Bài chia sẽ của bạn làm mình nhớ đến một vài chia sẻ khác của một thành viên dân luật khác cũng đã có phân tích về “Vô phúc đáo tụng đình” và bạn đặt ra câu hỏi: Khi nào Việt Nam mới có “văn hóa kiện tụng”?
Nói đến văn hóa kiện tụng thì có thể lấy ví dụ điển hình là nước Mỹ. Với người Mỹ, việc kiện cáo không có gì là quá to lớn. Mà nó chỉ là một biểu hiện sinh động cho việc người dân sống và làm việc theo pháp luật mà thôi. Mọi hành động việc làm trái pháp luật ở Mỹ đều không thể chấp nhận được. Vì nó đều có thể vương hại đến lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của đất nước Mỹ.
Những người đem nhau ra tòa kiện tụng cũng không phải là nhưng kẻ thù không đội trời chung với nhau. Họ có thể là cha và con, vợ và chồng, anh và em, bạn bè, đồng nghiệp hay mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.... Họ đem ra tòa kiện vì đơn giản không tự giải quyết được mâu thuẫn và nhờ tòa án phán quyết hộ.
Hai vợ chồng tranh cãi nhau về việc phân chia tài sản cho các con, cuối cùng không tự giải quyết được. Họ gửi đơn ra tòa. Và khi ra tòa, mỗi người sẽ thuê luật sư riêng. Họ dùng mọi cách để chiến thắng nhau. Tranh cãi với nhau có thể hết sức gay gắt trước tòa. Nhưng sau khi được tòa án phán quyết. Họ ôm và hôn nhau một cách thắm thiết trước tòa. Họ sẽ cùng nhau bật sâm banh ăn mừng chiến thắng. Tình cảm vợ chồng của họ vẫn chẳng có gì thay đổi. Đem nhau ra tòa kiện tụng chỉ là cách để họ giải quyết các mâu thuẫn một cách đúng pháp luật thôi. Đó có thể xem là một cách hành xử văn minh của công dân của một nước phát triển trên thế giới.
Việt Nam sẽ khó có thể có được một nền văn hóa khi trong tư tưởng họ luôn có một định kiến với pháp luật như hiện nay và không coi việc tìm hiểu và tuân thủ pháp luật như một thói quen.