Thời gian thử việc có được tính phép năm

Chủ đề   RSS   
  • #428221 18/06/2016

    hieplnt

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời gian thử việc có được tính phép năm

    Chào Luật sư,

    Nhờ Luật sư tư vấn giúp:

    Khi Người lao động được ký HĐLĐ chính thức, thì thời gian thử việc được tính vào thời gian làm việc tại Công ty để thực hiện tính ngày nghỉ phép là bắt buộc hay không.

    Ví dụ: 1 lao động tử việc 02 tháng (tháng 1, 2/2016), ký HDLD chính thức từ đầu tháng 3 và đã làm việc đến hết tháng 12/2016. Như vậy lao động đã làm đủ 12 tháng và phại được 12 ngày nghỉ phép hưởng lương. Như vậy có đúng không? Pháp luật có quy định về điều này không.

    Xin cảm ơn

     
    26583 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #428244   19/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3505
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Bạn tham khảo nghị định 45/2013/NĐ-CP

     

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    ....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hieplnt (20/06/2016)
  • #428387   20/06/2016

    hieplnt
    hieplnt

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    ntdieu viết:

    Bạn tham khảo nghị định 45/2013/NĐ-CP

     

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    ....

    Cảm ơn bạn. Nghị định 45 này đã đủ thông tin mình cần.

     
    Báo quản trị |  
  • #428606   21/06/2016

    vmodetony
    vmodetony

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình cũng mới thử việc xong ở cty và họ báo là thời gian mình thử việc (2 tháng) không được đóng bảo hiểm, không có ngày nghỉ phép. Không biết như vậy có đúng hay không?

    sofa

     
    Báo quản trị |  
  • #428608   21/06/2016

    vmodetony viết:

    Mình cũng mới thử việc xong ở cty và họ báo là thời gian mình thử việc (2 tháng) không được đóng bảo hiểm, không có ngày nghỉ phép. Không biết như vậy có đúng hay không?

    Nếu bạn được ký HĐ thử việc riêng tách biệt so với HĐ lao động thì thời gian thử việc không tham gia các loại bảo hiểm. Còn ngày phép năm thì khi bạn ký HĐ lao động chính thức sẽ được nhận bù lại của 02 tháng trước. Bạn xem căn cứ pháp lý ở bài tư vấn nêu trên

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #484938   14/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1438)
    Số điểm: 12066
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Thời gian thử việc có tính hưởng phép năm?

    Thời gian thử việc, làm việc theo hợp đồng thử việc thì không phải là thời gian làm việc theo hợp đồng lao động, không phải là người lao động. Do đó không thuộc diện phải tính hưởng phép năm.
    Tuy nhiên, nếu 
     người lao động sau khi hết thử việc và được nhận vào làm việc thì thời gian thử việc này sẽ được dùng để tính thời gian làm việc trong năm để tính số ngày phép năm. Cụ thể, được quy định tại Điều 6 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP:
    "Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

     3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

    11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội"

    Do đó, trong thời gian thử việc nếu 
    người lao động nghỉ không đi làm, thời gian đó sẽ không phải là nghỉ phép năm. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng lao động chính thức thì sẽ phải tính thêm ngày phép năm cho người lao động.

     
    Báo quản trị |