Thủ tục nhận cha, mẹ cho con?

Chủ đề   RSS   
  • #515369 15/03/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Thủ tục nhận cha, mẹ cho con?

    Sếp của chị có chung sống không kết hôn với bạn A sinh được 2 người con: 
    1 bạn sinh năm 2015
    1 bạn sinh tháng 4/2018
    Giấy khai sinh 2 bạn ấy mang họ mẹ và nhập khẩu theo mẹ. Giờ mẹ 2 bạn ấy không muốn nuôi con, sếp chị muốn nhận con và làm lại giấy khai sinh thì thủ tục như thế nào?
     
    3057 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515375   15/03/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Trước hết THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cần xác định là trong giấy khai sinh của hai người con đó có ghi thông tin của người cha là sếp của chị hay không (?). Nếu trong giấy khai sinh đó không ghi nhận thông tin của người cha, thì phải thực hiện thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. Cụ thể sẽ thực hiện qua hai bước sau đây:
    Bước 1: Đăng ký nhận cha mẹ cho con. Đối với nội dung này anh/chị sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014:
    “Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
    1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
    Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.

    Lưu ý: - Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP;
                 -    Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 13 của Thông tư 15/2015/TT-BTP;
    Bước 2: Thủ tục bổ sung hộ tịch. Đối với nội dung này, anh/chị kiểm tra quy định tại Điều 29 của Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể:
    “Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
    1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
    2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
    Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung”.

     
    Báo quản trị |  
  • #536788   03/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp này của bạn là chỉ theo họ mẹ và trên giấy khai sinh chỉ thông tin của người mẹ đúng không? Trường hợp muốn làm lại giấy khai sinh có tên của người cha thì cần thực hiện thủ tục nhận cha cho con bạn nhé. Còn về việc nuôi con thì sau khi có làm xong thủ tục nhận cha con, làm xong giấy khai sinh thì có thể thỏa thuận với người mẹ về việc nuôi con này nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536824   04/01/2020

    Về vấn đề thủ tục nhận cha, mẹ cho con, theo quan điểm của mình sếp bạn có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền xác nhận cha, mẹ cho con, nếu tòa án chấp nhận yêu cầu của sếp bạn thì sếp bạn có thể thỏa thuận với người mẹ để nuôi con, trường hợp người mẹ không đồng ý sếp bạn có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con.

     
    Báo quản trị |  
  • #539868   29/02/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nếu sếp chị muốn nhận con thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền ghi bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. Tuy nhiên, trước khi ghi bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận con.
     
    Thủ tục đăng ký nhận cha, con áp dụng theo Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó Ủy ban nhân dân xã sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký; bao gồm các giấy tờ sau:
     
    - Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
    - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con;
    - Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, 
     
    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #567510   31/01/2021

     Để nhận lại con của mình sếp chị cần thực hiện các bước sau:

    Cụ thể sẽ thực hiện qua hai bước sau đây:
    Bước 1: Đăng ký nhận cha cho con.

    Căn cứ Điều 25 Luật Hộ tịch 2014Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

    Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân xã

    Thủ tục và hồ sơ:

    Trước tiên, phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

    Tiếp theo, người yêu cầu nhận con trực tiếp có mặt và trực tiếp nộp hồ sơ gồm:

    a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

    b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;

    c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

    Lưu ý: Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể:

    1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

    2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.


    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

    Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

    Bước 2: Thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

    Theo Điều 29 của Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể:
    “Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
    1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

    2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

    Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung”.

     

     

     
    Báo quản trị |