Thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

Chủ đề   RSS   
  • #614462 24/07/2024

    Thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

    Kiểm soát đặc biệt là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
     
    1. Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
     
    Căn cứ Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
     
    - Thành phần, cơ cấu của Ban kiểm soát đặc biệt được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:
     
    + Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác;
     
    + Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác.
     
    - Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:
     
    + Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này), bên nhận chuyển giao bắt buộc (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại đã có phương án chuyển giao bắt buộc được cấp có thẩm quyền phê duyệt), tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập hoặc được cơ quan, tổ chức có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng cử theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước;
     
    + Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.
     
    - Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:
     
    + Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
     
    + Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
     
    + Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
     
    + Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
     
    - Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:
     
    + Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
     
    + Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nếu có) nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
     
    - Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là người có liên quan quy định tại điểm d khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
     
    - Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt:
     
    + Ban kiểm soát đặc biệt làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm cá nhân, phù hợp với nội dung, tính chất từng công việc xử lý;
     
    + Tần suất họp, cơ chế trao đổi thông tin, ra quyết định, tổng hợp ý kiến của các thành viên do Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt quyết định phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
     
    - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) quyết định cụ thể thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
     
    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
     
    Căn cứ Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
     
    - Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 164 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:
     
    + Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:
     
    (i) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;
     
    (ii) Thực trạng hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả lãi, lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;
     
    (iii) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý được, lãi phải thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;
     
    (iv) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; danh sách chủ nợ khác;
     
    (v) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.
     
    + Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;
     
    + Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
     
    + Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
     
    + Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước;
     
    + Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
     
    + Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;
     
    + Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
     
    + Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);
     
    + Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;
     
    + Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
     
    + Các công việc khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 hoặc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.
     
    - Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây:
     
    + Trình Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
     
     
    - Ban kiểm soát đặc biệt của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt tham mưu, đề xuất Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3, trừ điểm a, c và d khoản 1 Điều 3 Thông tư này và trừ việc tham mưu, đề xuất hình thức kiểm soát đặc biệt để ban hành quyết định đặt quỹ tín dụng nhân dân vào kiểm soát đặc biệt.
     
    Như vậy, thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt được quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-NHNN. Ban kiểm soát đặc biệt có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
     
    36 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận