Thuế GTGT đối với thức ăn gia súc

Chủ đề   RSS   
  • #574925 30/08/2021

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Thuế GTGT đối với thức ăn gia súc

    Trong năm 2019, Công ty TNHH (A) có nghiệp vụ phát sinh sau:
    Sản xuất và bán thức ăn gia súc, gia cầm cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước
    Sản xuất và bán các loại miến, bún khô
    Kinh doanh thực phẩm tươi sống.
    Anh/ chị tư vấn cho công ty:
    1. Đối tượng nào không chịu thuế GTGT?tại sao? Quan điểm của anh/chị?
    2. Đối tượng nào áp dụng mức thuế suất 0%? Ý nghĩa?
     
    873 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangleminh111 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574944   30/08/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    * Trong nước:
     
    - Thức ăn gia súc gia cầm: theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) thì thuộc đối tượng không chịu thuế.
     
    - Miến, bún khô: thuế GTGT là 10% vì đã qua sơ chế thông thường và chế biến thành sản phẩm khác (Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
     
    - Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại: thuế GTGT là 5% (khoản 7 Điều 10 Thông tư 219/2013)
     
    Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.
     
    Tuy nhiên, anh lưu ý trường hợp theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219:
     
    "5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
     
    Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
     
    Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu."
     
    * Nước ngoài:
     
    Trường hợp bán các sản phẩm trên ra nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam thì thuế suất là 0% theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013.
     
    Điều kiện để được áp dụng thuế suất 0%: phải thỏa điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 219.
     
    ** Đối tượng áp dụng mức thuế suất 0% là các đối tượng được quy định tại Điều 9 Thông tư 219.
     
    Báo quản trị |