Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #13319 12/04/2008

    tronghuyvn

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 6725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc








    Chấm dứt hợp đồng lao dộng khi công ty phá sản giải thể ?
    Xin chào

    Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty là 2 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc tôi vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng chưa ký hợp đồng chính thức. 

    Khoảng 10 ngày sau ngày kết thúc hợp đồng thử việc thì công ty có thông báo tiến hành thủ tục để giải thể công ty. Từ thời điểm thông báo chính thức bằng văn bản, cho đến thời điểm yêu cầu nhân viên nghĩ việc là ba ngày. ( Theo điều khoản trong hợp đồng thử việc là phải thông báo trước 7 ngày , khi một trong 2 bên muốn kết thúc hợp đồng).

    Theo cách làm như trên, công ty có làm đúng pháp luật không?  Khi nghỉ việc như vậy, chúng tôi có được khoản trợ cấp nào không?

    (công ty thành lập chưa được 1 năm )

    Rất mong nhận được sự tư vấn , xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:25:45 PM
     
    218676 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tronghuyvn vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (03/10/2013) duytambinh (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

28 Trang «<2425262728>
Thảo luận
  • #282933   24/08/2013

    cokhidienluc
    cokhidienluc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 264
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn nguyenkhanhchinh!

    Công ty tôi chỉ là đơn vị liên kết của EVN chứ tôi không làm ở EVN.

    Tôi là chuyên viên nhân sự mới vào nghề nên kinh nghiệm chưa có. Vì vậy, tôi rất muốn trao đổi ý kiến với các bạn trên diễn đàn này.

     Nhìn số lượng bài viết của bạn cũng đủ biết là bạn rất chịu khó tham gia vào diễn đàn. Rất vui được bạn tư vấn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #283136   26/08/2013

    kieutrang231084
    kieutrang231084

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thank chị! nhưng khổ nỗi cứ cãi đúng luật ah!

     
    Báo quản trị |  
  • #287503   21/09/2013

    hoangthanh1992
    hoangthanh1992

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào,

    Tôi rất mong được tư vấn về đề như sau:

    Tôi thử việc 2 tháng với chức vụ nhân viên văn phòng kinh doanh ở một công ty vốn 100% nước ngoài. Mức lương cơ bản là 3tr200 nghìn đồng. Theo thỏa thuận tổng thu nhập của tôi sẽ là 4tr100 nghìn đồng (không phải tăng ca).

    Sau thời gian thử việc, 3 ngày sau đó. Tôi nhận được lệnh chuyển xuống bộ phận sản xuất làm mà không có lý do cụ thể. Tôi bị chuyển đi ngay lập tức sau khi được thông báo bằng miệng và cũng được thông báo là sẽ bị giảm lương xuống để tính tiền tăng ca.

    Tôi đã ký hợp đồng thời hạn 1 năm với công ty 1 tuần sau đó, công việc được ghi trong hợp đồng  "Được sắp xếp theo yêu cầu sản xuất".

    Ba tuần sau, nhận sự thông báo tôi lên nhận phụ lục hợp đồng nội dung:

    +Chức vụ: Staff

    +Lương căn bản từ 3tr200 nghìn giảm xuống còn 3tr050 nghìn

    +Tổng thu nhập (Gross income) từ 4tr200 giảm xuống còn 3tr800

    Khi tôi thắc mắc và phản ánh với trưởng phòng nhân sự về phụ lục hợp đồng thì được trả lời như sau:

    1. Giảm lương để tính tiền tăng ca (cho 20tiếng tăng ca)

    2. Gross income chưa bao gồm tiền tăng ca (nhưng lại không ghi rõ điều này), nhân sự sẽ thêm phần "anti-staff" vào hợp đồng để làm cơ sở tính tăng ca.

    3. Có thể giữ nguyên phần lcb nhưng sẽ giảm tiền các khoản khác để tổng thu nhập vẫn sẽ là 3tr800.

    4. Theo lời Trưởng phòng nhân sự thì Giám đốc nhân sự (người nước ngoài) từ chối thảo luận với chúng tôi về xem xét lại mức lương, sẽ phải giảm xuống.

    5. Sau 3 ngày , nếu không ký phụ lục hđ thì vẫn giữ nguyên theo hợp đồng chính, nhưng tăng ca không được tính tiền. Nhưng tính chất công việc lại bắt buộc phải tăng ca, nếu tôi về sớm cấp trên sẽ không thích, có thể sẽ gây khó dễ trong công việc (theo như lời trưởng phòng nhân sự).

