Thắc mắc về luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #65093 23/10/2010

    nguyenthykd

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về luật hình sự

    Tại sao nói hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước? các anh chị có thể chứng minh cho em được không? vì em mới tìm hiểu về luật.
     
    20243 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65130   24/10/2010

    lucvu1989
    lucvu1989

    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2010
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bạn nên so sánh hình phạt với các biện pháp cưỡng chế khác. Như hình phạt được nhà nước áp dụng có thể tước bỏ các quyền cơ bản của con người như quyền tự do, quyền bầu cử, quyền được sống...
     
    Báo quản trị |  
  • #65197   25/10/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Mình xin góp thêm vào ý kiến của lucvu1989:
    Ngoài ý bạn đã nêu thì theo mình còn có một số ý khác nữa cũng thể hiện " hình phạt là biên pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước":

    - Kèm theo hình phạt luôn có hậu quả pháp lý là án tích. người bị kết án phải mang án tích trong một thời hạn do luật định. tình tiết có án tích sẽ là đặc điểm về nhân thân bất lợi cho người có đặc điểm đó trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội. có án tích có thể là tình tiết để xác định một số hành vi trái pháp luật nhất định là tội phạm   (tình tiết định tội) hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS.

    - Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt còn thể hiện ở chỗ: các biện pháp cưỡng chế khác có thể được áp dụng kèm với hình phạt nhưng hình phạt không thể áp dụng kèm với các biện pháp cưỡng chế khác

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #65246   25/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có lẽ hình phạt mà bạn #0072bc;">nguyenthykd nêu ra ở đây là hình phạt quy định trong BLHS.

    Với tư các là một hình phạt được quy định trong BLHS thì hình phạt mang tính nghiêm khắc nhất so với các hình phạt được quy định trong các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước. Bởi lẽ:

    Thư nhất: tính nghiêm khắc nhất của hình phạt trong BLHS thể hiện ở chỗ là nó tước đi của người phạm tội một số quyền nhất định, trong đó có các quyền cơ bản nhất của con người được quy định trong Hiến pháp, đặc biệt là quyền được sống. Đồng thời, người bị kết án bằng bất cứ loại hình phạt nào còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý là mang lại án tích trong một thời hạn theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai: chỉ có Luật hình sự mới quy định các hình phạt như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và tử hình mà không một biện pháp cưỡng chế nào khác của Nhà nước quy định.

    Ngoài ra, mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong Luật hình sự cũng cao hơn so với các biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước.

    Chẳng hạn như mức phạt tiền đối với xử phạt vi phạm hành chính tối thiểu là 5.000 đồng, tối đa là 500.000.000 đồng.

    Trong khi đó Luật hình sự mức phạt tối thiểu hiện nay là 1.000.000 đồng, tối đa không xác định.

    Trong phần các tội phạm BLHS, chế tài phạt tiền được quy định đối với các tội phạm cụ thể ở hai dạng.

    Ở dạng thứ nhất, luật quy định mức tối đa là 1 tỉ đồng đối với phạt tiền là hình phạt chính; 500.000.000 đồng đối với phạt tiền là hình phạt bổ sung.

    Ở dạng thứ hai, mức tối đa tiền phạt không xác định vì mức tiền phạt phụ thuộc vào giá trị bất chính và được xác định theo bội số lần giá trị đã nêu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |