Quy định về lập quỹ từ thiện được quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP, trong đó có một số quy định như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ
1. Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
2. Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
5 . Không phân chia tài sản.
Điều 8. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
1. Quyền hạn của quỹ:
…
2. Nghĩa vụ của quỹ:
a) Quỹ hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo điều lệ của quỹ;
b) Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của quỹ;
c) Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ;
d) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
…”
Cho nên trường hợp này dù gia đình bạn gây quỹ từ thiện không từ xã hội thì cũng phải thành lập quỹ và hoạt động theo quy định của Nghị định này.