    6. Từ chối làm thêm phụ lục hợp đồng với vấn đề liên quan về giữ nguyên mức lương cũ, không phải tăng ca và đảm bảo việc không bị gây khó dễ trong công việc.

    7. Đặc biệt nhấn mạnh rằng GĐ sẽ không giữ nguyên mức lương, nhất định phải giảm xuống. Và việc thương thảo trực tiếp với GĐ là rất khó khăn và không mang lại kết quả

    Xin tư vấn giúp tôi các vấn đề sau đây:

    1. Hợp đồng lao động ghi công việc :Được sắp xếp theo yêu cầu sản xuất", chưa rõ ràng, tôi có thể thảo luận ký lại một phụ lục hđlđ khác không? Công việc sản xuất rất nhiều, khó có thể hoàn thành công việc và không có khoản tiền trách nhiệm

    2. Tôi phải là sao để khỏi phải tự bỏ tiền túi trả tiền tăng ca cho chính mình? 

    Theo tôi biết công ty đang tuyển chọn nhân viên mới vào thay thế công việc cũ của tôi. Hiện tại tôi đang theo dõi, kiểm tra báo cáo của bên bộ phận Cắt liệu.

    Xin chân thành cảm ơn

     

    Cập nhật bởi hoangthanh1992 ngày 21/09/2013 10:18:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #287687   23/09/2013

    cokhidienluc
    cokhidienluc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 264
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn, xin trao đổi cùng bạn về vấn đề bạn đang quan tâm như sau:

    1. Theo những gì bạn nói việc Công ty điều chuyển bạn sang làm công việc khác so với công việc ghi trong hợp đồng mà không có văn bản là hoàn toàn trái quy định. Bởi vì, HĐLĐ mà bạn đã ký với NSDLĐ xuất phát từ sự thoả thuận, cho nên nếu do nhu cầu sxkd, NSDLĐ muốn tạm thời điều chuyển bạn sang làm một công việc khác thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho bạn biết (ít nhất là 3 ngày), trong đó nêu rõ công việc mới, thời gian làm và tiền lương của công việc mới.

    2. Nếu nội dung công việc trong HĐLĐ không cụ thể, rõ ràng thì thật khó để hoàn thành được công việc bạn à. NSDLĐ sẽ lợi dụng quy định "mênh mông" đó để giao cho bạn đủ thứ công việc nếu họ muốn. Để bảo vệ quyền lợi cho chính mình bạn chỉ có cách là thoả thuận lại một lần cho rõ ràng bằng cách ký phụ lục HĐLĐ thôi.

    3. Việc tăng ca nhưng lại không không  trả lương cho NLĐ là hoàn toàn trái luật.

    Trong trường hợp bạn và Công ty không thể đi đến một thoả thuận thống nhất thì bạn chỉ có cách lựa chọn:

    Một là chiều ý sếp tức giữ mức lương cb mà tăng ca không được tính tiền hoặc ký phụ lục giảm lương để tính tiền tăng ca

    Hai là không ký phụ lục HĐLĐ giảm lương và cũng không đi tăng ca. 

    Phải dứt khoát vậy thôi bạn ạ!

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cokhidienluc vì bài viết hữu ích
    hoangthanh1992 (25/09/2013)
  • #287852   24/09/2013

    Hongthu.ximangquangson
    Hongthu.ximangquangson

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2013
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bác Cokhidienluc. Phải căn cứ vào HĐLĐ mà thực hiện, nếu trong HĐ không ghi thì mình k phải làm, muốn bắt mình làm thì phải ký phụ lục HĐLĐ. Bạn nhớ thỏa thuận chi tiết để dễ thực hiện nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hongthu.ximangquangson vì bài viết hữu ích
    hoangthanh1992 (25/09/2013)
  • #288254   25/09/2013

    hoangthanh1992
    hoangthanh1992

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin cảm ơn bạn Cokhidienluc. Mình đã ký phụ lục hđ giảm lương.

    =Nếu không ký phụ lục thì tự nghỉ đi. Công ty bắt buộc là phải ký, vì đó là quy định (nhưng lại không thấy ghi trong nội quy của công ty). Không ký là không được.= Theo lời một chị nhân sự.

