Chào bạn QuyetQuyen945.
Chào mọi người!
Về vấn đề này thì QQ xin có ý kiến nhỏ thế này:
Hiện tại thì nghị định 79/2007/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến chứng thực bản sao từ bản chính đều không quy thời hạn sử dụng bản sao là bao lâu cả, chiếu theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì có thể hiểu bản sao sẽ được sử dụng không thời hạn.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì không thể như vậy được,(không có căn cứ pháp luật cho nhận định này) vì đã gọi là bản sao thì độ chính xác sẽ không bao giờ so sánh bằng với bản gốc (không xét về văn bản giả hay thật) bởi lẽ trong quá trình sử dụng thì có thể văn bản gốc sẽ có những thay đổi nhất định (không có một chút căn cứ pháp luật nào cả), tôi xin lấy hai ví dụ cụ thể để mọi người có thể hiểu tại sao nhiều cơ quan nhà nước khi kiểm tra các giấy tờ lại yêu cầu xuất trình bản chính hoặc bản sao trong thời hạn 3-6 tháng.
Ví dụ 01: Đối với giấy khai sinh, theo như bạn Hungmaisuca thì Giấy khai sinh là hồ sơ gốc, theo tôi điều này hoàn toàn không chính xác vì theo quy định tại Điều 27 BLDS 2005 thì cá nhân có quyền thay đổi họ tên của mình, như vậy khi thay đổi họ tên thì giấy khai sinh cũng sẽ phải thay đổi => bản sao của giấy khai sinh trước đây sẽ không còn phù hợp => không có giá trị sử dụng.
Điều 26. Quyền đối với họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Dù có thay đổi họ tên thì tên lúc đầu không mất đi và vẫn là tên gốc, tên sữa đổi chỉ được ghi chú về sự thay đổi.
Ví dụ 02: Trong một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất phía nguyên đơn xuất trình cho Tòa án bản sao GCNQSDĐ được chứng thực trước khi nộp đơn khởi kiện 03 tháng, phía bị đơn không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( vì hiện tại nguyên đơn là bên đang đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ). Nếu Tòa án chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận QSDĐ mà nguyên đơn cung cấp thì vụ án có nhiều nguy cơ bị hủy án với lý do: trong thời gian 02 tháng trước khi khởi kiện, phía nguyên đơn đã làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân Hàng A để vay vốn ..., nếu chỉ nhìn vào bản sao giấy CNQSDĐ để giải quyết vụ án thì chắc chắn bản án sẽ bị hủy vì Tòa đã bỏ sót người có quyền, nghĩa vụ liên quan. (Bài học xương máu).
Việc xét xử nếu bị đơn hoặc nguyên đơn không đưa người có quyền và nghĩa vụ liên quan vô thì TA có nhiệm vụ đó thông qua quá trình điều tra. Ví dụ : yêu cầu cung cấp thông tin địa chính chứ không chỉ phụ thuộc vào chứng cứ do đương sự cung cấp.
Mặc khác, dù Giấy chứng nhận đang thế chấp, nếu chủ sở hửu yêu cầu thì ngân hàng đang giữ giấy chứng nhận phải lấy bản chính để phô tô và sao ý cho khách hàng. Không có lý do gì từ chối (ví dụ họ cần bản sao có chứng thực để nhập hộ khẩu) ; nên yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực gần nhất không có ý nghĩa.
Tóm lại chỉ vì lợi ích cá nhân và muốn đẩy khó khăn cho người dân nên đặt ra các yêu cầu trái luật, thay vì chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu như luật định.