thông tư và luật? điều 190 BLHS và TTLT 19/2007

Chủ đề   RSS   
  • #61713 22/09/2010

    thông tư và luật? điều 190 BLHS và TTLT 19/2007

    Điều 190.   Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

    1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba  năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ,  quyền hạn;

    c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

    d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nhưng theo thông tư liên tịch 19 hướng dẫn thì

                4.3. Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể dưới mức tối thiểu “gây hậu quả rất nghiêm trọng tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;

    b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.

    Như vậy nếu có người vận chuyển động vật thuộc danh mục nhóm 1B mà giá thị dưới 50 triệu (30 triệu) thì có bị xử lý hình sự không ạ.

    Đây là tội cấu thành hình thức hay cấu thành hành vi ạ. Kính mong các luật sư trả lời giúp tôi.
     
    13527 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #62183   26/09/2010

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Bạn phải trích nguyên điều 4, phần IV của thông tư thì mới được:

    #c3d69b;">4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190 BLHS)

    #c3d69b;">4.1. “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB không đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

    #c3d69b;">4.2. “Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó là vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất... thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm.

    Như vậy đây là tội cấu thành hình thức (thuật ngữ này nghỉ học lâu quá mình ko nhớ chính xác lắm).  4.3 là để xác định những hành vi bị xử lý theo khoản 1 điều 190. Nếu vượt quá hậu quả ở 4.3 thì xử theo khoản 2 rồi đó bạn.

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #62277   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">hinept2010
    Bạn hỏi: "Đây là cấu thành hình thức hay cấu thành hành vi". Có vẻ bạn nám bắt chưa rõ lắm về phân loại cấu thành tội phạm.

    Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà khoa học luật hình sự phân loại cấu thành tội phạm ra thành cấu thành cơ bản, cấu thành giảm nhẹ, cấu thành tăng nặng, cấu thành hình thức, cấu thành vật chất.

    Việc phân loại thành cấu thành hình thức và cấu thành vật chất dựa vào cấu thành cơ bản của tội phạm.

    Cái "cấu thành hành vi" mà bạn nêu không xuất hiện trong thuật ngữ pháp lý. Nếu tôi không nhầm thì có thể theo cách hiểu của bạn, nó là cấu thành hình thức. Và câu hỏi của bạn phải là "đây là cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất".

    Cấu thành hình thức là CTTP trong đó không có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội. Các tội phạm được xây dựng có cấu thành hình thức là những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được dầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm đó hoặc dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội khó xác định.

    Cấu thành vật chất là CTTP trong đó có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội. Các tội phạm được xây dựng có cấu thành vật chất là những tội phạm mà riêng dấu hiệu hành vi chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm đó mà đòi hỏi phải có cả dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

    Quay lại với chủ đề của bạn, tội phạm quy định tại Điều 190 BLHS là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì khoản 1 của điều luật (cấu thành cơ bản) không có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội.

    Về thông tư 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì đúng như bạn #0072bc;">NgoThuyKhanh đã nói. Và tại sao điểm b tiểu mục 4.3 mục 4 lại quy định "giá trị đến 50 triệu đồng"? Đơn giản bởi vì điểm này hướng dẫn về hành vi vận chuyển, buôn bán sản phẩm của động vật nên không thể tính cá thể động vật như hướng dẫn tại điểm a) được.

    "Đến 50 triệu đồng" có nghĩa là nếu giá trị của sản phẩm động vật từ 50tr đồng trở xuống thì bị truy tố theo khoản 1 Điều 190. Như ví dụ bạn nêu thì 30tr hay thậm chí chỉ là 3tr cũng bị xử lý hình sự. Còn từ 50tr đồng trở lên thì bị truy tố theo khoản 2 Điều 190.
    Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 29/09/2010 09:29:15 AM Cập nhật link

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62287   27/09/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Ở lĩnh vực này bạn cần hiểu đủ/đúng các Thuật ngữ: Động vật, sản phẩm động vật, khi nào cần thiết về mặt định lượng giá trị (tiền), khi nào cần định lượng về số lượng (con/cá thể).

    Trích dẫn:
    Như vậy nếu có người vận chuyển động vật thuộc danh mục nhóm 1B mà giá thị dưới 50 triệu (30 triệu) thì có bị xử lý hình sự không ạ.


    Trong trường hợp cụ thể là người vận chuyển động vật nhóm IB hoàn toàn khác với vận chuyển sản phẩm động vật. Ở quy định trên bạn đã thấy rõ rằng sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19 thì giá trị trên 50 triệu mới bị khởi tố điều tra còn việc vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB thì chỉ tính định lượng bằng con/cá thể.

    Nói thế này cho dễ hiểu nhất là vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm IB thì bị khởi tố điều tra bất kể giá trị nó là 1000 đồng hay 1tỷ. Còn vận chuyển sản phẩm động vật hoang dã thì mới liên quan đến giá trị để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự mà thôi


    Một vài ý kiến trao đổi

    Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #62318   27/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    xmen_8711 viết:
    Ở quy định trên bạn đã thấy rõ rằng sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19 thì giá trị trên 50 triệu mới bị khởi tố điều tra còn việc vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB thì chỉ tính định lượng bằng con/cá thể.
    Nói thế này cho dễ hiểu nhất là vận chuyển #c00000;">động vật hoang dã thuộc nhóm IB thì bị khởi tố điều tra bất kể giá trị nó là 1000 đồng hay 1tỷ. Còn vận chuyển#c00000;"> sản phẩm động vật hoang dã thì mới liên quan đến giá trị để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự mà thôi
    Trân trọng

    @ xmen_8711
    Bạn nhầm lẫn tý rồi.
    Thứ nhất: điểm b tiểu mục 4.3, tiết d.2 điểm d, tiết đ.2 điểm đ tiểu mục 4.4,  mục 4 phần IV Thông tư 19 quy định:

    4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190 BLHS)
    4.3. Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.