    Mấy sếp cảm thấy rất không hài lòng với điều này. Và vì công ty luôn có một quy. luật cho sự không hợp tác nên mình cũng đi theo con đường mà đa số mọi người vẫn chọn.

    ............

     

    Cập nhật bởi hoangthanh1992 ngày 25/09/2013 07:29:29 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #300574   04/12/2013

    Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp có thu, được nhà nước cấp kinh phí 100% trong biên chế. Tuy nhiên do nhu cầu công việc cần phải ký thêm hợp đồng và Đơn vị tôi đã ký hợp đồng với người lao đồng với các loại hợp đồng thử việc, thời vụ, xác định thời hạn và không thời hạn. Vậy tôi xin hỏi đối với các loại hợp đồng trên thì loại nào được xét nâng bậc lương (Khi chúng tôi nâng bậc lương cho người lao động thì lấy kinh phí ở nguồn thu từ sự nghiệp) theo quy định của Luật lao động và căn cứ vào quy định nào. Chúng tôi có phải hỏi xin ý kiến của cơ quan Tài chính ở địa phương và cơ quan chủ quản của chúng tôi không.

    Rất mong sớm nhận được giải đáp. Trân trọng cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #301129   06/12/2013

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn XuanHKien.

    Để tìm văn bản quy định riêng về việc xếp lương cho LĐHĐ trong đơn vị sự nghiệp thì ngay bản thân tôi cũng chưa thấy. Nhưng từ đơn vị tôi và nhiều đơn vị sự nghiệp khác mà tôi biết, xin mạo muội trao đổi về cách xử lý để bạn tham khảo:

    Các đơn vị sự nghiệp áp dụng thang bảng lương Nhà nước quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP nên đối với lao động hợp động cũng áp dụng xếp lương theo thang bảng lương này. Đồng thời chế độ nâng bậc lương cũng áp dụng theo quy định về nâng bậc lương đối với viên chức.

    Vì vậy: đối với HĐLĐ thời vụ thì khỏi nói. Còn HĐLĐ có thời hạn và không thời hạn khi người lao động đã làm việc cho đơn vị đủ thời gian quy định của 1 bậc lương (2 hoặc 3 năm tùy theo ngạch lương) thì phải xét nâng bậc lương cho NLĐ đó, để bảo đảm chế độ lâu dài cho họ.

    Cũng có thể thỏa thuận trong HĐLĐ với mức lương bằng tiền chứ không phải bằng hệ số. Trường hợp này vẫn có thể căn cứ tình hình tài chính và xem xét đến bối cảnh chung để điều chỉnh (Thường chỉ áp dụng cho HĐLĐ thời vụ, hoặc HĐLĐ với người đã nghỉ hưu).

    Bạn không cần phải hỏi xin ý kiến với cơ quan tài chính. Còn đối với cơ quan chủ quản, bạn thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản (nếu họ yêu cầu thì làm, không thì thôi). Bạn cứ làm thủ tục nâng lương cho họ và đóng BHXH theo lương mới đầy đủ là ổn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    XuanHKien (10/12/2013)
  • #336279   31/07/2014

    tramanh14071981
    tramanh14071981

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    chào luật sư !!!!!

    Tôi đang chuẩn bị ký hợp đồng lao động với công ty,,nhưng cách đây khá lâu tôi có đi làm ở khu chế xuất và cũng đã ký hợp đồng.Khi tôi nghỉ việc ở đó cty cũ đã trả lại sổ BHXH, nhưng vì di dời nhà nhiều lần , tôi đã làm mất sổ,

    Bây giờ nếu tôi muốn ký hợp đồng với công ty mới, họ buộc phải làm đơn báo cớ mất, để cấp lại sổ mới, phí cấp lại sổ là 400.000,,vậy cho tôi hỏi giá đó có đúng không 

    Tôi đã nghĩ và cắt hợp đồng với công ty củ lâu rồi, đã gần 10 năm, không biết sổ củ sở bảo hiểm còn giữ hay đã cắt.

