Thỏa thuận trọng tài thương mại được thực hiện qua Email thì có hiệu lực không?

Chủ đề   RSS   
  • #612375 05/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27982
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 587 lần
    SMod

    Thỏa thuận trọng tài thương mại được thực hiện qua Email thì có hiệu lực không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì? Thỏa thuận trọng tài thương mại được thực hiện qua Email thì có hiệu lực không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Thỏa thuận trọng tài là gì? 

    Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về thỏa thuận trọng tài như sau:

    “2. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

    Theo đó, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài là việc các bên đồng ý đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyết bằng con đường trọng tài. 

    Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại. Tức là Trọng tài Thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có sự thỏa thuận chọn Trọng tài Thương mại để giải quyết tranh chấp.

    (2) Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là gì? 

    Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cần đáp ứng những điều kiện như sau:

    - Nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. 

    - Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 

    - Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Tuy nhiên, cũng có một số những tranh chấp không được giải quyết bằng Trọng tài thương mại được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP như sau:

    - Có quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên.

    - Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại Khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ Khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010.

    - Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

    Theo đó, nếu không thuộc những trường hợp kể trên và đồng thời có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

    (3) Thỏa thuận trọng tài thương mại được thực hiện qua Email thì có hiệu lực không?

    Căn cứ Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài thì có 02 hình thức thỏa thuận trọng tài thương mại như sau: 

    - Có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. 

    - Phải được xác lập dưới dạng văn bản. 

    Cạnh đó, các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản, cụ thể: 

    - Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng Telegram, Fax, Telex, Thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    - Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.

    - Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên.

    - Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.

    - Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. 

    Như vậy, trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại giữa các bên được xác lập qua trao đổi bằng Email thì vẫn sẽ phát sinh hiệu lực.

     
    156 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận