Thủ tục “Hòa giải” trong vụ án ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #495280 28/06/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Thủ tục “Hòa giải” trong vụ án ly hôn

    Hòa giải nói chung trong ly hôn luôn được xem là yếu tố khuyến khích trong vụ việc ly hôn nhằm giúp 02 bên hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm. Bên cạnh đó, thủ tục hòa giả đồng thời cũng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên so với hình thức giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa án.

    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:  

    + Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn); 

    + Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định như sau:

    Hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn)

    Theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

    Với quy định trên thì việc việc hòa giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên.

    Hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc. 

     

    Hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý)

    Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.

    Việc hòa giải này được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015, cụ thể:

    a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Dựa trên nguyên tắc trên, việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán thực hiện như sau:

    + Trước khi thực hiện hòa giải: trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Việc tham khảo ý kiến này sẽ giúp thẩm phán thụ lý vụ án hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của vợ chồng để có hướng hòa giải phù hợp

    + Trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ tức là phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ với con… để từ đó hàn gắn, gắn kết vợ chồng. Nếu sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngược lại đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn, có tranh chấp về tài sản về quyền nuôi con, Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện tiếp thủ tục mở phiên tòa xét xử.

    Kết luận: Như vậy, thủ tục hòa giải được xem là cơ hội cho các bên có thể hàn gắn, gắn kết vợ chồng trước khi đi đến bờ vực của việc ly hôn, hạn chế tình trạng đổ vỡ tình cảm của nhiều gia đình. Và… dẫn đến nhiều hậu quả xót xa, những vết thương lòng cho chính 02 bên vợ chồng cũng như con cái và người thân của họ.

     
    25228 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    admin (25/03/2023) tranminhnhat1980 (19/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495292   28/06/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Hòa giải trong hôn nhân theo mình nghĩ là một việc hết sức thiết thực và cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng (đa số là những người trẻ tuổi) chỉ vì những vấn đề khá nhỏ thôi nhưng do tuổi trẻ bồng bột khiến họ quyết định ly hôn với nhau để rồi sau này phải hối hận suốt một thời gian dài. Chính vì vậy, việc hòa giải khi ly hôn là rất cần thiết, nó có thể giúp nhiều cặp đôi nhận ra được sai lầm của bản thân để quay trở về hạnh phúc bên nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495725   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Hòa giải trong vụ án ly hôn là giai đoạn bắt buộc (trừ các trường hợp ngoại lệ). Giai đoạn này cực kỳ quan trọng, bởi có thể giữ được hôn nhân cho những cặp vợ chồng suy nghĩ không chín chắn vì mâu thuẫn nhỏ mà đi đến ly hôn. Công tác hòa giải ở Tòa án tương đối tốt, do đó có thể để vợ chồng hiểu ra được bản chất hôn nhân và giữ hạnh phúc gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #496228   06/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 58 lần


    Trên thực tế, trong phiên hòa giải tại Tòa phải có mặt cả hai bên vợ chồng. Nếu vắng mặt một trong hai vợ chồng, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các bên biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #496329   08/07/2018

    Cảm ơn bài viết của bạn!

    Khi tòa án giải quyết ly hôn họ đều muốn các bên tự hòa giải với nhau. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho tất cả các bên. Vợ chồng sẽ không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong thủ tục ly hôn này. Tòa án sẽ không phải phát sinh nhiều vấn đề trong trường hợp bị kháng cáo. Tóm lại, nếu  được thì các bên hòa giải với nhau để tạo ấn tượng tốt đẹp cho nhau khi gặp lại.

     
    Báo quản trị |