Thị trưởng Việt bắt đầu kinh doanh tại thị trấn Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #284588 05/09/2013

    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Thị trưởng Việt bắt đầu kinh doanh tại thị trấn Mỹ

     

    Quán cà phê trước đây là cửa hàng tiện ích của thị trấn PhinDeli (tên cũ Buford) đã trở thành "đại bản doanh" để doanh nhân Phạm Đình Nguyên thực hiện giấc mơ đưa cà phê Việt vào đất Mỹ.

     

    Buổi lễ khai trương cửa hàng cà phê tại thị trấn PhinDeli của Thị trưởng Phạm Đình Nguyên. Ảnh: Alan Rogers

     

    Ngày 3/9, doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã khai trương cửa hàng cà phê Việt mang tên PhinDeli tại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ cùng tên (trước đây là Buford). Ông Nguyên đang giữ chức Thị trưởng của thị trấn chỉ có một dân, trải trên diện tích 40.000 m2. Tại đây có một trạm xăng, một ngôi nhà, có mã bưu điện riêng và một cửa hàng tiện ích, nơi được sử dụng làm quán cafe duy nhất của thị trấn.

     

    Cửa hàng rộng khoảng 200 m2, với điểm nhấn là một bức tranh vẽ tường dài 10 m, thể hiện chi tiết các công đoạn từ trồng, thu hoạch, kho bãi, chế biến đến thưởng thức cà phê. Thị trưởng cũ Don Sammons được mời trở lại để cộng tác, phụ trách quản lý việc xin giấy phép kinh doanh, mua bảo hiểm, thuê lao động... Ngoài ra còn có thêm 3 nhân lực khác nhưng chỉ có một người sống tại đây để đảm bảo thị trấn vẫn có một cư dân.

     

    Có khoảng 150 khách đến tham dự buổi khai trương quán cà phê của ông Thị trưởng, trong đó có cả quan chức địa phương và cộng đồng người Việt sinh sống gần PhinDeli (bang Wyoming, Mỹ). Ông Phạm Đình Nguyên cho biết, PhinDeli là một từ được lồng ghép để cả người Việt và người nước ngoài đều dễ đọc, dễ hiểu. "Phin là công cụ pha cà phê Việt. Deli là viết tắt của từ Delicious, nghĩa là ngon", ông giải thích.

     

    Khách hàng ngắm thương hiệu Việt trên đất Mỹ. Ảnh: AP

     

    Thị trưởng cho biết ông quyết định kinh doanh cà phê tại đây vì thị trấn nhỏ này đã "tạo ra một cơn địa chấn truyền thông" sau khi được rao đấu giá vào tháng 4/2012. "Tôi muốn sử dụng danh tiếng của thị trấn này cho việc kinh doanh và cà phê là lựa chọn đầu tiên khi quyết định phát triển một sản phẩm của Việt Nam nhắm đến thị trường Mỹ", ông Nguyên cho biết. Buford (nay mang tên PhinDeli) trở thành bàn đạp cho ý định quảng bá cà phê Việt của ông Thị trưởng.

     

    Tại buổi khai trương, ngoài cà phê, Phạm Đình Nguyên còn giới thiệu thêm một số món đặc trưng Việt Nam như chả giò, thịt xiên nước, gốm sứ, nước mắm hay sữa đặc có đường (dùng với cà phê)...

    vnexpress.net

     
    6969 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Tarkan7777 vì bài viết hữu ích
    TRUTH (11/09/2013) Khongtheyeuemhon (05/09/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #285014   07/09/2013

    Tarkan7777
    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    MỜI KHÁCH TRẢI NGHIỆM TINH HOA VIỆT TẠI THỊ TRẤN PHINDELI

     

    Hơn 150 người là những chính trị gia, quan chức cao cấp của bang Wyoming, báo chí và các cư dân Mỹ đã đến dự buổi lễ đổi tên thị trấn PhinDeli sáng 3/9 và trải nghiệm “tinh hoa Việt” tại thị trấn này.

    Việc đổi tên đã làm cho báo chí Mỹ rất quan tâm. Điều này không dễ ở Mỹ. Có những đài như CBS đã đưa tin đến 2 lần về sự kiện nói trên. Hai ngày trước Lễ khai trương thị trấn PhinDeli, các đài này đã làm một tin ngắn. Và ngay ngày lễ, CBS đã cử một đội khác đến để làm một đưa tin sâu hơn. Ngoài ra, sự kiện này còn thu hút cả những đài lớn khác như ABC, PSB…

    Nhiều tờ báo lớn như New York Times, The New Yorker, LA Times, một hãng thông tấn lớn như AP, Reuters cùng các đài truyền hình lớn khác ở Mỹ đều đưa tin, bài chi tiết về sự kiện.

    Văn phòng hai thượng nghị sĩ Enzi office và John Brasso cũng đã cử tổng cộng 6 đại diện, trong khi đó một hạ nghị sĩ Bang Wyoming bà Cynthia Loomis cũng đã cửa đến 2 đại diện đến dự. Chưa kể còn có những quan chức khác của Bang và Hạt. Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany gần đó cũng được điều động đến để hỗ trợ khi cần.

    “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy” Bà Amy Bates, giám đốc điều hành công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ cho biết.

    Để quảng bá cho thị trấn mới PhinDeli, 3 pa-nô lớn được đặt dọc đường quốc lộ I-80 từ Cheyenne (thủ phủ Wyoming) đi Laramie. Nhiều người khi đến thăm Buford đã nói, là rất tự hào khi thấy tấm pa-nô giới thiệu thị trưởng thị trấn cà phê Việt. Đó cũng là tấm ảnh được chụp và chia sẻ nhiều nhất trên mạng.