    Và phí dịch vụ làm lại sổ mới là bao nhiêu

    Rất mong nhận được câu trả lời sớm

    Cập nhật bởi tramanh140781 ngày 31/07/2014 03:50:20 CH ghi rõ ý hơn
     
    Báo quản trị |  
  • #336953   04/08/2014

    Hongthu200981
    Hongthu200981

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 66
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình cũng là một nhân viên của cty chuyên làm về mảng BHXH đã lâu mà chưa thấy có chi phí cấp lại sổ BHXH đó bạn ạ. Chỉ cần làm đơn trình bày lên phòng TCNS, phía cty sẽ làm công văn gửi BHXH là được thôi mà.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #337167   05/08/2014

    tramanh14071981
    tramanh14071981

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn bạn rất nhiều, theo như bạn nói là nếu mình làm mất sổ, chỉ cần làm đơn thôi, chử hoàn toàn không tốn bất cử chi phí nào đúng không ah....

    Ah, công ty nhận làm BHXH cho công ty minh tên là Tân Thanh Thịnh ,,,

    1. Địa chỉ: 39 Quang Trung, 11, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
      Điện thoại:08 3985 8888
      Mình rất gấp vì nay mai nhân viên công ty sẽ xuống làm việc trực tiesp về phí cấp lại sổ BHXH. Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư

     

     
    Báo quản trị |  
  • #337213   05/08/2014

    quynhnhudainam
    quynhnhudainam
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (375)
    Số điểm: 2795
    Cảm ơn: 185
    Được cảm ơn 151 lần


    tramanh140781 viết:

    Cám ơn bạn rất nhiều, theo như bạn nói là nếu mình làm mất sổ, chỉ cần làm đơn thôi, chử hoàn toàn không tốn bất cử chi phí nào đúng không ah....

    Ah, công ty nhận làm BHXH cho công ty minh tên là Tân Thanh Thịnh ,,,

    1. Địa chỉ: 39 Quang Trung, 11, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
      Điện thoại:08 3985 8888
      Mình rất gấp vì nay mai nhân viên công ty sẽ xuống làm việc trực tiesp về phí cấp lại sổ BHXH. Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư

     

    Ôi trời....vậy là cty của bạn thuê dịch vụ làm nên họ tính phí công cán đi lại là đương nhiên

    Chứ Cty tự đi làm lại sổ thì đâu có tốn xu nào.

    Người từ vô tận tái sinh

    Đi ngang trần thế vương tình nhân gian

     
    Báo quản trị |  
  • #338685   13/08/2014

    aladin87
    aladin87

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2014
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin chào mọi người , tôi xin có chút thắc mắc về việc ký HĐLĐ

    Theo Luật lao động có qui định :

    + Thời gian thử việc với người có trình độ đại học, cao đẳng tối đa không được quá 60 ngày làm việc.

    + Sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ tiến hành ký HĐLĐ đối với người lao động

    + Theo điều 22 của Luật lao động có qui định "  Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. "

    Như vậy nếu khi người lao động đã kết thúc thời gian thử việc tại công ty, tôi chuyển sang kí HĐLĐ xác định thời hạn với thời gian là 3 tháng lần thứ 1 ( để không đóng BHXH ), sau đó khi hết thời hạn HĐLĐ xác định thời hạn với thời gian lần thứ 1 đó, tôi ký tiếp 1 HĐLĐ xác định thời hạn với thời gian là 3 tháng lần thứ 2 ( để không đóng BHXH ), rồi tôi mới ký HĐLĐ không xác định thời hạn ( để tham gia BHXH ) là đúng hay sai ?

    Mong nhận được sự tư vấn của mọi người. Xin cám ơn
     
     
    Báo quản trị |  
  • #338709   13/08/2014

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn aladin87

    HĐLĐ có thời hạn 3 tháng là phải đóng BHXH rồi bạn nhé.

    Đồng thời bạn cũng phải lưu ý khoản 3 điều 22 để ký các HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

    Luật mới chưa có hướng dẫn cụ thể. Nhưng theo luật cũ thì HĐLĐ lần 1 nếu chưa tuộc đối tượng đóng BHXH, khi ký tiếp HĐ lần 2 là phải truy đóng cho cả thời gian của lần 1 đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #339687   19/08/2014

    aladin87
    aladin87

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2014
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    - Mình chưa hiểu rõ ý của bạn RIA1 ở chỗ " Đồng thời bạn cũng phải lưu ý khoản 3 điều 22 để ký các HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng " . Mong bạn hướng dẫn thêm ở chỗ này.

    - Như vậy , sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động được ký 2 lần HĐLĐ với thời hạn dưới 3 tháng , rồi mới chuyển sang kí HĐLĐ không xác định thời hạn là đúng hay sai so với qui định của pháp luật vậy ? Mình đang muốn biết vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #339694   19/08/2014

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Khoản 3 điều 22 nói rõ thế rồi mà bạn vẫn chưa hiểu sao?

