Thời điểm có hiệu lực và thời điểm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #468638 25/09/2017

    Thời điểm có hiệu lực và thời điểm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

    Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đều có thời điểm có hiệu lực. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, thời điểm áp dụng của VBQPPL lại không trùng với thời điểm có hiệu lực của văn bản. Vậy “thời điểm có hiệu lực” và “thời điểm áp dụng” của VBQPPL khác nhau như thế nào?

     

    Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL

    Thời điểm áp dụng VBQPPL

    Cơ sở pháp lý

    Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Nguyên tắc

    Được quy định tại văn bản đó nhưng:

    - Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước trung ương;

    - Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

     

    1. VBQPPL được áp dụng từ:

    - Thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    - Thời điểm có hiệu lực trở vềtrước nếu VBQPPL có quy định.

     

    Trường hợp đặc biệt

    VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

     

    1. Áp dụng VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn nếu các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

    2. Áp dụng VBQPPL ban hành sau nếu các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

    3. Áp dụng VBQPPL mới nếu không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực.

    4. Ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế trước VBQPPL trong nước, trừ Hiến pháp.

    Như vậy, “thời điểm áp dụng” của VBQPPL luôn là sau “thời điểm có hiệu lực” của văn bản đó. Tuy nhiên, nếu trong văn bản có quy định về thời điểm áp dụng trở về trước thì văn bản sẽ được áp dụng cho cả những vụ việc xảy ra trước khi văn bản có hiệu lực.

    Cập nhật bởi PhamCina ngày 25/09/2017 08:54:20 SA Cập nhật bởi PhamCina ngày 25/09/2017 08:15:15 SA
     
    20741 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    lc2020 (29/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468665   25/09/2017

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 32 lần


    Cho mình hỏi cụm từ "văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn" có hướng dẫn áp dụng không vậy nhỉ?

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #468685   25/09/2017

    Tranthungvp viết:

    Cho mình hỏi cụm từ "văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn" có hướng dẫn áp dụng không vậy nhỉ?

    Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cho vấn đề này. Vì vậy mà khi áp dụng văn bản thường ngầm định rằng cơ quan ban hành văn bản cấp cao hơn thì văn bản đó sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn, trừ Hiến pháp và Luật có hiệu lực cao hơn các văn bản khác. Riêng đối với các cơ quan ngang cấp như Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước với nhau thì rất khó xác định giá trị pháp lý của văn bản nào cao hơn.

     
    Báo quản trị |