Thắc mắc về tội bức tử?

Chủ đề   RSS   
  • #455633 01/06/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Thắc mắc về tội bức tử?

    Mình có một vài thắc mắc liên quan đến tội bức tử mong được mọi người giải đáp giúp ạ

    Điều 100 Bộ Luật Hình Sự 1999 có quy định như sau:

    Điều 100. Tội bức tử

    " 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

    2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm."

    Như thế nào thì được xem là người lệ thuộc?

    Căn cứ nào để xác định là người nào đó đối xử tàn ác, thường xuyên ngược đãi hoặc làm nhục dẫn đến người lệ thuộc mình phải tự sát? Mức độ đối xử như thế nào thì được coi là có hành vi ngược đãi dẫn đến tự sát, nếu như ngược đãi về tinh thần thì làm sao xác định được?

    Và người nào đó đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người không lệ thuộc mình nhưng dẫn đến người đó tự sát thì có phải là bức tử không ? Nếu không phải thì người đó bị xử phạt như thế nào ?

    Nếu như người đó chỉ có hành vi ngược đãi một người khiến người này tự sát, nhưng lại làm thêm một hoặc nhiều người nữa tự sát theo thì có rơi vào trường hợp quy định tại khoản 2 là phạm tội làm nhiều người tự sát không?

    Lavie est belle

     
    6288 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (05/06/2017) yenhuong94 (02/06/2017) Thanh241994 (02/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455642   02/06/2017

    Theo mình nghĩ là không. Vì điều khỏan đã ghi rõ ràng "Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm" như vậy hành vi ngược đãi bạn nói chỉ xảy ra với 1 người còn nếu người kia đối xử ngược đãi với nhiều người dẫn đến tự sát mới quy vào phạm tội làm nhiều người tự sát

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (04/06/2017)
  • #455785   03/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Đúng là quy định trường hợp bức tử này còn mang tính chung chung khó xác định, tùy từng trường hợp cụ thể mà khả năng biểu lộ của hành vi là rõ ràng nhưng cũng không thiếu những trường hợp rất khó để xác định.

    Nhưng đối với tình huống "Nếu như người đó chỉ có hành vi ngược đãi một người khiến người này tự sát, nhưng lại làm thêm một hoặc nhiều người nữa tự sát theo thì có rơi vào trường hợp quy định tại khoản 2 là phạm tội làm nhiều người tự sát không? " bạn nêu ra không rõ ràng.

    Tại sao một người bị ngược đãi tự sát thì một số người khác cũng tự sát theo (mình hiểu là ví dụ: người mẹ bị người cha ngược đãi, người mẹ tự sát, người con cũng tự sát theo chăng?). theo mình trong trường hợp này luật quy định hành động trực tiếp lên một đối tượng trực tiếp, không có quy định về một sực gián tiếp thì sẽ bị kết tội. Do đó, mình nghĩ sẽ bị xử theo một tội khác náo đủ điều kiện.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (04/06/2017)
  • #455788   03/06/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những thắc mắc của bạn được giải đáp tại Tiểu mục số 4, Chương II, Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ với nội dung như sau.

    - Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nujôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

    - Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

    Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

    Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

    Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhânm quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

    - Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.

    Như bạn thấy, quy định trong Bộ luật hình sự, để xác định có phải là đối tượng có phạm tội bức tử hay không thì phải xem người có hành vi tự tử đó có lệ thuộc vào người kia hay không. Như bạn nói, làm một người tự tử nhưng nhiều người khác tự tử theo, trường hợp này xác định theo hướng dẫn của HĐTP về các mối quan hệ là xong ngay.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (03/06/2017)
  • #456066   04/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Dong_Bich viết:

    Những thắc mắc của bạn được giải đáp tại Tiểu mục số 4, Chương II, Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ với nội dung như sau.

    - Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nujôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

    - Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

    Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

    Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

    Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhânm quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

    - Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.

    Như bạn thấy, quy định trong Bộ luật hình sự, để xác định có phải là đối tượng có phạm tội bức tử hay không thì phải xem người có hành vi tự tử đó có lệ thuộc vào người kia hay không. Như bạn nói, làm một người tự tử nhưng nhiều người khác tự tử theo, trường hợp này xác định theo hướng dẫn của HĐTP về các mối quan hệ là xong ngay.

    Cám ơn thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ, đã giải đáp được phần nhiều thắc mắc của mình. Quả thật là rất khó xác định tâm tư, tình cảm của người tự sát, lắm khi ngươi tự sát chịu đựng bạo hành một khoảng thời gian khá dài nhưng không tố cáo cho cơ quan chức năng biết, đến khi quá giới hạn chịu đựng thì tự sát, do đó cũng khó mà xác minh được có đúng là hành vi đối xử tàn ác đó đã gây ra cái chết cho người bị hại hay không

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #455942   04/06/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Điều luật cũng chưa trình bày rõ về mối quan hệ lệ thuộc giữ nạn nhân và người phạm tội. Nạn nhân có thể là người bị lệ thuộc về kinh tế, chính trị, quan hệ gia đình, họ hàng, quan hệ công tác, tín ngưỡng ...đối với người phạm tội. Cần làm rõ mối quan hệ nhân quả này thì sẽ xét tội chính xác hơn

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn myduyen1312 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (04/06/2017)