    Nếu bạn ký LĐLĐ dưới 3 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên là trái luật (trừ một số trường hợp cụ thể đã đề cập)

    Như vậy thì không phải là được phép ký 2 lần HĐLĐ dưới 3 tháng rồi mới ký HĐLĐ không thời hạn đâu. Mà 2 lần ký có thời hạn là thời hạn 12 tháng đến 36 tháng đấy.

     
    Báo quản trị |  
  • #339763   19/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    RIA1 viết:

    Khoản 3 điều 22 nói rõ thế rồi mà bạn vẫn chưa hiểu sao?

    Nếu bạn ký LĐLĐ dưới 3 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên là trái luật (trừ một số trường hợp cụ thể đã đề cập)

    Như vậy thì không phải là được phép ký 2 lần HĐLĐ dưới 3 tháng rồi mới ký HĐLĐ không thời hạn đâu. Mà 2 lần ký có thời hạn là thời hạn 12 tháng đến 36 tháng đấy.

    Chào bạn RIA1.

    Đúng như bạn nói: "ký LĐLĐ dưới 3 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên là trái luật"; Tuy nhiên, thực tế thì nhiều phòng lao động, hoà giải viên lao động cứ viện dẫn là "hai bên thoả thuận" mà không giải quyết sai phạm.

    Đồng thời, cũng không thấy có quy định chế tài về trường hợp có vi phạm này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #339773   19/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


     Mình thống nhất ý kiến của anh Ria1.

    Bạn aladin87 thân mến!

    Theo quy định về thời gian thử việc:

    Điều 26. Thử việc

    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

    Điều 27. Thời gian thử việc

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

    Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    Như vậy, sau thời gian thử việc, Cty bạn ký HĐLĐ với người lao động là phù hợp.

    Tuy nhiên, việc bạn ký 2 lần liên tiếp HĐLĐ dưới 3 tháng, nếu là để "tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác" (K 3, Điều 22 BLLĐ) thì RẤT Ô KÊ! Nhưng nếu để làm công việc có tính chất thường xuyên, liên tục thì chưa đúng. Cũng bởi khoản 3 điều 22 đã "cấm". Vì vậy, việc bạn làm tưởng chừng như lách luật nhưng lại phạm luật. Bởi Điều 29 BLLĐ mình đã trích dẫn ở trên, sau thời gian thử việc phải ký hợp đồng lao động chính thức, đồng thời khoản 3 điều 22 BLLĐ cũng nói rõ "3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác". Mình cũng "trừ một số trường hợp" như anh Ria1 đã nêu.

    Vi phạm điều này, Doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể: (NĐ 95/2013/NĐ-CP).

    Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

    b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tin đã giữ của người lao động tính theo lãi sut ti đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim b Khoản 2 Điều này.

    Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thviệc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

    b) Thử việc quá thời gian quy định;

    c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #339776   19/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn nguyenkhanhchinh.

    Chế tài bằng xử phạt hành chính là tất nhiên rồi vì điều này là bắt buộc.

    Vấn đề là quy định xử lý các HĐ lao động ký với thời hạn dưới 3 tháng như thế nào? có vô hiệu hay không? hoặc chuyển sang hợp đồng loại nào để đảm bảo cho người lao động? Người lao động thực sự bị thiệt hại vì không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp do không đóng với HĐ dưới 1 năm.

    Vì không tìm được quy định chế tài đối với hợp đồng này nên chủ yếu cuối cùng là chấp nhận hoà giải với người sdlđ.

     
    Báo quản trị |  
  • #347751   01/10/2014

    aladin87
    aladin87

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2014
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình xin phép có thêm 1 thắc mắc khác.

    Hiện Công ty đang muốn tăng lương cho 1 người lao động ( đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn ), ở đây mức lương cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ tăng các khoản phụ cấp. Vậy mình nên soạn HĐLĐ mới cho nhân sự này hay soạn phụ lục hợp đồng , đính kèm với HĐLĐ đã ký ?

    Có văn bản nào quy định trường hợp nào thì phải ký HĐLĐ mới và trường hợp nào được làm phụ lục HĐ đính kèm hay không ? Vì mình đọc Luật LĐ nhưng không thấy qui định về những việc này.

    Xin cám ơn.

     
    Báo quản trị |