Thừa phát lại ở Pháp hoạt động như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #455524 01/06/2017

    hotranhung81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 6 lần


    Thừa phát lại ở Pháp hoạt động như thế nào?

    Thừa phát lại là một nghề xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay, hiện có 72 nước là thành viên của Liên minh Thừa phát lại quốc tế.

    Ở Việt Nam, Thừa phát lại xuất hiện từ thời Pháp thuộc, miền Bắc gọi là Chưởng tòa, miền Trung gọi là Mõ tòa, miền Nam là Thừa phát lại. Vì nhiều lý do nên sau năm 1975 , chế định Thừa phát lại không duy trì nữa.

    Hiện nay, chế định này bắt đầu được thực hiện thông qua kể từ thời điểm có  Nghị quyết số 107/2015/QH13, chính thức cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/01/2016.

    Đề tài nghiên cứu khoa học và ý kiến pháp lý xung quanh vấn đề này thì rất nhiều rồi. Vậy nên hôm nay mình chỉ muốn chia sẻ một clip về hoạt đông của chế định thừa phát lại của Pháp.

    Clip này có tất tần tật các hoạt động của Thừa phát lại bên Pháp. Các bạn theo dõi và trải nghiệm sự chuyên nghiệp của Thừa phát lại nước ngoài nhé. 


    http://www.youtube.com/watch?v=SHJ5HBrNHM4

    (Nguồn clip: Vi bằng Thừa phát lại) 

     
    3746 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455604   01/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Tại sao lại gọi là Thừa phát lại mà không phải là một cái tên gì khác cho dễ hình dung hơn nhỉ? Ví dụ như Văn phòng trợ giúp Tòa án, cơ quan tống đạt trực thuộc Tòa án, cơ quan lập vi bằng trực thuộc Tòa án,  v.v...như vậy có phải người nghe dễ hình dung hơn không bạn nhỉ? 

     

    Cập nhật bởi thanhvan312 ngày 01/06/2017 09:16:32 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    hotranhung81 (02/06/2017)
  • #455619   01/06/2017

    Chào bạn,mình xin giới thiệu về lịch sử hình thành Thừa Phát Lại bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc Vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 05/6/1862 nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ, sau đó là bản Hiệp ước ngày 06/6/1884, đặt Việt Nam trở thành một nước dưới quyền của Pháp.Hiện nay chế định Thừa phát lại được quy định ngày càng rõ thể hiện qua Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp xác định: “nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp”.

    Chủ trương xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQTW của Bộ Chính trị: “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”; “nghiên cứu chế định Thừ phát lại: trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương sau vài năm, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.
    Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó, giao cho Chính phủ quy đinh và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương.
    Ngày 24/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhh số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện thí điểm bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ, được Quốc hội, Chính phủ đánh giá tốt, được người dân đón nhận tích cực.
    Trên cơ sở kết quả thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Theo đó, Quốc hội giao cho Chính phủ triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết 31/12/2015. Bước đầu, hệ thống thừa phát lại dần được hình thành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc  Trung ương, phân bố đều trên cả nước.
    Ngày 26/11/2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Quốc hội ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, đồng thời quyết định chấm dứt việc thí điểm  và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 

    Theo mình cụm từ Thừa Phát Lại rất khó hiểu đối với những người không ở trong chuyên ngành vì vậy nên đổi lại một cái tên phù hợp và dân dã, dễ hiểu hơn. ( bài viết có tham khảo Tham khảo Bài giảng Khái quát chung về nghề Thừa phát lại- Học Viện Tư pháp)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    hotranhung81 (02/06/2017)