Thời gian trả lương và thanh toán lương nghỉ việc cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #510906 27/12/2018

    Thời gian trả lương và thanh toán lương nghỉ việc cho người lao động

    Chào Anh (Chị), Tôi vào làm tại Công ty A không có hợp đồng thử việc. Kể từ ngày 10/10 đến ngày 4/12 tôi chỉ tạm ứng được 2 triệu đồng. Tôi chính thức nghỉ việc ngày 5/12 nhưng đến nay Công ty vẫn không thanh toán lương. Tôi gởi email cho giám đốc Công ty thì ông ấy nói rằng khi nào Công ty có nguồn tiền về thì sẽ gọi tôi vào nhận lương tháng 10 và tháng 11 còn tháng 12 thì không tính. Hôm nay là 27/12 tôi có thể gởi hồ sơ khiếu nại việc trả lương chậm và không thanh toán lương nghỉ việc được chứ ạ?
     
    2121 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510930   27/12/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tư vấn như sau:

    Tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, nguyên tắc hàng đầu trong việc trả lương được quy định như sau: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

    Nguyên tắc này một lần nữa được nhấn mạnh tại Điều 24 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012. Nghị định này cũng chỉ rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần; Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

    Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cho phép công ty được trả lương chậm trong trường đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận. Tuy nhiên, không được trả chậm quá 01 tháng.

    Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì công ty không phải trả thêm tiền cho người lao động. Nếu thời gian trả lượng chậm từ 15 ngày trở lên thì ngoài tiền lương, công ty phải trả thêm một khoản tiền cho người lao động.

    Khoản tiền trả thêm này ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

    Ngoài ra, theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP, công ty chậm trả lương còn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền dao động từ 05 triệu đồng - 50 triệu đồng, tùy số lượng người lao động bị trả chậm lương.

    Cũng tại Khoản 2, Điều 47, Bộ luật lao động năm 2012 quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày .

    Nếu quá thời hạn trên mà công ty không thanh toán cho bạn thì công ty đã vi phạm quy định pháp luật lao động. Bạn có thể khiếu nại đến Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc Liên doàn lao động cấp huyện nơi Công ty đóng trụ sở đề nghị họ can thiệp yêu cầu Công ty trả lương cho bạn. Trong trường hợp Công ty cố tình không trả lương, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nơi Công ty đóng trụ sở để vảo vệ quyền lợi của mình.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;