    Sau buổi lễ Đổi tên thị trấn sáng 3/9 tại Mỹ, ông Phạm Đình Nguyên – chủ nhân thị trấn PhinDeli – đã đặt đầu bếp nhà hàng của chuỗi khách sạn Little America phục vụ một số món Việt (như chả giò, bì cuốn, thịt xiên…) để khách mời nếm thử. Ông Nguyên chia sẻ một cách đầy tự hào: “Chúng tôi muốn mọi vị khách đều được trải nghiệm tinh hoa Việt tại thị trấn này. Ra mắt thị trấn cà phê Việt PhinDeli chỉ là bước khởi đầu trong hành trình Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ. Chặng đường còn dài. Nhưng tôi có niềm tin mãnh liệt vào con đường đang đi. Không gì không thể!”. 

    VIỆT KIỀU QUAN TÂM ĐẾN CÀ PHÊ SẠCH

     

    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã đến dự buổi lễ Đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli sáng 3/9 vừa qua với vai trò như một MC và một khách mời đặc biệt. Cô rất được báo chí Mỹ săn đón, và được một số người xin được chụp hình vì bộ áo dài cô mặc. Khi được hỏi ý kiến về cà phê, cô chia sẻ: “Duyên thấy ý tưởng kinh doanh cà phê Việt của PhinDeli tại Mỹ rất là hay. Cũng giống như Starbucks đem cà phê Ý vào nước Mỹ, thì mình đem cà phê Việt vào thị trường cà phê lớn nhất thế giới này”.

    Được biết, cô đã thay đổi lịch bay về Việt Nam, sau khi nhận lời làm khách mời danh dự cho buổi lễ mang tính lịch sử này. Bốn gia đình người Việt khác cũng đã đến Buford một ngày trước Buổi lễ. Những Việt kiều này chia sẻ họ lái xe từ Denver khoảng 2,5 tiếng đến chơi, vì đọc báo biết đến sự kiện này nên muốn đến gặp tận mắt thị trưởng người Việt, trên một thị trấn Mỹ.

    Ông Nguyên tiết lộ: “Ấn tượng nhất có lẽ là một cô gái Việt sinh ra ở Mỹ, nói tiếng Việt rất ít đi cùng với bà mẹ. Cô và mẹ bay từ San Francisco tới, xin được làm phim về PhinDeli. Và mong tôi tạo điều kiện cho cô tiếp tục quay phim về tôi và công ty ở Việt Nam. Cô muốn làm một phim về câu chuyện này để tham dự liên hoan phim ngắn ở Mỹ. Cô tìm thấy một nguồn cảm hứng từ câu chuyện của tôi, mong muốn chia sẻ câu chuyện này với những người Mỹ gốc Việt khác ở Mỹ”.

    Anh Louis Vũ Nguyễn (sống ở San Francisco, hiện là Giám đốc Phòng Thí nghiệm, Đại học California, San Francisco) cũng đến dự từ rất sớm và cho biết: “Buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli là câu trả lời cho những suy đoán của nhiều người về lý do mua Buford của ông Phạm Đình Nguyên. Biến Buford trở thành thủ phủ cà phê Việt trên đất Mỹ là một ý tưởng rất độc đáo và táo bạo. Tất nhiên hành trình chinh phục cà phê Việt trên đất Mỹ của PhinDeli không đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng việc ra mắt thương hiệu như thế này là một sự khởi đầu hoàn hảo”.

    Được biết, không chỉ thu hút cộng đồng người Việt, buổi lễ còn thu hút hơn 150 người là những chính trị gia, quan chức cao cấp của bang Wyoming, báo chí và các cư dân sống gần đó. Văn phòng hai thượng nghị sĩ Enzi office và John Brasso đã cử tổng cộng 6 đại diện, trong khi đó một hạ nghị sĩ Bang Wyoming bà Cynthia Loomis cũng đã cửa đến 2 đại diện. Chưa kể còn có những quan chức khác của Bang và Hạt. Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany gần đó cũng được điều động đến để hỗ trợ khi cần.

    Cập nhật bởi Tarkan7777 ngày 07/09/2013 06:10:10 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tarkan7777 vì bài viết hữu ích
    TRUTH (11/09/2013)
  • #285261   09/09/2013

    Tarkan7777
    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    TUYÊN NGÔN CÀ PHÊ VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

    Hơn 150 người là những chính trị gia, quan chức cao cấp của bang Wyoming, báo chí và các cư dân vùng lân cận thị trấn Buford đã đổ xô về đây trong lễ đổi tên thị trấn và công bố “Tuyên ngôn cà phê Việt PhinDeli trên đất Mỹ”.

    Văn phòng hai thượng nghị sĩ Enzi office và John Brasso đã cử tổng cộng 6 đại diện, trong khi đó một hạ nghị sĩ Bang Wyoming bà Cynthia Loomis cũng đã cửa đến 2 đại diện. Chưa kể còn có những quan chức khác của Bang và Hạt. Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany gần đó cũng được điều động đến để hỗ trợ khi cần.

                                                    Tuyên ngôn cafe

    Ông Philips Kay, người từng làm việc ở Buford trước đây đã có phát biểu rất dung dị với báo chí rằng: “Buford giờ đã nổi tiếng lắm rồi. Chẳng có tiền nào để mua được danh tiếng này đâu!”. Theo tính toán, cuộc đấu giá tháng 4 năm ngoái đã được đề cập trên hơn 1.200 bài báo giấy/mạng và tin trên TV, tiếp cận đến hơn 1,3 tỉ người trên thế giới.

    Để chuẩn bị cho sự kiện Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ, trước đó, 3 pa-nô lớn được đặt dọc đường quốc lộ I-80 từ Cheyenne (thủ phủ Wyoming) đi Laramie. Nhiều người khi đến thăm Buford đã nói, là rất tự hào khi thấy tấm pa-nô giới thiệu thị trưởng thị trấn cà phê Việt. Đó cũng là tấm ảnh được chụp và chia sẻ nhiều nhất trên mạng.

