Thừa phát lại có thực hiện việc công chứng không?

Chủ đề   RSS   
  • #534657 05/12/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Thừa phát lại có thực hiện việc công chứng không?

    Hiện nay, việc mua bán nhà có lập vi bằng diễn ra khá phổ biến. Trong đó có nhiều thông tin rao bán các căn nhà, diện tích đất mà không rõ nguyên nhân dẫn đến chưa đủ điều kiện để được cấp  giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (sổ đỏ) cùng lời cam kết hoàn tất thủ tục "công chứng thừa phát lại" để người mua yên tâm. Vậy trong trường hợp này Thừa phát lại có được công chứng không?

    Để hiểu rõ trong trường hợp này, mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    1. Nhiệm vụ của Thừa phát lại là gì? Có bao gồm có công chứng không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định "Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan".

    Theo đó, căn cứ Điều 3 Nghị định này quy định thì các văn phòng Thừa phát lại được quyền thực hiện các công việc bao gồm:

    1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

    2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

    4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

    Do đó, theo quy định trên thì thừa phát lại không có quyền được công chứng. Việc người bán sử dụng cụm từ "công chứng thừa phát lại" là hoàn toàn không phù hợp. Việc dùng từ sai và tùy tiện như vậy có thể để nhằm mục đích thuyết phục người mua rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia. Do đó, bạn cần tỉnh táo trong trường hợp này và phân biệt rõ giữa công chứng và việc lập vi bằng (Chi tiết tại đây).

    Trong các giao dịch mua bán nhà đất nếu có yêu cầu của khách hàng thì các văn phòng Thừa phát lại  lập vi bằng liên quan đến giao dịch bất động sản. Vi bằng đó có thể được lập để: Ghi nhận hành vi giao nhận tiền đặt cọc của các bên; Ghi nhận hành vi các bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc hoặc ghi nhận các bên giao nhận tiền như một tiến trình trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất...Chứ không có tính pháp lý liên quan đến công chứng giấy tờ.

    2. Có thể công chứng ở đâu?

    Căn cứ khoản 1 Luật công chứng 2014 quy định:

    "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."

    Do đó, việc công chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản thì người dân nên đến các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để được các công chứng viên công chứng thì mới đúng quy định của pháp luật.

    Trong đó,

    - Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hoặc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

    Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    - Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công dưới hình thức công ty hợp danh nhằm thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

    Xem chi tiết về phòng công chứng và văn phòng công chứng tại đây;

    Vậy nên, trong quá trình tìm hiểu thông tin về việc mua bán nhà đất, cần cẩn thận trước những thông tin được người bán cung cấp và kiểm tra kỹ lương. Lưu ý những thông tin về công chứng để tránh rủi ro cho bản thân. Việc công chứng được thực hiện tại văn phòng công chứng và các cơ quan có thẩm quyền về công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản,...để đảm bảo tình pháp lý của giao dịch và có cơ sở khi có tranh chấp phát sinh.

    Xem thêm:

    >>> Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

    >>> Vi bằng thừa phát lại và những trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng

    >>> Trình tự, thủ tục lập vi bằng như thế nào là hợp pháp?

    >>> Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

    Cập nhật bởi Limma ngày 06/12/2019 08:20:49 SA
     
    2646 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    yuanping (06/12/2019) ThanhLongLS (05/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận