Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng

Chủ đề   RSS   
  • #454817 28/05/2017

    Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng

    "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” (Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015)

    Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về sự hiện diện của sự kiện bất khả kháng này trong một thời hạn hợp lý.

    Theo khoản 4 Điều 79 Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa 1980 có quy định như sau:

    Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”

    Theo quy định tại Điều 295 Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì:

    Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn
    trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại”.

    Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm hợp đồng theo như các điều khoản nêu trên là hoàn toàn hợp lí, vì lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thông báo cho bên có quyền biết, điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã không quan tâm đến những trở ngại đó, và không coi đó là sự kiện bất khả kháng. Chính vì vậy, trong trường hợp này, những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bất khả kháng, không là căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn xác đáng. Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng.

    Về việc vi phạm nghĩa vụ thông báo hiện nay đang tồn tại hai quan điểm:

    Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu người gặp phải sự kiện bất khả kháng không thông báo cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý thì họ sẽ mất quyền viện dẫn nó để làm căn cứ miễn trách nhiệm cho mình. Chẳng hạn, như điều kiện chung của Ủy ban kinh tế Châu Âu nêu rõ: “Người bán phải thông báo cho người mua bằng điện tín hay thư, tùy theo từng loại hàng, nếu không họ sẽ mất quyền viện dẫn sự kiện biện minh, trừ khi họ không thể thông báo được”.

    Quan điểm thứ hai và hiện nay đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn, đó là nếu không thông báo kịp thời thì bên gặp bất khả kháng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thời toàn bộ thiệt hại do việc không thông báo kịp thời đó gây ra, nhưng vẫn được quyền viện dẫn đến sự kiện bất khả kháng làm căn cứ miễn trách nhiệm. Điển hình cho quan điểm này là Công ước Viên năm 1980 như vừa nêu trên. Quan điểm này theo tôi là hợp lý. Bởi vì việc thông báo bất khả kháng là một nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc theo pháp luật quy định cho nên vi phạm nghĩa vụ thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do việc vi phạm đó gây ra. Còn việc miễn trách nhiệm do gặp bất khả kháng vẫn phải được thừa nhận. Lý do miễn trách phát sinh hiệu quả từ thời điểm xảy ra trở ngại hoặc nếu giấy báo không được gửi đi kịp thời thì sẽ tính từ thời điểm thông báo. Việc không thông báo làm cho bên vi phạm không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất do những mất mát đáng lẽ ra có thể tránh được, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tuy nhiên, các bên cần quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:

    + Gửi đến bên kia thông báo bằng văn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.

    + Kèm theo thông báo là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận.

    Vì vậy, việc chuẩn bị các chứng cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần thiết.

     
    17825 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    dauphan93 (28/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454818   28/05/2017

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Theo mình, việc thông báo là không cần thiết. Bất khả kháng thì miễn trừ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), k cần phải thông báo. Sau 01 năm mới thông báo mà bảo là hợp lý thì nó là hợp lý, đâu có quy định nào nói là thời hạn hợp lý phải trong khoảng thời gian dưới 01 năm/01 tháng/01 tuần/01 ngày...

     
    Báo quản trị |  
  • #454865   28/05/2017

    Mình nghĩ quan điểm này của bạn là không hợp lý lắm. Bởi vì, theo như các quy định mình đã nêu trên cùng với thực tế, nếu khi xảy ra trường hợp bất khả kháng bạn là bên chịu ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng mà không thông báo gì cho bên còn lại trong hợp đồng thì làm sao bên còn lại đó biết là bạn gặp phải sự kiện bất khả kháng, và biết cách để giải quyết kịp thời các ảnh hưởng phát sinh từ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng này gây ra, giảm thiểu được những tổn thất đến mức đáng kể.

    Mặt khác, nếu khi gặp sự kiện bất khả kháng mà bạn không thông báo gì cho bên còn lại trong hợp đồng thì nó đồng nghĩa với việ: bạn đã chấp nhận rủi ro, bạn có thể giải quyết được trường hợp này, không cần thông báo cho bên còn lại làm gì. Vậy bạn đâu cần viện dẫn điều khoản BKK để được hưởng miễn trách nhiệm nữa...

    Tuy nhiên, mình cũng đồng ý 1 phần với quan điểm của bạn. Đó là, việc các nhà lập pháp chỉ mới đưa ra quy định ở 1 "thời gian hợp lý" mà không không nói cụ thể thời gian hợp lý này là bao lâu, bắt đầu khi nào... Đây cũng là 1 điểm bất cập của PL hiện hành.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    145pct (12/06/2017)
  • #455148   30/05/2017

    babytax
    babytax

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2016
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 281
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Thời gian hợp lý là do các bên đưa ra. Luật pháp k quy định được "thời gian hợp lý", đây thuộc quyền tự do thỏa thuận của các bên, vì vậy như trên mình nói, thời gian hợp lý bao lâu bắt đầu khi nào 

    Thủ tục thông báo do các bên quy định tại hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #539339   26/02/2020

    Vậy cơ quan có thẩm quyền câp giấy chứng nhận sự kiện bất khả kháng ở Việt nam và các quốc gia là cơ quan nào

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithingocthaohn1@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/02/2020)