    Trong buổi lễ ra mắt thị trấn với tên mới PhinDeli và giới thiệu Tuyên ngôn cà phê Việt, ông thị trưởng Phạm Đình Nguyên – người sở hữu thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - cũng đã gửi tặng quan khách những món quà Tinh hoa Việt, bao gồm: Bộ sưu tập Cà phê Việt 3 ca sứ của gốm sứ Minh Long, cà phê PhinDeli, kỷ niệm chương “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ”, áo thun, bộ đĩa nhạc CD Đặng Thái Sơn do Phương Nam phát hành…

    THỊ TRẤN 2 THỊ TRƯỞNG

     

    Câu chuyện có một không hai thú vị này đã được diễn ra tại thị trấn PhinDeli (tên cũ của thị trấn Buford – Mỹ). Tại buổi lễ công bố đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli sáng 3/9 vừa qua ở Mỹ, ông Phạm Đình Nguyên – thị trưởng của thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ, người đã mua đứt thị trấn này năm ngoái – cho biết mình đã mời ông chủ cũ Don Sammons của Buford tiếp tục với vị trí “đồng thị trưởng”  

    Thị trưởng Phạm Đình Nguyên giải thích: Chúng tôi đã mời người chủ cũ Ông Don Sammons cùng tham gia vào các công việc ở thị trấn PhinDeli để có thể phục vụ được cộng đồng Buford tốt hơn, cũng như những du khách lái xe xa lộ I-80 giữa Cheyenne và Laramie muốn thưởng thức cà phê Việt, đổ xăng cũng như mua một ít thức ăn nhẹ và tìm hiểu vì sao một thị trấn nhỏ như vậy được cả thế giới biết đến”.

                                                    2 thị trưởng trong 1 thị trấn

    Được biết, thị trấn có hai thị trưởng này đã trở thành tâm điểm của truyền thông tuần qua. Hàng loạt đài truyền hinh lớn như CBS, ABC, CNBC, PBS, cùng các phóng viên hãng thông tấn khác đổ xô về thị trấn trong lễ đổi tên. “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy”, Bà Amy Bates, giám đốc điều hành công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ cho biết.

    Các quan chức chính quyền Bang Wyoming đã rất quan tâm đến sự kiện này. Đây cũng là một cách để họ xúc tiến đầu tư. Thượng nghị sĩ Mike Enzi Bang Wyoming đã không đến dự được nên đã viết thư nhờ đại diện đem đến trao tận tay cho Ông Phạm Đình Nguyên – người hiện đang sở hữu thị trấn. Trong thư có đoạn viết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) là xương sống của kinh tế Bang. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào của bang hoặc cấp liên bang, ông cứ liên hệ trực tiếp với tôi theo số điện thoại này….”

    Trong buổi lễ ra mắt thị trấn Cà phê Việt trên đất Mỹ và ra mắt thương hiệu cà phê Việt PhinDeli, có nhiều gia đình Việt tranh thủ lễ Lao Động (2/9) đến thăm Buford 1 ngày trước khi làm lễ. Có người cũng đã cất công bay từ xa đến chỉ để bày tỏ ủng hộ cho thị trấn cà phê Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Cô Toni Trương, đã bay từ San Francisco cho biết: “Tôi cảm thấy câu chuyện PhinDeli và ông Nguyên rất là thú vị. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ tôi đã nhiều lần mất phương hướng. Tôi luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: rằng tôi là ai và tôi thuộc về đâu. Và khi đến đây, tôi đã có câu trả lởi!”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #285558   10/09/2013

    Tarkan7777
    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    PHINDELI CHÍNH THỨC TUNG HÀNG TẠI MỸ

    Sau giai đoạn “làm mưa làm gió” tại Việt Nam kể từ hôm 30/7 đến nay, sáng ngày 3/9/2013, thương hiệu cà phê Việt PhinDeli đã chính thức tung hàng tại Mỹ sau buổi lễ Đổi tên thị trấn đầy trang trọng. Như vậy, kể từ thời điểm này, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mang tên một vị danh tướng – Buford sẽ được mang cái tên mới: PhinDeli Town.

    Xúc động chia sẻ tại buổi lễ đổi tên thị trấn, ông Phạm Đình Nguyên – chủ sở hữu thị trấn Buford (nay là PhinDeli Town) cho biết: “Khó mà có thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc này. Tôi cảm thấy rất tự hào, có một thị trấn cà phê Việt ngay trên đất Mỹ, lại do chính người Việt sở hữu”.

     

    Theo kế hoạch của công ty, từ ngày 3/9 trở đi, khách hàng tại Mỹ có thể đặt mua các sản phẩm PhinDeli qua trang web Amazon. Ngoài ra, công ty cũng đang nỗ lực hoàn tất những thủ tục để đưa sản phẩm cà phê Việt này vào được các siêu thị lớn tại Mỹ. Được FDA chứng nhận vào Mỹ là thành công bước đầu cho thương hiệu cà phê Việt PhinDeli. Điều này cũng là một minh chứng rõ rệt khẳng định chất lượng và độ an toàn tuyệt đối của sản phẩm: Không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào để tạo mùi, tạo màu, tạo độ sánh, đen…

    Ông Đỗ Quốc Tuấn, TGĐ công ty PhinDeli cũng đã dí dỏm khi chia sẻ vè cà phê Việt: “Các bạn uống cà phê nhiều hơn là uống Coke. Sau thị trường Mỹ, chúng tôi sẽ mở ra ra phần còn lại của thế giới!

    Cao bồi Phạm Đình Nguyên trong ngày ra mắt thị trấn PhinDeli

    Hơn 150 khách mời là các chính trị gia, quan chức bang Wyoming cùng báo chí và các đối tác đã đến tham dự Lễ ra mắt thị trấn PhinDeli vào ngày 3/9 vừa qua. Đây được xem là thánh địa cà phê Việt trên đất Mỹ.

    Thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã có bài phát biểu rất thành công với những câu hài hước như tính cách người Mỹ. Một phóng viên radio (Đài radio KRRR) đã hỏi Ông Nguyên, rằng ông đã đem một phần văn hóa Việt vào nước Mỹ; rồi ông sẽ làm gì để đem văn hóa Wyoming về Việt Nam? Ông Nguyên đã dí dỏm: “Tôi sẽ mua và chiếc mũ ca-bồi mà ông đang đội để đem về Việt Nam đội!”

    Thực tế là ông Nguyên không cần phải mua. Chính người đặt câu hỏi đã lấy chiếc mũ ca-bồi đang đội, tặng cho Ông Nguyên. Được biết, mũ và ủng ca-bồi là những vật đặc trưng của bang Wyoming. Có một khách Mỹ sau đó đã nói đùa: “Tiếc là tôi không có đôi ủng ở đây. Nếu có thì tôi sẽ tặng ông ngay!”

    Khi được hỏi về tương lại Buford, Ông Nguyên cho biết: “Một điều chắc chắn rằng, chúng tôi rất trân trọng những gì đã làm rạng danh cho thị trấn Buford như ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới cho thị trấn lịch sử này”

    Cũng từ ngày 3/9, những kiều bào tại Mỹ có thể đặt hàng sản phẩm PhinDeli qua trang web mua bán trực tuyến amazon. Ông Nguyên chia sẻ trong buổi lễ khai trương “thánh địa” cà phê Việt trên đất Mỹ: “Ra mắt thị trấn cà phê Việt PhinDeli chỉ là bước khởi đầu trong hành trình Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ. Chưa bao giờ mà tôi cảm thấy đầy háo hức như hôm nay…”.

     

    MC KỲ DUYÊN DUYÊN DÁNG TRONG NGÀY KHAI TRƯƠNG THỊ TRẤN PHINDELI

    Xuất hiện đầy duyên dáng tại lễ khai trương thị trấn PhinDeli trên đất Mỹ sáng 3/9/2013 vừa qua, MC Kỳ Duyên nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới báo chí. Cô cho biết: “Tôi rất vinh dự khi được mời làm MC trong buổi lễ ra mắt thị trấn mang tên thương hiệu cà phê Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ, do chính người Việt Nam sở hữu. Không phải ai cũng có may mắn chứng kiến những giây phút đầy ý nghĩa này!”.

    Trước đó, MC Kỳ Duyên cũng đã phải dời chuyến bay, thay đổi lịch làm việc đặc kín của mình để có thể chắc chắn đến được với sự kiện mà cô gọi là “có một không hai”, “chưa từng có trên đất Mỹ”. Cô cho biết thêm: “Duyên thấy ý tưởng kinh doanh cà phê Việt tại Mỹ rất là hay. Cũng giống như Starbucks đem cà phê Ý vào nước Mỹ, thì mình đem cà phê Việt vào thị trường cà phê lớn nhất thế giới này”

    Cũng tại buổi lễ Đổi tên thị trấn, ông Phạm Đình Nguyên – người sở hữu thị trấn Buford 147 năm lịch sử tại bang Wyoming – chia sẻ: “Tôi đã gặp các đại diện của văn phòng Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ. Mọi người rất ủng hộ ý tưởng thị trấn cà phê Việt. Nó giúp tăng thêm tính đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa thưởng thức cà phê”.

    Thậm chí, Thượng nghị sĩ Mike Enzi Bang Wyoming đã không đến dự được nên đã viết thư nhờ đại diện đem đến trao tận tay cho Ông Nguyên. Trong thư có đoạn viết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) là xương sống của kinh tế Bang. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào của bang hoặc cấp liên bang, ông cứ liên hệ trực tiếp với tôi theo số điện thoại này….”

    Sau buổi lễ công bố việc đổi tên thị trấn, ông Nguyên cũng đã mời quan khách thưởng thức cà phê Việt tại quán cà phê PhinDeli. Bức tranh tường dài 10m thể hiện theo lối hoành tráng là điểm nhấn tại đây. Mô tả các công đoạn từ trồng, thu hoạch, chế biến, thưởng thức; tác phẩm hội họa Viêt này đã được đông đảo khách mời khen tặng. Ý tưởng xuyên suốt và nội thất được công ty New Asia (ở TPHCM) thực hiện.

    RA MẮT THỊ TRẤN CÀ PHÊ VIỆT PHINDELI

    Sáng 3/9/2013, tại thị trấn Buford (Wyoming, Mỹ), buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli đã chính thức diễn ra, với sự chứng kiến của hơn 150 người là những chính trị gia, quan chức cao cấp của bang Wyoming, báo chí và các cư dân sống gần đó. Văn phòng hai thượng nghị sĩ Enzi office và John Brasso đã cử tổng cộng 6 đại diện, trong khi đó một hạ nghị sĩ Bang Wyoming bà Cynthia Loomis cũng đã cửa đến 2 đại diện. Chưa kể còn có những quan chức khác của Bang và Hạt. Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany gần đó cũng được điều động đến để hỗ trợ khi cần.

    Kể từ thời điểm này, thị trấn Buford có lịch sử 147 năm của Mỹ sẽ mang cái tên mới: PhinDeli Town – với PhinDeli chính là tên thương hiệu cà phê Việt cũng do ông Nguyên sở hữu vừa ra mắt. Trước đó, sự kiện Đổi tên thị trấn đã được chính thức công bố tại Việt Nam vào ngày 30/7 và được nhiều đài truyền hình, cơ quan báo chí tại Việt Nam và tại Mỹ đưa tin. Ông Phạm Đình Nguyên – thị trưởng của thị trấn Buford, người đã giành được quyền mua thị trấn vào tháng 4 năm ngoái sau một cuộc đấu giá “nghẹt thở” – chia sẻ trong bài phát biểu của mình trên đất Mỹ: “Tôi chờ đợi ngày này từ lâu. Một thị trấn cà phê Việt mang tính biểu tượng sẽ là bàn đạp cho PhinDeli xâm nhập vào thị trường Mỹ. Tất nhiên hành trình “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ” không đơn giản. Nhưng tôi có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc hành trình này”.

