Thủ tục làm giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất bị dôi dư

Chủ đề   RSS   
  • #561357 29/10/2020

    quyfnh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục làm giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất bị dôi dư

    Xin chào Quý luật sư!

    Quý luật sư tư vấn giúp em trường hợp của nhà em như sau ạ:

    Bố mẹ em đã mất và không để lại di chúc. Toàn bộ đất đai bố mẹ em để lại chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Em đứng ra đại diện đi làm giấy chứng nhận QSDĐ cho mảnh đất của bố mẹ em thì ở xã họ nói, đất đai của bố mẹ em bị dôi dư ra 200m, căn cứ vào những tờ bản đồ địa chính đo lại từng thời kì. Giờ em phải bỏ tiền ra trả số đất dôi dư đó thì mới làm được sổ đỏ.

    Thực tế, đây là đất ông bà em để lại, nhà em vẫn sống trên mảnh đất đó từ trước năm 1986, đến nay không có kiện tụng tranh chấp đất với hàng xóm láng giềng. 

    Vậy, em căn cứ vào đâu để làm được sổ đỏ cho toàn bộ đất đai mà bố mẹ em để lại ạ? Mong nhận được sự tư vấn của Quý luật sư ạ!

     
    1645 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyfnh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561995   01/11/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2200)
    Số điểm: 12560
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1609 lần
    Lawyer

    Căn cứ khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

    “20. Bổ sung Điều 24a như sau:

    “Điều 24a. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

    Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:…

    3. Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:

    a) Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

    b) Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;…”

    Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích đất dôi dư (200m2) đó gia đình vẫn sử dụng từ trước 1986 đến nay, không có tranh chấp gì, và có đóng tiền sử dụng đất cho cả phần diện tích đất dôi dư này. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký; Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký…. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất (Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

    Như vậy, trong trường hợp ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận thì phần diện tích đất 200m2 dư ra so với có thể được xem xét để cấp Giấy chứng nhận theo căn cứ trích dẫn trên.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.