Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
“ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng”
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển.
Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không; vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới.
Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau.
Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!