Thảo luận chung

Chủ đề   RSS   
  • #26138 09/03/2009

    hoeluatviet

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2008
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thảo luận chung

    A là con đẻ của B. khi khai sinh B đồng ý cho C là em gái của mình đứng tên là mẹ của A. sau khi khai sinh một thời gian vợ chồng C cho A sang Mỹ cùng sinh sống. nay A đã 25 tuổi, vợ chồng C cho A về Việt Nam chơi, sau khi bàn bạc vợ chồng C cho B nhận lại con của mình, chính quyền địa phương đã chấp nhận sửa lại giấy khai sinh A là con của B, được ít hôm A bị tai nạn giao thông chết, trong khi đó A đang đứng tên 2 biệt thự tại làng việt kiều, Hà Đông, Hà Nội. tranh chấp thừa kế giữa B và C sãy ra, Tòa sơ thẩm tuyên xử toàn bộ tài sản của A thuộc về B (tiền mua nhà ở Việt Nam do C bỏ ra để A đứng tên. Theo bạn Tòa xử như vậy có đủ cơ sở pháp lý  không? tại sao?

    Lê Văn Hoè

     
    4048 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #26139   09/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Không rõ khi thoả thuận cho B nhận lại A là con đẻ của mình, các bên có thoả thuận C là Mẹ nuôi của A hay không. Nếu không thì Toà xử như vậy là đúng pháp luật, bởi di sản của A đầu tiên phải chia cho hàng thừa kế thứ 1, ở đây là B, cha đẻ của A. Còn như có thoả thuận C là mẹ nuôi thì Toà xử như vậy là sai, bởi mẹ nuôi cùng hàng thừa kế và cùng hưởng một phần di sản bằng với cha đẻ theo qui định tại điều 676 Bộ luật dân sự.

    Nếu C có đủ chứng cứ chứng minh rằng mình bỏ tiền ra mua nhà ở Việt Nam rồi nhờ A đứng tên hộ thì C phải phản tố đòi lại tài sản của mình. Còn như C chỉ chứng minh được mình có chuyển tiền về Việt Nam cho A nhưng không chứng minh được chuyển tiền đó với mục đích gì ( để A mua nhà và đứng tên hộ, cho A, cho A vay..... ) thì có thể bị Toà bỏ qua không xem xét nếu Toà nhận định đó là tiền C cho A tiêu xài cá nhân ở Việt Nam.

    Ngoài ra, theo tôi Toà cũng nên xem xét tới thời điểm mà A được đứng tên 2 căn biệt thự là trước hay sau khi A đã trở về là con của B. Nếu trước thì nên xem xét tới quyền lợi của C bởi thời điểm đó C là Mẹ của A và A đã sống với C từ nhỏ ( cái này là theo tình cảm, Luật không qui định )

    Tôi chưa rõ C chứng minh chuyện tiền nong trong việc mua nhà ở Việt Nam cho A đứng tên tới đâu nên chỉ có thể góp ý bấy nhiêu.

     
    Báo quản trị |