Thừa kế mảnh đất của bà

Chủ đề   RSS   
  • #446417 13/02/2017

    thanhtoandnqn

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế mảnh đất của bà

    Kính thưa luật sư,cho tôi hỏi về quyền kế thừa đất đai ,nhà cửa,tài sản.Bà nội tôi có một mảnh đất mà không có di chúc để lại,hiện tôi sinh sống cùng vợ con tại đó từ nhỏ đến giờ.Bà nội tôi có 3 người con bố tôi và 2 người con gái.Bố tôi đã mất trong chiến tranh lúc nhỏ,hiện nay còn 2 người cô.Bố tôi có 3 người con ,tôi là con trai và 2 người chi gái,và mẹ tôi nay 70 tuổi,cho nên tôi là trưởng tộc.

    vì thế luật sự cho tôi hỏi là:

    Thứ nhất: Theo như luật thừa kế thi tôi có được đứng tên mãnh đất đó được không,ai có thể đòi quyền chia đất đai ở đây không?nếu có thì tôi không đồng ý chia thì liệu pháp luật có cho chia không?

    Thứ hai :Bà nội tôi mất cách đến thời điểm này là đã được 5 năm,theo luật thì khi nào tôi có thể đứng tên sổ đỏ mảnh đất đó?

    kính mong luật sự trả lời giúp tôi.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     

     

    Cập nhật bởi thanhtoandnqn ngày 13/02/2017 04:02:23 CH
     
    11986 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447083   20/02/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    - Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là những đồng thừa kế di sản của bà bạn, họ là các con của bà bạn. Bố bạn mất nên các con được thừa kế thế vị (thay phần bố bạn đáng ra được hưởng nếu còn sống). 

    - Các đồng thừa kế đều có quyền yêu cầu chia thừa kế dù bạn có đồng ý hay không và họ được chia phần theo pháp luật do không có di chúc. Khi chưa chia di sản thì mình bạn đứng tên sở hữu là không hợp pháp.

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #453379   12/05/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn !

    Trườn hợp này cần phải xác định được nguồn gốc di sản, mặc định đó là tài sản riêng của bà bạn. Khi bà bạn mất không để lại di chúc, phần di sản đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế. Bao gồm: 2 cô bạn, bố bạn (bố bạn mất nên bạn và 2 người chị sẽ là người thừa kế thế vị)

    Bà bạn mất, những người thuộc hàng thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế đó. Nên việc bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận khi chưa phân chia di sản là không đúng theo quy định của pháp luật. Bạn có thể đứng tên trên toàn bộ diện tích đó trong trường hợp các hàng thừa kế từ chối nhận di sản hoặc giữa bạn và họ có thỏa thuận về việc chuyển quyền sở hữu phần di sản của họ cho bạn.

    Hy vọng những nội dung trên đây sẽ giúp ích cho vấn hề của bạn. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ những thắc mắc gì. Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #455361   31/05/2017

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Chào bạn!

    Bà nội bạn mất mà không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật, bà nội bạn có ba người con như vậy những người thừa kế của bà nội bạn thuộc những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm hai cô và bố của bạn. Tuy nhiên vì bố bạn đã chết nên áp dụng theo quy định về thừa kế thế vị thì bạn cùng với hai chị gái của bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế cảu bố bạn.

    Như vậy di sản thừa kế của bạn nội bạn sẽ được chia thành 3 phần cho những người thừa kế gồm hai cô của bạn chiếm 2 phần và ba chị em bạn chiếm 1 phần.

    Vì mảnh đất là di sản thưa kế của các đồng thừa kế nên bạn không được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mãnh đất này trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của những người còn lại. Và những người thừa kế này có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

    Bà bạn mất đã 5 năm, trong thời gian đó có tranh chấp gì liên quan đến quyền sử dụng đất của bà bạn hay không? Để được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này bạn phải có văn bản xác nhận liên quan đến mảnh đất này với những người thừa kế còn lại có công chứng làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn.

    Trân trọng

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  
  • #457684   16/06/2017

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn !

    - Bà của bạn mất mà không để lại di sản nên di sản sẽ được tiến hành chia theo pháp luật theo Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015.

    - Khi tiến hành chia di sản theo pháp luật thì bố bạn và 02 cô là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015. 

    - Vì bố bạn mất trước thời điểm bà bạn mất nên phần di sản mà ba bạn nhận được sẽ được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015.

    - Thời điểm bà bạn mất cách đây đã được 05 năm nên căn cứ vào Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 những người thừa kế có quyền yêu cầu mở thừa kế (thời hạn 30 năm). Phần di sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên bạn không thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mãnh đất bà bạn để lại trừ trường hợp các đồng thừa kế từ chối nhận phần di sản và toàn bộ di sản được chia cho bạn hoặc các đồng thừa kế đồng ý để bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các đồng thừa kế có quyền thỏa thuận người quản lý di sản mà bà bạn để lại.

    - Pháp luật hiện nay không có bất cứ quy định nào liên quan đến việc bà bạn (người để lại di sản) mất sau thời gian bao lâu thì bạn được đứng tên trên giấy chứng nhận QSD đất.

    -Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com