Thêm Nghị định hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #453538 15/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Thêm Nghị định hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

    Đó là Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, sẽ xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức sau:

    STT

    Hình thức xử lý kỷ luật

    Hành vi vi phạm

    1

    Khiển trách

    - Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm chưa gây hậu quả.

    - Dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh.

    - Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    - Thực hiện không đầy đủ, không chính xác kết luận kiểm tra.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra.

    2

    Cảnh cáo

    - Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

    - Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

    - Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    - Kiểm tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung kiểm tra được giao.

    - Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.

    - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nộ dung kiểm tra.

    - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra.

    - Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra.

    - Không thực hiện kết luận kiểm tra.

    3

    Hạ bậc lương

    (áp dụng đối với công chức)

    - Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

    - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước nhưng đã chủ động hoàn trả và thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

    4

    Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)

    - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

    - Đe dọa, trù dập người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.

    5

    Cách chức

    (áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)

    - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.

    6

    Bãi nhiệm

    (áp dụng đối với cán bộ)

    - Cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.

    7

    Buộc thôi việc

    (áp dụng đối với công chức, viên chức)

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Bị phạt tù mà không được hưởng án treo.

    Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Tờ trình Dự thảo. 

     
    6497 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận