Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

Chủ đề   RSS   
  • #589306 03/08/2022

    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

    Phạt tù cho hưởng án treo là một chế định pháp lý độc lập, tính ưu việt của án treo thể hiện qua quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự là nghiêm minh, nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng. Thực tiễn, quá trình vận dụng quy định của pháp luật hình sự về án treo trong thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực, còn bộc lộ những điểm hạn chế trong các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó trong quá trình thi hành án. Trong đó việc áp dụng thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo được quy định như thế nào theo pháp luật Việt Nam?

    Để hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng thời gian thử thách của án treo, theo Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS 2015 về án treo quy định như sau: “Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm”

    Vể cách tính thời gian thử thách án treo, Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/04/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS 2015 về án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo được xác định như sau:

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau.

    Như vậy, thông qua qua Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP, xác định được 9 thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo.

     
    664 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhuuvi98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589347   05/08/2022

    Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

    Cám ơn thông tin bài viết của bạn. Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/04/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS 2015 về án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo. Quy định như vậy là chưa phù hợp với Luật Thi hành án hình sự.

    Điều 5 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của TAND tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS năm 2015 về án treo quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách như sau:

    “1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

    2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

    3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

    4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

    5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

    6. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    7. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    8. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

    9. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau.”

    Việc căn cứ vào các quy định trên đây để tính thời gian thử thách của người phải thi hành án cho thấy ở một khía cạnh nào đó còn gây bất lợi cho người chấp hành án, chưa phù hợp với Luật Thi hành án hình sự và không đảm bảo trong việc giám sát người chấp hành án.

    Theo Điều 5 Nghị quyết 02/2018 trên đây, thì về cơ bản thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo từ khi tuyên án (Bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm..). Quy định như vậy là chưa phù hợp với Luật Thi hành án hình sự, theo đó, bản án, quyết định được thi hành là bản án, quyết định có hiệu lực và đã có quyết định thi hành án…; hơn nữa, còn gây khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án. Trên thực tế, khoảng thời gian từ khi tuyên án đến khi giao người bị kết án cho người được phân công giám sát giáo dục không phải là thời gian ngắn, nếu nhanh cũng phải 01 tháng 15 ngày, chưa kể đến việc bản án bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bản án bị giám đốc thẩm thì có thể kéo dài đến hàng năm. Vậy trong thời gian này ai sẽ là người quản lý, giáo dục đối với người chấp hành án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #591447   25/09/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 1393
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

    Cảm ơn thông tin hữu ích bài viết của bạn. Bài viết đã cho mình biết thêm thông tin quy định về áp dụng thời gian thử thách, cách tính thời gian thử thách của hình thức phạt tù nhưng được hưởng án treo và được chia ra chính trường hợp rất cụ thể, rõ ràng.

     
    Báo quản trị |  
  • #591734   28/09/2022

    Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phài chấp hành hình phạt tù. Người được hưởng án treo có thể được tòa rút ngắn thời gian thử thách khi có các điều kiện như đã chấp hành được 1/2 thời gian thử thách của án treo, có nhiều tiến bộ được UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. Người được hưởng án treo 1 năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 1 tháng đến 1 năm, được rút ngắn thử thách nhiều lần nhưng phải đảm bảo thực tế chấp hành thời gian thử thách là 3/4 thời gian tòa án đã tuyên. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ điều kiện nêu trên thì có thể được tòa án quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #592015   30/09/2022

    Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ!  Án treo là một chế định pháp lý đặc biệt  thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự - nghiêm minh nhưng nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng, tính ưu việt của chế định án treo chính là ở sự kết hợp đó. Bài viết rất bổ ích khi đã cung cấp đủ các thông tin đến người dân.

     
    Báo quản trị |