    4.4. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 190 BLHS
    d) "Gây hậu quả rất nghiêm trọng" là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    d.2) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng;

    đ) "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    đ.2) Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng;
    Như vậy là không phải sản phẩm động vật có giá trị trên 50 triệu đồng mới bị khởi tố điều tra. Mà giá trị từ 50 triệu đồng trở xuống thì bị truy tố theo khoản 1; từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì bị truy tố theo khoản 2 với tình tiết định khung "Gây hậu quả rất nghiêm trọng"; Còn từ trên 100 triệu đồng thì bị truy tó theo khoản 2 với tình tiết định khung "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng".

    Thứ hai:
    Điểm a khoản 8 Điều 3 Nghị định số
    159/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:

    Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
    8. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:
    a) Tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này).

    Nguyên tắc này xuất phát từ việc Điều 190 BLHS không quy định tình tiết "Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là tình tiết định tội.
    Cũng vì vậy, Điều 20 Nghị định 159/2007/NĐ-CP chỉ quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB. Còn nhóm IB chỉ xử lý hành chính hành vi nuôi trái phép.

    Như vậy, việc quy định giá trị của sản phẩm động vật nhóm IB tại thông tư 19 là nhằm để xác định khung hình phạt theo Điều 190 BLHS, chứ không phải là để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự. Mọi hành vi vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật thuộc nhóm IB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể giá trị của nó là bao nhiêu mà không được xử lý hành chính (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB).
    Thân!

    THAY THẾ TOÀN BỘ ĐOẠN IN NGHIÊNG, ĐẬM TRÊN BẰNG ĐOẠN SAU:
    Thứ hai:
    Điểm a khoản 7 Điều 3 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:

    Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
    7. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

    a) Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này).

    Nguyên tắc này xuất phát từ việc Điều 190 BLHS không quy định tình tiết "Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là tình tiết định tội.
    Cũng vì vậy, Điều 19 Nghị định 99/2009/NĐ-CP chỉ quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB. Còn đối với nhóm IB chỉ xử lý hành chính hành vi nuôi trái phép.

    Như vậy, việc quy định giá trị của sản phẩm động vật nhóm IB tại thông tư 19 là nhằm để xác định khung hình phạt theo Điều 190 BLHS, chứ không phải là để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự. Mọi hành vi vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật thuộc nhóm IB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể giá trị của nó là bao nhiêu mà không được xử lý hành chính (trừ hành vi nuôi trái phép động vật nhóm IB).
    Thân!

     

     

     

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 30/09/2010 12:40:15 PM Cập nhật sai văn bản áp dụng Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:02:02 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62291   27/09/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Mà này!  Điều 190 Bộ luật HS năm 1999 đã bị sửa đổi năm 2009 rồi.
    Nó lại còn "thòng" thêm từ "ưu tiên bảo vệ" nữa đấy. Hiện cái quy định về "ưu tiên bảo vệ" Chính phủ chưa ban hành nên không có

    1. Điều 190 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

    1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

    d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

     
    Báo quản trị |  
  • #62498   29/09/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Ối dời ơiii..., biết ngay thế nào huynh cũng nhảy tưng tưng lên. Trước khi chưa sửa đổi luật hình sự thì vấn đề nuôi nhốt động vật hoang dã nhóm IB không xử lý được về mặt hình sự, nay luật hình sự đã sửa đổi để phù hợp với thực tế.

    Đã có nhiều trường hợp tang vật là động vật, thực vật hoang dã nhóm I đã truy nhưng vì lý do nào đó bị trả hồ sơ về xử phạt VPHC thì áp dụng tương ứng như những động vật, thực vật nhóm II để xử phạt nhưng mức phạt tiền là mức cao nhất của khung tiền phạt.

    @ Nghị định 159/2007/NĐ-CP kể từ 0h00 phút ngày 01/01/2010 đã hết hiệu lực rồi mà huynh
    Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 29/09/2010 09:27:41 AM Cập nhật link
     
    Báo quản trị |  
  • #62563   29/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #33cccc;">xmen_8711
    Tra cứu trên mạng thấy nó chỉ hết hiệu lực một phần. Và cũng chưa thấy có văn bản nào huỷ bỏ hay thay thế mà.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62602   30/09/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Nghị định 159/2007/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay bằng Nghị định 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/11/2009
     
    Báo quản trị |  
  • #62636   30/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn xmen_8711!
    Mình đã tìm thấy văn bản này rồi. Nhưng về nội dung mình đã trích dẫn thì có khác gì nhau đâu. Nó chỉ khác về câu chư và thứ tự của điều khoản. Còn tinh thần xử lý thì vẫn vậy.
    Bởi vậy mình vẫn giữ nguyên quan điểm như bài viết trên.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |