Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #503643 30/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

    Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”), một nhãn hiệu từ khi đăng ký cho đến khi được cấp bằng bảo hộ mất khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này có thể kéo dài từ 15 đến 18 tháng, thậm chí hơn. Vậy trong thời gian đó Cục SHTT làm gì và người nộp đơn có các quyền gì? Thông thường sẽ phải trải qua các bước:

    -Thẩm định hình thức đơn;

    - Công bố đơn;

    - Thẩm định nội dung;

    - Cấp văn bằng bảo hộ;

    Bài viết dưới này sẽ giải đáp chi tiết hết các bước vừa nêu:

    1. Thẩm định hình thức đơn

    Khi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục SHTT sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.

    Đơn hợp lệ sẽ được tiếp tục xem xét, đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối. Các nội dung xem xét về hình thức đơn được quy định tại Điều 105 Luật SHTT, bao gồm:

    - Đầy đủ tài liệu (tờ khai, mẫu nhãn, giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

    - Mẫu nhãn hiệu: rõ ràng, đúng khổ quy định và phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu, ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có). Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ tượng hình hoặc bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt;

    - Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: phải phân loại phù hợp theo Thỏa ước Ni –xơ phiên bản 11 về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ;

    - Đối với nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể thì phải cung cấp thêm Quy chế sử dụng với những nội dung cụ thể theo Luật định.

    Sau 30 ngày thẩm định về mặt hình thức, Cục SHTT sẽ ra Thông báo Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Hiểu đơn giản, đây là giai đoạn hợp lệ về mặt hồ sơ, chưa xét gì đến dấu hiệu yêu cầu bảo hộ.

    Lưu ý rằng, ngày nộp đơn có ý nghĩa lớn đối với người nộp đơn bởi lẽ, đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa vào nguyên tắc “first to file”, ai nộp đơn trước sẽ có quyền ưu tiên trước, Cục SHTT sẽ dựa vào ngày nộp đơn để có thể đưa ra thông báo từ chối đối với những đơn trùng hoặc tương tự nộp sau đó.

    2. Công bố đơn

    Đơn đã được chấp nhận hợp lệ về hình thức đều được Cục SHTT công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian công bố đối với nhãn hiệu là 02 tháng kể từ ngày có chấp nhận hợp lệ (Điều 14 Thông tư 01).

    Kể từ thời điểm này, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục SHTT về việc cấp hoặc không cấp bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải lập thành văn bản, kèm tài liệu hoặc dẫn nguồn thông tin để chứng minh (Điều 112 Luật SHTT).

    3. Thẩm định nội dung

    Đây là giai đoạn khó nhất và mất nhiều thời gian nhất. Nếu thẩm định hình thức chỉ xoay quanh việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, phân loại đúng hàng hóa/dịch vụ thì thẩm định nội dung lại xem xét nhãn hiệu có thuộc đối tượng được bảo hộ hay không, có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ đơn khác hay không.

    Thời gian để thực hiện công việc thẩm định nội dung là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

    Khi kết thúc giai đoạn này, thông thường sẽ có hai kết quả: một là, Cục SHTT ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung nếu dấu hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ấn định thời gian là 02 tháng để chủ đơn có ý kiến về việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Hết thời hạn ấn định nếu người nộp đơn không có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc ý kiến trả lời không xác đáng, Cục SHTT sẽ ra Quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (“Giấy CNĐKNH”). Hai là, Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nếu dấu hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ.

    4. Cấp văn bằng bảo hộ

    Trong thời gian 01 tháng kể từ ngày ký Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn phải nộp lệ phí liên quan đến Thông báo này. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục SHTT sẽ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp, người nộp đơn không đóng lệ phí, Cục SHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

    5. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

    Giấy CNĐKNH có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

    Trong vòng 06 tháng trước khi Giấy CNĐKNH hết hiệu lực, chủ Giấy CNĐKNH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục SHTT. Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời gian quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy CNĐKNH hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. Hết thời gian này, chủ bằng không nộp lệ phí gia hạn thì Giấy CNĐKNH sẽ bị chấm dứt hiệu lực (Điều 20.4 Thông tư 01)

     
    18100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523128   13/07/2019

    havipiplaw
    havipiplaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

    • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
    • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
    • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
    • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
    • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
    • Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

    Bạn nêu ở trên là quá trình xử lý đơn rồi bạn nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn havipiplaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/07/2019)
  • #532858   13/11/2019

    legaladviser
    legaladviser

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Bạn cũng chỉ mới nêu Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thôi (nêu nhiều về nội dung tờ khai). Được xem như một phần ở trong thủ tục.

    Và bạn Tạ Ngọc Trâm thì lại nói về " Quy trình giải quyết đơn của Cục Sở hữu trí tuệ".

    Theo tôi, nói về thủ tục thì sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản sau: 

    1. Cơ sở pháp lý ( Luật, Nghị định) 

    2. Các điều kiện đăng ký ( Điều kiện về đối tượng nộp đơn)

    3. Thành phần hồ sơ 

    4. Quy trình giải quyết

    5. Phí, lệ phí xử lý đơn

    6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính

    Thân mến !

    Luật sư Đỗ - Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp

    Hotline: 0989232568

    Email: luattrungtin@gmail.com

    Website: https://luattrungtin.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legaladviser vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/11/2019)
  • #557841   15/09/2020

    toantrala
    toantrala

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2014
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 18 lần


    ủy quyền cho một người khác không phải nhân viên công ty cũng không pahỉ công ty dịch vụ để đi đăng ký nhãn hiệu có được không ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toantrala vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/09/2020)
  • #558968   28/09/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà ad đã chia sẻ. Thật sự mỗi lần mà đụng tới các vấn đề về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp thì đúng là một nỗi ám ảnh nhất là đối với các sinh viên mới ra trường như mình. 

     
    Báo quản trị |