Thói quen "Vô phúc đáo tụng đình"

Chủ đề   RSS   
  • #476542 30/11/2017

    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Thói quen "Vô phúc đáo tụng đình"

    Khởi kiện ra Tòa án để đòi lại công lý lẽ phải cho mình không phải cách lựa chọn hàng đầu của người Việt Nam. Nhiều người vẫn còn có tâm lý rất e dè khi đối diện với cơ quan Nhà nước bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. Bài viết sau đây, xin chia sẻ một vài quan điểm về thói quen “vô phúc đáo tụng đình” của người Việt Nam.

    Thói quen ứng xử nặng tình nhẹ lý của người Việt đã đem lại những hệ quả tiêu cực trong văn hóa ứng xử với pháp luật xưa và nay. Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật là những điểm yếu lớn nhất trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay. Điển hình như là đối với người dân, số đông vẫn e dè khi nói đến việc kiện tụng, giải quyết tranh chấp bằng luật pháp. Đối với doanh nghiệp, việc giải quyết các tranh chấp không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Những thế lực lớn ngầm dần thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ và khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này trái ngược hẳn với giới doanh nhân quốc tế. Rất ít doanh nghiệp có luật sư, chuyên viên pháp chế chuyên trách làm công tác pháp lý để dự báo và giải quyết các vấn đề pháp lý nảy sinh.

    Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, cái truyền thống trọng tình hơn lý đã khiến cho pháp luật không phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng. Một mặt, họ cho rằng quan liêu, cửa quyền sẽ không mang lại cho họ kết quả như mong muốn nhờ pháp luật. Từ nhận thức đó dẫn đến hành vi sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình không trở thành một thói quen ứng xử phổ biến của người dân. Mặt khác, câu thành ngữ “vô phúc đáo tụng đình” thể hiện thái độ của người dân coi chuyện ra toà là một cái gì đó ghê gớm, làm tổn hại thanh danh và sứt mẻ tình cảm, vì “một đời kiện, chín đời thù”. Thực tế ấy cho thấy, trong một xã hội mà nếu cái tình được đặt ở vị trí được ưu tiên hơn, thậm chí lấn át cái lý thì pháp luật tất yếu sẽ không được coi là một công cụ quan trọng để điều tiết các quan hệ xã hội.

     
    23802 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thungan991995 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (02/12/2017) trantomy (02/12/2017) hkhduy (01/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #476966   02/12/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    cũng không phải hoàn toàn là thói quen nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa an không phải khi nào cũng được mọi người lựa chọn. Mọi người đều có đánh giá riêng nhưng quy cho cùng cũng thiên về việc giải q uyết theo tình, trừ những vụ việc phức tạp hơn thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #477117   04/12/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình thì nghĩ có tư tưởng đó một phần vì thời gian giải quyết 1 vụ việc ở Việt Nam thường rất lâu, ví dụ nhiều vụ kiện tụng nhà đất kéo dài 10 năm là chuyện bình thường, một chuyện con con đem ra tòa nhiều khi cũng mất 1 khoảng thời gian lớn, thủ tục rườm rà phức tạp dần dần người dân cũng đâm ra ngại kiện tụng phiền phức. Nếu không có những cơ chế giải quyết nhanh gọn hơn thì tư tưởng "vô phúc đáo tụng đình" của người Việt Nam không bao giờ hết được

     
    Báo quản trị |  
  • #478671   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình thì không thấy yếu tố tình cảm như bạn mà chỉ thấy quy trình kiện tụng ở Tòa án quá rối rắm, tốn thời gian tiền bạc mà chưa chắc thắng kiện, thắng kiện rồi cũng chưa chắc có thể thi hành bản án trên thực tế. Bây giờ thử tòa án xử lý nhanh, gọn và hiệu quả như nuớc ngoài xem số luợng vụ kiện có tăng lên không. Thử tuởng tuợng bạn cho một nguời bạn muợn 100 triệu để làm ăn, nhưng nó lại nợ dai không chịu trả dù vẫn làm ăn tốt. Khi đó có phải vì tình cảm mà bạn không kiện không hay vì những bất cập mà mình đã nêu trên.

     
    Báo quản trị |