Thành phần tham gia đối thoại định kỳ?

Chủ đề   RSS   
  • #524358 30/07/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 140 lần


    Thành phần tham gia đối thoại định kỳ?

    Anh chị cho em hỏi thành phần tham gia đối thoại định kỳ gồm những ai ạ, ngoài BCH Công Đoàn Công ty và Công ty còn có ai nữa không ạ?

     
    4786 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phungpham1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524383   30/07/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1397)
    Số điểm: 11672
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Về thành phần tham gia đối thoại định kỳ, anh/chị có thể tham khảo tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật lao động 2012 như sau:

    "Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

    [...]

    2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 

    [...]".

    Theo đó việc đối thoại là được thực hiện giữa công ty và công đoàn hoặc giữa công ty và người lao động. Ngoài ra không còn đối tượng nào khác anh/chị nhé.

    Cập nhật bởi minhpham1995 ngày 31/07/2019 08:22:29 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/07/2019)
  • #526384   26/08/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 8 Nghị định 149/2018/NĐ-CP

    "Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc

    1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

    2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ."

    Như vậy, thành phần tham gia đối thoại định kỳ sẽ gồm người lao động (hoặc đại diện tập thể người lao động) với người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #527106   31/08/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Theo quy định thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải tổ chức đối thoại với người lao động tại nơi làm việc. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không tổ chức, hoặc chỉ tổ chức hình thức thông qua giấy tờ, không đảm bảo thành phần tham gia đối thoại…. thì có chế tài xử phạt gì hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #569544   29/03/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo quy định hiện hành tại Khoản 1, 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

    Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

    Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 năm một lần. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

    Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Bên người sử dụng lao động: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

    2. Bên người lao động: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

    -  Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

    -  Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;

    -  Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;

    -  Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;

    -  Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

    -  Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

    Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #583482   30/04/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Thành phần tham gia đối thoại định kỳ?

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau:

    1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

    2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

     
    Báo quản trị |