    Cùng với việc đổi tên thị trấn, kể từ ngày 3/9, ông Nguyên cũng chính thức cho khai trương PhinDeli Coffee Corner như một góc để mọi khách dừng chân tại thị trấn có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt PhinDeli. Tại buổi lễ được tổ chức trên đất Mỹ, không chỉ người Mỹ mà nhiều người Mỹ gốc Việt, trong đó có MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng đã đến chúc mừng. 

    Cập nhật bởi Tarkan7777 ngày 10/09/2013 08:28:55 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #285845   12/09/2013

    Tarkan7777
    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    TỰ HÀO TINH HOA ẨM THỰC VIỆT TẠI THỊ TRẤN MỸ

     

    Buổi lễ khai trương thị trấn PhinDeli đã trở thành tâm điểm truyền thông Mỹ. Không chỉ cà phê Việt ghi điểm tại xứ cờ hoa này mà ẩm thực Việt cũng được tôn vinh…

    Nước Mắm Phú Quốc Thuận Phát là một trong những sản phẩm gây chú ý ngay với hơn 150 khách mời là đại diện của văn phòng 2 thượng nghị sĩ, 1 hạ nghị sĩ bang Wyoming cùng các quan chức, báo đài và cư dân láng giềng thị trấn Buford. Đây cũng là sản phẩm được đích thân thị trưởng thị trấn PhinDeli – ông Phạm Đình Nguyên chọn làm thứ nước chấm duy nhất đúng kiểu Việt Nam mời khách thưởng thức cùng một số món ăn Việt như chả giò, bì cuốn, thịt xiên chiên… trong buổi tiệc buffet lễ ra mắt thị trấn PhinDeli.

     

    Chia sẻ về việc giới thiệu một số tinh hoa ẩm thực Việt như nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, ông Nguyên cho biết: “Năm rồi khi phóng viên hỏi tôi là sẽ làm gì với Buford, tôi đã trả lời: thực tình tôi chưa có một kế hoạch cụ thể gì. Tôi nghĩ, Buford có thể là một showroom giới thiệu hàng Việt. Và thực tế là trong buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli hôm nay, chúng tôi đã tranh thủ giới thiệu thêm một số sản phẩm vốn là quốc hồn quốc túy Việt Nam như gốm sứ Minh Long, nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, sữa đặc có đường Vinamilk…”

     

    Việc Thuận Phát vượt qua nhiều “cửa ải” kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt tại Mỹ cũng được xem là khởi đầu rất thuận lợi cho thương hiệu này. Bởi lẽ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm tiêu dùng sản xuất tại Mỹ, hay đối với sản phẩm nước ngoài muốn nhập khẩu vào Mỹ là như nhau.

    Thậm chí, bắt đầu từ năm 2002, nước Mỹ đã tăng cường các quy định mới nghiêm ngặt hơn về thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ, được cụ thể hóa trong đạo luật Chống Khủng Bố Sinh Học 2002 (the Bioterrorism Act of 2002). Đạo luật này đưa ra rất nhiều yêu cầu mới đối với các Nhà sản xuất thực phẩm, bao gồm đăng ký với FDA các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

     

    Vì những tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt đó nên không có nhiều những sản phẩm nước mắm Phú Quốc chính hiệu Việt Nam xuất hiện được tại các siêu thị nước này. Chủ yếu là những sản phẩm “nhái Phú Quốc” được sản xuất ở Thái Lan, Hong Kong. Vì vậy, sự xuất hiện của Thuận Phát tại Lễ ra mắt thị trấn Việt đã được nhiều người Việt quan tâm.  

    “Denver cũng là thành phố có đông người Việt, rất thèm những loại gia vị, nước chấm truyền thống quê nhà. Nói gì thì nói, làm sao có thể quên được hương vị nước mắm, nhất là nước mắm Phú Quốc. Mùi nước mắm nó ăn sâu trong máu của mình rồi. Và nói thật, cũng chỉ dám mua những sản phẩm được nhập khẩu vào Mỹ như Thuận Phát thôi!” Bà Cúc Hoàng từ Denver (Bang Colorado) cũng là khách mời tại buổi lễ cho biết. “Thế hệ của tôi lúc còn ở Việt Nam chỉ biết có thương hiệu Thuận Phát như nước mắm, nước tương, sa tế. Tôi nghĩ, nếu các sản phẩm Thuận Phát có mặt ở Denver, chắc chắn sẽ được nhiều người ủng hộ”

     

    Đúng là Thuận Phát có lợi thế về thương hiệu từ trước nên hàng khi vào được các siêu thị Mỹ thì chắc chắn sẽ nhiều người ủng hộ. “Thuận Phát là thương hiệu nước mắm lâu đời và lớn nhất tại Phú Quốc với phương pháp ủ chượp truyền thống, Nước Mắm Thuận Phát có những ưu điểm vượt trội như: Thành phần tự nhiên 100% từ các cơm tươi Phú Quốc, đạm cao nguyên chất, đóng chai ngay tại huyện đảo Phú Quốc” Bà Nguyễn Thị Thu Trinh, đại diện Thuận Phát cho biết: “Chúng tôi hiện đang xúc tiến nhanh đưa hàng sang Mỹ. Cũng là một số sản phẩm hiện đang bán chạy nhất ở Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, sa-tế….”

     

    “Có mặt trong sự kiện mang tính lịch sử khai trương thị trấn PhinDeli, chúng tôi rất tự hào là một phần ẩm thực Việt. Đây là thị trấn Việt mang tính biểu tượng, sẽ là bàn đạp đưa những thương hiệu Việt uy tín như Thuận Phát tiến vào thị trường Mỹ” bà Trinh cho biết thêm.

     

    TINH HOA VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

     

    Không chỉ có cà phê Việt PhinDeli mà nhiều sản phẩm quốc hồn quốc túy khác của Việt Nam cũng đã được giới thiệu trong buổi lễ Đổi tên thị trấn sáng 3/9 vừa qua tại Mỹ.

    Rất nhiều khách mời tâm đắc và khen rất nhiều lần về logo, bao bì PhinDeli, bức tranh hoành tráng hơn 10m ngay tại thị trấn. Họ không nghĩ Việt Nam có thể làm được như vậy. Ngoài các sản phẩm PhinDeli, ông Phạm Đình Nguyên – thị trưởng thị trấn cà phê Việt độc nhất vô nhị trên đất Mỹ - còn giới thiệu thêm gốm sứ Minh Long, nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, cùng một số món ăn Việt, sữa đặc có đường Vinamilk và thậm chí là bộ đĩa CD của Đặng Thái Sơn (do Phương Nam phát hành).

    Ông cho biết: “Tôi muốn tranh thủ giới thiệu thêm về những nét đặc sắc của Việt Nam”. Đầu bếp nhà hàng của chuỗi khách sạn Little America cũng đã rất phấn khởi khi được thực hiện nhiều món ăn Việt theo yêu cầu của ông Nguyên phục vụ cho buổi tiệc buffet trong ngày hôm đó.

    Buford từng được biết đến như thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân. Tháng 4 năm ngoái, người Việt Nam đầu tiên là ông Phạm Đình Nguyên đã giành chiến thắng sau một cuộc đấu giá gay cấn để mua được thị trấn với giá 900.000 USD.

    Đã có nhiều dự đoán khác nhau về mục đích của vị doanh nhân người Việt khi mua thị trấn này. Tuy nhiên, như một câu trả lời đầy bất ngờ, cuối tháng 7/2013, ông Nguyên đã công bố tại Việt Nam về dự định đổi tên thị trấn từ Buford thành PhinDeli – với PhinDeli là tên một thương hiệu cà phê Việt siêu sạch.

    Hơn 150 người là những chính trị gia, quan chức cao cấp của bang Wyoming, báo chí và các cư dân sống gần đó đã đến dự buổi lễ đặc biệt nói trên. Văn phòng hai thượng nghị sĩ Enzi office và John Brasso đã cử tổng cộng 6 đại diện, trong khi đó một hạ nghị sĩ Bang Wyoming bà Cynthia Loomis cũng đã cử đến 2 đại diện. Chưa kể còn có những quan chức khác của Bang và Hạt. Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany gần đó cũng được điều động đến để hỗ trợ khi cần.

    Các khách mời người Mỹ đều tỏ ra rất thích thú khi được thưởng thức những món ăn Việt Nam và những tách cà phê mang đậm phong cách rất riêng. Dự tính trong thời gian sắp tới, PhinDeli không chỉ được bán tại thị trấn và trên trang mạng Amazon mà sẽ nỗ lực để vào các siêu thị lớn tại Mỹ, nơi có nhiều cư dân gốc Việt sinh sống.

    Ông Philips Kay, từng làm việc ở Buford trước đây đã có phát biểu rất dung dị với báo chí rằng: “Buford giờ đã nổi tiếng lắm rồi. Chẳng có tiền nào để mua được danh tiếng này đâu!”. Theo tính toán, cuộc đấu giá tháng 4 năm ngoái đã có hơn 1.200 bài báo giấy/mạng và tin trên TV, tiếp cận đến hơn 1,3 tỉ người trên thế giới.

     

    GIỚI THIỆU TINH HOA CÀ PHÊ VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

     

    Thương hiệu cà phê Việt PhinDeli đã chính thức ra mắt tại Mỹ sáng 3/9 vừa qua, trong buổi lễ Đổi tên thị trấn. Theo đó, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ có lịch sử 147 năm sẽ được mang cái tên mới: PhinDeli Town, với PhinDeli chính là tên thương hiệu cà phê Việt siêu sạch bắt đầu được bán rộng rãi tại thị trường Mỹ.

    Các gia đình sống cạnh thị trấn đã đến chúc mừng thị trưởng thị trấn mới PhinDeli. Họ mong ông Nguyên tiếp tục gìn giữ những di sản vốn đã làm nên tên tuổi của thị trấn 147 năm lịch sử này. Trong bài phát biểu, ông Nguyên nhấn mạnh: “Một điều chắc chắn rằng, chúng tôi rất trân trọng những gì đã làm rạng danh cho thị trấn Buford như ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới cho thị trấn lịch sử này.”

    Đây là sự kiện được đông đảo báo chí Mỹ hết sức quan tâm. Vì thế, thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã được đông đảo báo chí “xếp hàng” phỏng vấn ngay sau buổi lễ. Các đài lớn của Mỹ như CBS, ABC cũng như những tờ báo lớn như New York Times, The New Yorker, LA Times, Telegraph (Anh) cũng đã viết bài đưa tin.

    Được biết, việc đổi tên thị trấn từ Buford thành PhinDeli đã nhận được rất niều sự ủng hộ của quan chức tại Mỹ. Ông Nguyên tiết lộ: “Tôi đã gặp một số quan chức của Bang, đại diện của văn phòng Thượng nghị sĩ, Hạ nghị sĩ. Mọi người rất ủng hộ ý tưởng thị trấn cà phê Việt. Nó giúp tăng thêm tính đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa thưởng thức cà phê Việt”.

