3 đối tượng sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, gồm người có thu nhập dưới 5 triệu đồng một tháng và không nuôi người phụ thuộc. Trường hợp thứ 2 được miễn là cá nhân có thu nhập dưới 6,6 triệu đồng và nuôi một người phụ thuộc. Đối tượng thứ 3 được miễn thuế là người có thu nhập dưới 8,2 triệu đồng một tháng và nuôi 2 người phụ thuộc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    kajnodo92 (21/04/2011)
  • #97149   21/04/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Đối tượng được đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập trong khoảng từ 5 triệu đến 8,2 triệu đồng/tháng. Tính ra có khoảng 220.000 - 250.000 người được miễn thuế

    Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ Tài chính đang đề nghị Quốc hội miễn thuế TNCN cho một số đối tượng. Đây là giải pháp cấp bách nhằm khắc phục phần nào những bất cập của Luật Thuế TNCN sau 3 năm thực hiện và giảm bớt khó khăn cho người dân trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

    #4682b4;">Các doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân của người lao động tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY

    40% người làm công ăn lương được miễn

    Đối tượng được đề xuất miễn thuế là người độc thân có thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Với mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng cho một người phụ thuộc như luật hiện hành thì các đối tượng được miễn thuế tiếp theo là người có thu nhập 6,6 triệu đồng tháng nhưng có một người phụ thuộc và người có thu nhập 8,2 triệu đồng/tháng có 2 người phụ thuộc. Thời gian miễn thuế kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến hết năm 2011, không thực hiện hồi tố. Dự thảo này sẽ được trình lên Quốc hội trong kỳ họp tháng 7 tới. Nếu Quốc hội chấp thuận, thời gian miễn thuế TNCN sẽ được thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2011.

    Theo luật thuế hiện hành, các đối tượng nói trên đều có thu nhập chịu thuế là 1 triệu đồng/tháng với mức thuế suất 5%. Như vậy, tiền thuế TNCN được miễn là 50.000 đồng/tháng. Một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết nếu Quốc hội chấp thuận, số tiền thuế được miễn không cao nhưng tác động đến xã hội rất lớn. Tính ra, có khoảng 220.000 – 250.000 người sẽ được miễn thuế với tổng số tiền gần 3.000 tỉ đồng. Trong đó có khoảng 100.000 tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ được miễn, giảm thuế, còn lại chủ yếu là người làm công ăn lương.

    Đáng lưu ý là các đối tượng được miễn thuế TNCN đều rơi vào diện chịu thuế 5%, tức là những người có thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống, chưa được coi là người có thu nhập cao. Trong số 7 triệu người có thu nhập chịu thuế TNCN hiện nay, đối tượng chịu thuế 5% chiếm số lượng lớn. Theo đề xuất này, có khoảng 40% người làm công ăn lương đang nộp thuế TNCN sẽ được miễn.

    Tờ trình của Bộ Tài chính cũng nêu rõ việc miễn thuế TNCN lần này tuy có ảnh hưởng đến thu ngân sách nhưng vẫn bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách cả năm. Dự kiến, trong tổng thu ngân sách thuế TNCN năm 2011 khoảng 29.000 tỉ đồng, số tiền miễn thuế chỉ chiếm gần 3.000 tỉ đồng.

    Đề xuất miễn thuế TNCN cho đầu tư chứng khoán

    Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ cũng đã thống nhất đề nghị trình Quốc hội sửa luật thuế TNCN trong tháng 10-2012, chỉ trong một kỳ họp. Trong tháng 5-2011, nhóm nghiên cứu của Bộ Tài chính sẽ họp bàn các phương án sửa đổi luật để thống nhất trình Chính phủ. Đây là thời điểm cả nước đã thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2010, tổng hợp báo cáo, chốt lại các số liệu. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính mới có đánh giá chính xác nhất về tác động của chính sách thuế đến các đối tượng cụ thể để có phương án sửa đổi phù hợp.

    Một quan chức Bộ Tài chính cho biết Bộ Tài chính nghiêng về phương án tính mức khởi điểm chịu thuế theo lương tối thiểu thay vì quy định cứng nhắc một con số cụ thể. Việc sửa luật thuế TNCN sẽ bảo đảm nguyên tắc tạo động lực cho phát triển, tức là dãn bậc thuế và giảm bậc cao nhất từ 35% hiện nay xuống 30-32% để giảm mức nộp thuế.

    Ngoài kiến nghị miễn thuế TNCN cho người có thu nhập từ tiền công, tiền lương, Bộ Tài chính cũng đề xuất Chính phủ miễn thuế suất 5% đối với cổ tức và miễn thuế 0,1% trên giá trị giao dịch đối với đầu tư chứng khoán. Mức thuế 5% đối với cổ tức hiện nay được coi là quá cao trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm và không công bằng vì người gửi tiết kiệm không phải chịu thuế trên tiền lãi.

    Phương Anh

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |