Thắc mắc về trợ cấp thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #548889 11/06/2020

    ThanhHuyen1505

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về trợ cấp thôi việc

    Kính gửi luật sư,

    Tôi làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn tại công ty spran từ 2014 đến 2017.

    Năm 2017, tôi xin chấm dứt Hợp Đồng lao động. Ở thời điểm nghỉ việc năm 2017, công ty chưa thanh toán cho tôi Trợ Cấp Thôi Việc cho thời gian công ty không tham gia BHTN cho tôi (2 tháng thử việc ở năm 2014) là 25% của trung bình 6 tháng trước khi nghỉ việc theo Nghị Định 05/2015/NĐ-CP.  Do tôi không biết về quy định của luật pháp, tôi cũng đã ký 1 Thỏa Thuận với công ty, trong đó nêu rõ tôi đã nhận đủ các khoản thanh toán cuối cùng của công ty (thỏa thuận này không ghi rõ các mục công ty thanh toán) và hai bên đồng ý với nhau là hai bên không còn có bất kỳ vấn đề gì với nhau về các khoản phải thanh toán.

    Năm 2018, tôi được mời quay lại làm việc ở công ty spran. Hôm nay  tôi vô tình được biết quyền lợi về Trợ Cấp Thôi Việc mà tôi được hưởng  khi chấm dứt Hợp Đồng năm 2017. Xin hỏi luật sư: trong tương lai, Hợp đồng lao động giữa tôi và công ty spran chấm dứt, tôi có quyền yêu cầu công ty spran chi trả Trợ cấp thôi việc cho Hợp Đồng Lao Động trước kia. Nếu được trả, thì công ty thanh toán cho tôi theo mức nào? 

    Xin cảm ơn luật sư.

     
    2412 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThanhHuyen1505 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #548928   11/06/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc. Cụ thể:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động:

    Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

    1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

    ...

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

    a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 36) hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật - tức báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc trước khi nghỉ việc (hợp đồng không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày làm việc nếu một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động và làm việc thường xuyên cho đơn vị từ 12 tháng trở lên thì đều đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (nhưng việc hưởng trợ cấp này phải trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp - kể từ thời điểm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được thanh toán trợ cấp thôi việc nữa).

    Trường hợp của bạn nên thương lượng với Công ty để họ chi trả trợ cấp thôi việc cho mình, nếu Công ty không chi trả cũng rất khó để đòi quyền lợi của mình vì có thể thấy tranh chấp lao động giữa bạn và công ty là tranh chấp lao động cá nhân với công ty là đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động:

    “1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

    2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

    Theo quy định của pháp luật, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Khi hết thời hiệu khởi kiện Toà án sẽ không thụ lý giải quyết vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Như vậy đối với trường hợp của bạn, việc Tòa án sẽ không giải quyết sự việc của bạn do hết thời hiệu.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2020) admin (12/06/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;