Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y khoa

Chủ đề   RSS   
  • #585329 14/06/2022

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y khoa

    HIện nay, nghề y là một trong những nghề được nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo học và được nhiều người quan tâm, vì thế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều kiện và thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề y khoa nhé!

    Theo quy định tại Điều 24 Luật khám, chữa bệnh 2009 có quy định:

    “Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

    1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

    a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

    b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

    c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

    d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

    [...]”

    Như vậy, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề liên quan đến y tế cần phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 có quy định đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    Điều 17. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề

    1. Bác sỹ, y sỹ

    2. Điều dưỡng viên

    3. Hộ sinh viên.

    4. Kỹ thuật viên

    5. Lương y

    6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

    Theo quy định tại Điều 18, 19 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 có quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

    1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

    a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận là lương y;

    c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

    4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.

    2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.

    3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

    4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

    Theo Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh có quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề có quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    “Điều 10. Thủ tục cấp, cấp lại và quản lý chứng chỉ hành nghề

    1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

    a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

    b) Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;

    2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.

    3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

    4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.

    b) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

    c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.

    d) Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu những người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

    [...]”

    Bạn đọc có thể tham khảo hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh lần đầu đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP

     
     
    551 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tlthuthao21899 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588100   24/07/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 84 lần


    Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y khoa

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Bài viết rõ ràng, cung cấp đủ nội dung nhằm hỗ trợ cho những người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề y khoa. Theo đó, người đọc tham khảo chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục như trên để xin cấp chứng chỉ hành nghề y khoa. Mong trong tương lai sẽ nhận được nhiều bài viết hơn từ tác giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #588538   28/07/2022

    Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y khoa

    Cám ơn bài viết hữu ích của bạn! Chứng chỉ hành nghề Y có thể được hiểu là văn bản bắt buộc mà bất cứ cá nhân nào muốn hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh tại Việt Nam đề cần phải có, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp. Chứng chỉ hành nghề Y như một sự công nhận cho trình độ, năng lực chuyên môn cũng như nỗ lực cống hiến của cá nhân, tổ chức trong ngành khám chữa bệnh. Các đối tượng theo đuổi nghề Y nói chung thì đều cần tới chứng chỉ hành nghề như: Bác sỹ, y sĩ bao gồm chuyên khoa, đa khoa, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ thẩm mỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, lương y thuộc phạm vị y học cổ truyền, kỹ thuật viên, ở mọi cấp địa phương đến trung ương,..

     
    Báo quản trị |