    Thậm chí, Thượng nghị sĩ Mike Enzi Bang Wyoming đã không đến dự được nên đã viết thư nhờ đại diện đem đến trao tận tay cho Ông Nguyên. Trong thư có đoạn viết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) là xương sống của kinh tế Bang. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào của bang hoặc cấp liên bang, ông cứ liên hệ trực tiếp với tôi theo số điện thoại này…”.  

    Song song với việc bán hàng ngay tại thị trấn, các sản phẩm của PhinDeli cũng được bán trên trang Amazon – phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và những ai yêu thích tinh hoa cà phê Việt trên đất Mỹ. Theo thông tin do thị trưởng người Việt này cung cấp thì công ty cũng đang nỗ lực để đưa sản phẩm PhinDeli vào các siêu thị lớn tại Mỹ - nơi có đông người Việt sinh sống.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #286088   13/09/2013

    Tarkan7777
    Tarkan7777

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/08/2013
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    NƯỚC MẮM THUẬN PHÁT ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG BUỔI RA MẮT THỊ TRẤN PHINDELI

     

    Trong buổi lễ Khai trương thị trấn PhinDeli diễn ra sáng ngày 3/9 tại Mỹ, không chỉ sản phẩm cà phê Việt của doanh nhân “mua đứt thị trấn Mỹ” Phạm Đình Nguyên gây chú ý mà khá nhiều sản phẩm Việt cao cấp khác được giới thiệu cũng khiến các quan khách Mỹ tỏ ra thích thú.

    Năm ngoái khi được bố trở thành chủ nhân thị trấn Buford, một câu hỏi đặt ra cho thị trưởng Phạm Đình Nguyên là sẽ làm gì với thị trấn 147 năm lịch sử này. Ông Nguyên lúc đó thật thà cho biết: “Thực tình tôi chưa có một kế hoạch cụ thể gì cho Buford. Tôi nghĩ, Buford có thể trở thành showroom hàng Việt”.

    Năm nay, ông Nguyên quay lại Buford với một khát vọng giới thiệu tinh hoa cà phê Việt tại thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này. Truyền thông Mỹ lại một phen dậy sóng khi ông tuyên bố đổi Buford thành thị trấn PhinDeli.

    Trong buổi lễ ra mắt thị trấn mới PhinDeli không chỉ giới thiệu cà phê Việt ông còn “trình làng” một số tinh hoa Việt khác như ẩm thực, âm nhạc cùng với một số sản phẩm “quốc hồn quốc túy” liên quan từ Việt Nam.

    Ngay từ đầu, thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã chọn nhà hàng thuộc chuỗi khách sạn Little America tại Cheyenne (Thủ phủ Bang Wyoming) làm đơn vị tổ chức tiệc. Vì đây là nhà hàng có thể đảm nhận một tiệc quốc tế. “Thực đơn mà chúng tôi yêu cầu là có một số món Việt đặc trưng” như chả giò, bì cuốn, thịt xiên nướng… Little America có đầu bếp vốn từng phục vụ tại Vegas nên rất có kinh nghiệm đối với ẩm thực các nước”.

    Từng có 10 năm làm bếp trưởng tại các khách sạn Las Vegas, ông Santiago Ramos, bếp trưởng tại Khách sạn Little America Cheyenne cho biết: “Khi có yêu cầu phục vụ món Việt cho buổi tiệc PhinDeli là tôi rất là hào hứng. Nếu bạn muốn đổi món ăn hàng ngày thì tôi cũng muốn đổi món nấu. Nhưng nói thật là tôi cũng chỉ có thể chuẩn bị được một số món thôi chứ không thể nhiều được”.

    Các món Việt được khách mời thưởng thức rất “tận tình”, đặc biệt là khách Mỹ. Vì vậy nên các món này đã hết sớm. Theo yêu cầu của PhinDeli, các món này dứt khoát phải ăn với nước mắm Phú Quốc chính hiệu, cụ thể là Thuận Phát. Vì đây là thương hiệu nước mắm truyền thống được nhiều người sành ăn yêu thích – cả ở Việt Nam và hải ngoại.

    Do vậy, các chai nước mắm Phú Quốc Thuận Phát được nhanh chóng chuyển từ California sang. Chị Hương Nguyễn (đang sống ở San Francisco cho biết): “Hồi còn ở Việt Nam, gia đình tôi luôn dùng nước mắm Phú Quốc Thuận Phát cũng như những sản phẩm khác của thương hiệu này như sa tế, nước nêm… Thật vui khi sau mấy năm trời “xa cách” lại thấy thương hiệu Thuận Phát được giới thiệu một cách đầy trang trọng trong Lễ ra mắt thị trấn PhinDeli”.

    Được biết các loại thực phẩm nói chung, nước chấm nói riêng rất khó để vào được thị trường Mỹ vì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khe khắt của FDA (Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ). Vì vậy, một phần không nhỏ các loại gia vị, nước chấm hương vị Việt là được sản xuất tại Thái Lan, Hongkong.

     

    “Tôi nghĩ cơ hội cho các loại gia vị, nước chấm như Thuận Phát rất lớn ở thị trường Mỹ nơi có hơn 3 triệu người Mỹ gốc Việt. Cũng cần phải nói thêm, được vào Mỹ chỉ mới là bắt đầu. các thương hiệu Việt cần phải đầu tư cho quảng bá thương hiệu và phân phối. Đây sẽ là hai thách thức chính. Tuy nhiên các thương hiệu Việt nếu biết đoàn kết sẽ chia sẻ nhiều chi phí, và như thế sẽ hiệu quả hơn!” Ông Phạm Đình Nguyên cho biết.

     

    Không chỉ có nước mắm Phú Quốc, khách mời còn nhận được túi quà tặng “tinh hoa Việt” bao gồm cà phê PhinDeli, ca sứ Minh Long, bộ đĩa Chopin: Complete Mazukas của Đặng Thái Sơn (Phương Nam phát hành). “Đâu nhất thiết là phải trưng bày, bán hàng theo kiểu truyền thống. Một showroom mang tính biểu tượng trình diễn của một số sản phẩm như nước mắm Phú Quốc Thuận Phát cũng là một cách để quảng bá hàng Việt! Thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết.

     

    GIỚI THIỆU “TINH HOA NƯỚC MẮM” TẠI THỊ TRẤN VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ

     

    Một điều bất ngờ cho khách mời buổi lễ khai trương thị trấn PhinDeli đó là có được thưởng thức “một thoáng Việt Nam” với một số tinh hoa, không chỉ là cà phê Việt mà còn có ẩm thực, âm nhạc, hội họa…

    Thực đơn buổi tiệc buffet được nhà hàng thuộc khách sạn Little America Cheyenne. Ngoài những món Mỹ, thực đơn còn có một số món “quốc hồn quốc túy” như chả giò, bì cuốn, thịt nướng xiên… “Khi được yêu cầu chuẩn bị món Việt tôi rất là háo hức. Tôi đã ít nhiều kinh nghiệm làm món Việt khi còn làm ở các khách sạn quốc tế tại Las Vegas. Bếp trưởng Santiago Ramos, Khách sạn Little America Cheyenne cho biết. “Để mà ăn đúng điệu, chúng tôi cần những sản phẩm chất lượng thuần Việt. May mà chúng tôi cũng được bên PhinDeli hỗ trợ!”

     

    Đúng là may mắn khi có nước mắm Phú Quốc chính hiệu của Thuận Phát được chuyển tới đơn vị tổ chức tiệc, nên tinh hoa ẩm thực Việt được trọn vẹn hơn. Một số bạn bè thân hữu người Việt cũng đã tranh thủ giải thích thêm cho khách Mỹ về ẩm thực Việt.

     

     “Nói thật, những món này không thể ngon như mình ăn ở Việt Nam được. Bởi lẽ đầu bếp Mỹ cũng muốn biến tấu cho nó hợp với gu ẩm thực địa phương. Tuy nhiên, nhìn thấy khách thưởng thức những món Việt ngon lành là tôi thấy vui rồi!” Thị trưởng Phạm Đình Nguyên nhận xét. Những đĩa chứa món Việt đã “sạch bong” sớm. Một số khách tới trễ đã không có cơ hội thưởng thức tinh hoa này.

     

    Với những người Việt xa quê lâu năm, khó nói hết cảm giác xúc động và đầy hạnh phúc khi được nhìn thấy một chai nước mắm Phú Quốc chính hiệu từ quê nhà nhập sang. Chị Hương Nguyễn (hiện đang sống ở San Francisco) cho biết: “Lúc còn ở Việt Nam, tôi đã có dịp đến thăm cơ sở làm nước mắm Thuận Phát ở Phú Quốc. Bất ngờ hôm nay lại được thưởng thức chả giò Việt do đầu bếp Mỹ làm cùng với nước mắm Thuận Phát. Quả là tuyệt vời!”

    Chị Hương cũng chia sẻ thêm, các bữa ăn gia đình Việt ở Mỹ khó có thể thiếu những loại nước chấm truyền thống như nước mắm, nước tương, cũng như những loại gia vị khác. Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm được FDA chấp thuận như Thuận Phát thì mới được vào thị trường Mỹ. Vì thế hầu hết các sản phẩm nước mắm bán ở Mỹ được nhập từ Thái Lan, Hong Kong. “Họ cũng ghi tiếng Việt. Cũng ghi nước mắm Phú Quốc nhưng thực ra không phải như vậy. Ăn cho đỡ nhớ thôi chứ không phải là nước mắm Phú Quốc!”

     

    Nói với cơ hội đưa hàng sang Mỹ, Thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết: “Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của FDA là rào cản cho sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. Nhưng một khi được chấp thuận vào được thị trường khó tính này, thì cơ hội sẽ rất là lớn!”

     

    Rào cản này ngày càng lớn. Bắt đầu từ năm 2002, nước Mỹ đã tăng cường các quy định mới nghiêm ngặt hơn về thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ, được cụ thể hóa trong đạo luật Chống Khủng Bố Sinh Học 2002 (The Bioterrorism Act of 2002). Đạo luật này đưa ra rất nhiều yêu cầu mới đối với các Nhà sản xuất thực phẩm, bao gồm đăng ký với FDA các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

     

    Là thương hiệu lâu đời, uy tín ở Việt Nam Thuận Phát có thuận lợi là sẽ nhanh chóng được người Việt tại Mỹ tin dùng. “Tôi hi vọng sắp tới, Thuận Phát sẽ nhanh chóng có mặt tại các siêu thị ở San Francisco. Lúc đó, chắc chắn tôi sẽ là một trong những khách hàng đầu tiên mua cả mấy chai về ăn cho đã!”, chị Hương cười tươi tắn.

     

    Kết thúc buổi tiệc, khi thấy còn một số sản phẩm Thuận Phát còn để trên bàn, không chỉ chị Hương mà cả bếp trưởng Ramos cũng đã ngỏ ý xin về để dùng tiếp. “Cả mẹ chồng tôi cũng rất thích nước mắm Thuận Phát. Mấy lần về Việt Nam nhưng đâu có đem sang được!” Chị Hương chia sẻ.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #287428   21/09/2013

    suadienlanh.edu.vn
    suadienlanh.edu.vn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hay quá. Lúc đầu mình thấy ý tưởng mua thị trấn này của ông ấy có gì đó dư tiền. Giờ thì nể phục cho ý tưởng độc đáo này. Chúc thương hiệu Việt sẽ có chỗ đứng trên đất Mỹ

    Chuyên sửa chữa máy lạnh, máy giặt, máy nước nóng, lò vi sóng, tủ lạnh tại nhà

    08.6670.4444 - 0902.563.208

     
    Báo quản trị |