Thay chị gái làm đơn ly hôn được không?

Chủ đề   RSS   
  • #556274 30/08/2020

    senado92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thay chị gái làm đơn ly hôn được không?

    thay chị gái làm đơn ly hôn

    Ảnh minh họa: Thay chị gái làm đơn ly hôn

    Xin chào cộng đồng ngành luật! Tôi có 1 chị gái kết hôn được 4 năm và đã sinh 1 bé gái 3 tuổi. Nhưng chị tôi sống không hạnh phúc, chồng chị ấy hay chửi mắng thậm chí từng đánh vợ. Ba hôm trước lại đánh chị tôi và thậm chí chửi rủa lăng nhục chị tôi và bố mẹ tôi thậm tệ. Mẹ chồng và chị chồng còn vào gùa chửi mắng theo và bênh con mình. Chị tôi đành về nhà mẹ ở, nhưng vốn dĩ bố mẹ tôi là người cổ hủ lạc hậu, thế nào cũng ko muốn con mình ly hôn vì sợ làng xóm điều tiếng bàn tán. Chị tôi cũng muốn ly hôn, nhưng lần nào cũng vậy, chồng chị đánh mắng chửi xong rồi lại xin lỗi, níu kéo.

    Tôi thấy con người này thực sự ko có thuốc chữa, ko bao giờ biết hối cải. NHưng chị tôi lại quá nhu nhược và yếu đuối, chị cũng sợ hãi làng xóm nói này nói nọ, sợ hãi dư luận cổ hủ, rồi bao nhiêu người cứ khuyên c ấy sống vì con, cố gắng chịu đựng để cho con có bố có mẹ. Nhưng tôi hiểu càng chịu đựng sẽ càng tồi tệ hơn, cuộc hôn nhân này chắc chắn ko thể là mãi mãi, sống mà nhẫn nhục chịu đựng như vậy thì còn không bằng chết. Nhưng dù tôi có làm cách nào cũng ko ngăn dc những ng xung quanh lấy dư luận xã hội, lấy phong tục và suy nghĩ cổ hủ, phong kiến rồi con cái ra ép buộc chị tôi. Chị ấy sợ hãi và dao động, ko dám quyết điều gì. Hai người lấy nhau cũng ko có tình yêu, hồi trước cũng là do bố mẹ tôi ép chị ấy lấy. 

    Vì vậy tôi muốn hỏi, tôi là em gái, liệu tôi có thể thay chị gái làm đơn ly hôn, và liệu có khả năng được xử ly hôn ko? Mong các anh chị hiểu rõ về luật tư vấn giúp tôi! Mong mọi người biết nhiều về luật, luôn bảo vệ công bằng và lẽ phải có thể đưa cho chị tôi 1 hướng giải quyết tốt đẹp. Xin cảm ơn!

     
    1133 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn senado92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556450   30/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Đối với vấn đề của Chị thì bản thân tôi có quan điểm như sau:

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

    Như vậy, theo quy định trên thì em gái có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cho chị gái trong trường hợp chị gái bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Đối với trường hợp của Chị thì không thể thay chị gái nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn bởi chị gái của chị mặc dù là nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng chị ấy vẫn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Do vậy, trường hợp này tòa sẽ giải quyết ly hôn khi chị gái hoặc chồng chị gái có yêu cầu ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntnanh2006 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2020)
  • #556466   30/08/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:

    - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
     
    - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
     
    - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Theo đó, trong trường hợp bên chị, chị là em gái không thể thay mặt chị gái thực hiện quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Chị gái chị vẫn là phải thực hiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
     
    Cùng với đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
     
    Trong trường hợp chị gái chị, nếu chứng minh được việc người chồng có hành vi vi bạo lực gia đình thì chị gái chị thực hiện yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên.
     
    Về thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28, Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #583820   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Thay chị gái làm đơn ly hôn được không?

    Trong trường hợp của bạn thì bạn có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn bởi thì bạn được xem là người thân thích của nhân vật trong tình huống này. Hoặc nếu trong tình huống chị của bạn có mong muốn ủy quyền bạn nộp thay đơn ly hôn thì bạn vẫn có thể thực hiện dược dưới sự ủy quyền của người chị.

     
    Báo quản trị |