Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #595174 03/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

    Thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH hai TV là một trong những người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Họ có vai trò quan trọng với tư cách là thành viên điều hành doanh nghiệp dựa trên số vốn góp.
     
    Tuy nhiên, nhiều trường hợp thành viên góp vốn không thể thực hiện được nghĩa vụ đóng góp tài sản như đã cam kết với doanh nghiệp, vậy thành viên rơi vào trường hợp trên bị xử lý thế nào?
     
    thanh-vien-khong-thuc-hien-nghia-vu-gop-von-xu-ly-the-nao
     
    1. Vốn góp công ty TNHH hai thành viên là gì?
     
    Căn cứ khoản 27 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty TNHH, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty TNHH, công ty hợp danh.
     
    Theo đó, vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty theo khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
     
    Tóm lại vốn góp là tài sản của thành viên góp vào, có thể bằng hiện vật hoặc bằng giấy tờ có giá hay bằng quyền sở hữu trí tuệ,... Như đã cam kết và được định giá thành tiền. Dựa trên tổng số vốn góp sẽ tạo thành vốn điều lệ doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh.
     
    2. Thực hiện nghĩa vụ góp vốn 
     
    Góp vốn phải thực hiện đúng cam kết và theo một quy trình nhất định, theo đó thành viên góp vốn phải thực hiện đúng nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 
     
    Đầu tiên, thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. 
     
    Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. 
     
    Đặc biệt, một trường hợp ngoại lệ nếu thành viên công ty không thực hiện góp vốn theo tài sản đã cam kết nhưng nếu được sự tán thành của trên 50 % số thành viên còn lại thì vẫn được chấp thuận.
     
    3. Xử lý thành viên không thực hiện nghĩa vụ vốn góp
     
    Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
     
    - Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty.
     
    - Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp.
     
    - Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
     
    4. Thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp
     
    Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại phần 2.
     
    Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
     
    Người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. 
     
    Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
     
    5. Nội dung Giấy chứng nhận vốn góp
     
    Thành vốn góp vốn khi hoàn tất các thủ tục sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp để chứng minh là thành viên của doanh nghiệp một cách hợp pháp. Theo khoản 6 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
     
    - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
     
    - Vốn điều lệ của công ty.
     
    - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức.
     
    - Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
     
    - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
     
    - Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
     
    Lưu ý: Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
     
    Như vậy, trường hợp thành viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ số tài sản vốn góp như đã cam kết sẽ đương nhiên không còn là thành viên của công ty. Còn thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp.
     
    1302 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595191   04/12/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

    Cảm ơn thông tin của tác giả. Đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp rất băn khoăn, thực tế khi thỏa thuận thì các cá nhân đều cam kết góp vốn đầy đủ để thành lập doanh nghiệp, nhưng đến hạn theo quy định thì không thực hiện đúng cam kết. Vì vậy pháp luật quy định các chế tài đối với những trường hợp trên là hoàn toàn có cơ sở để hạn chế những trường hợp tương tự xảy ra khi thành lập doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #595201   04/12/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình bổ sung thêm như sau:

    - Thành viên chưa góp vốn sẽ đương nhiên không còn là thành viên công ty;

    - Thành viên chưa góp vốn đủ như đã cam kết sẽ chỉ có quyền tương ứng với phần vốn đã góp;

    - Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

    Như vậy, thành viên chưa góp vốn sẽ đương nhiên không còn là thành viên công ty điều đó đồng nghĩa với việc thành viên đó mất toàn bộ quyền của thành viên công ty nhưng không đồng nghĩa với việc họ cũng không còn nghĩa vụ gì đối với công ty.

    Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, khi xảy ra trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp vốn đủ thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết hạn góp vốn (tức ngày thứ 90 kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn, thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn mà mình cam kết góp.

    Ngoài việc phải chịu những rủi ro trên, khi xảy ra sự kiện trên, doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp, loại hình doanh nghiệp (nếu phải thay đổi) và đăng ký thay đổi với Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2022)
  • #595226   05/12/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Theo quy định của pháp luật thì các thành viên phải góp đúng hạn và đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp không góp đủ thì sẽ được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

     
    Báo quản trị |  
  • #595279   06/12/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thành viên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Trường hợp thành viên không góp đủ vốn theo cam kết thì buộc phải bồi thường thiệt hại do hành vi không góp vốn đã gây ra cho các thành viên còn lại trong doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |