Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #416834 26/02/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên mới nhất

    Kể từ khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (01/7/2015), các trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa rất nhiều, đặc biệt là tại Luật này đã có một bước tiến bộ trong quy định mới về con dấu doanh nghiệp.

    Vậy thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên có gì mới? Và thực hiện ra sao? Mời các bạn xem hướng dẫn chi tiết bên dưới.

    Thủ tục thành lập công ty TNHH MTV mới nhất

    Hiện nay, có 02 hình thức đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên

    1. Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

    2. Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại  www.dangkykinhdoanh.gov.vn được hướng dẫn tại Hướng dẫn chi tiết đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia.

    Nếu bạn chọn phương thức đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thì làm theo các hướng dẫn bên dưới:

    Bước 1: cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên.

    Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

    4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

    a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân.

    b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

    (Xem chi tiết các biểu mẫu hồ sơ tại file đính kèm)

    Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người thành lập công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ trên tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Lưu ý: Chỉ tiếp nhận hồ sơ để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

    - Có đủ giấy tờ nêu trên.

    - Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    - Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

    - Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

    (Hiện nay, lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng)

    Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

    Bước 4: Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Thời hạn cấp:

    - Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

    Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

    Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    - Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    + Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

    + Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định.

    Xem thêm tại Những điều cần lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp.

    + Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

    + Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

    - Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả lệ phí.

    - Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký và nộp phí để nhận qua đường bưu điện.

    Lưu ý: Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.

    Một thông tin quan trọng nữa là việc Thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp. Mời các bạn xem chi tiết tại đây.

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật doanh nghiệp 2014.

    - Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

    - Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

    - Thông tư 176/2012/TT-BTC.

     
    9273 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (07/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận