Vốn là một thành phần cốt lõi của các hoạt động kinh doanh và thương mại. Vốn được sử dụng để duy trì sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô, nâng cao công cụ lao động và tư liệu sản xuất, cũng như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ để áp dụng vào thực tế. Đây là những nguồn vốn cần thiết để các công ty và doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong số đó, việc góp vốn bằng tiền mặt đang được quan tâm rất nhiều.
1. Khái quát về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt
Căn cứ khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh công ty cổ phần.”
Căn cứ vào Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020. Tài sản góp vốn thì các cá nhân hoàn toàn có thể góp vốn bằng tiền mặt. Ngoài ra thanh toán bằng tiền mặt được hiểu là việc sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán theo quy
2. Chủ thể thực hiện việc góp vốn điều lệ bằng tiền mặt
Theo khoản 1 điều 3 thông tư 09/2015/TT – BTC, các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, quy định này chỉ quy định doanh nghiệp không được thực hiện thủ tục góp vốn bằng tiền mặt chứ không quy định việc cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp không được góp vốn bằng hình thức tiền mặt. Do vậy ở Việt Nam, cá nhân là chủ thể duy nhất được góp vốn vào công ty bằng tiền mặt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp thêm vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký mua cổ phần chào bán của công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
=> Cá nhân có thể góp vốn bằng hình thức tiền mặt khi góp vốn vào các doanh nghiệp.
3. Giấy tờ cần thiết khi góp vốn điều lệ bằng tiền mặt vào công ty
Phiếu thu: Nội dung ghi rõ góp vốn kinh doanh vào công ty; Đầy đủ chữ ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.
Biên bản kiểm kê tiền mặt.
Biên bản góp vốn.
4. Trường hợp không được góp vốn bằng tiền mặt
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP. quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp thì các giao dịch tài chính của doanh nghiệp sau đây không được dùng tiền mặt:
Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Mà theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì khi thực hiện các giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
+ Thanh toán bằng Séc;
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Khi doanh nghiệp muốn góp vốn để thành lập hoặc phát triển công ty. Việc thanh toán phần vốn góp phải tuân thủ các quy định hiện hành. Trong trường hợp này, các hình thức thanh toán thông dụng như chuyển khoản, séc, thẻ tín dụng sẽ được sử dụng để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch. Ngân hàng quản lý tài khoản vốn sẽ không chấp nhận tiền mặt được nộp vào tài khoản vốn, vì họ chỉ chấp nhận thanh toán qua chuyển khoản để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong quản lý vốn.