Thắc mắc luật doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #98976 27/04/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Thắc mắc luật doanh nghiệp?

    Điều 66, khoản 1 quy định: “chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút vốn một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty”.

      Vậy, vấn đề đặt ra là: việc rút vốn dưới “hình thức khác” được thực hiện trên thực tế như thế nào? Và “liên đới” chịu trách nhiệm với ai?Mong các bạn góp ý.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    5578 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #99046   27/04/2011

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào bạn, theo mình hiểu ý của đoạn quy định nêu trên là: chủ sở hữu công ty ( A ) chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút vốn một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác. Trường hợp khác ở đây có thể là việc: góp vốn cùng với 1 chủ thể khác (B) để thành lập công ty (C), như vậy vốn của  công ty  sẽ bị chia sẻ ra, và vốn của công ty sẽ không còn là ban đầu nữa vì phải góp vốn mà. ( trường hợp này k phải chuyển nhượng mà vẫn rút được vốn)
    Còn liên đới chịu trách nhiệm là viêc mặc dù đã góp vốn thành lập công ty khác, nếu công ty A  có nợ nghĩa vụ tài sản với chủ thể khác, thì ngoài phần vốn của công ty A nếu không trả đủ thì phần vốn góp vào công ty C của A vẫn phải lấy ra để trả cho nghĩa vụ đó
    Đôi dòng trao đổi mong nhận được ý kiến!

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
  • #99216   27/04/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào BeToan

    Hiya có ý kiến như sau:

    Mục đích của quy định hạn chế trên đối với Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 TV tại Khoản1 Điều 66 Luật Doanh nghiệp là tránh trường hợp Chủ sở hữu tẩu tán tài sản của Công ty dẫn đến việc công ty không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

    Bởi lẽ, Công ty TNHH 1TV Chủ sở hữu là 1 Cá nhân/1 tổ chức nên rất dễ "lấy" tài sản của mình ra khỏi công ty.

    Hiya nói nôm na thế này: Nếu thấy không có ai thay thế chổ cho chủ sở hữu nắm giữ vốn điều lệ đã đăng ký/ hoặc phần vốn bị giảm xuống của chủ sở hữu mà không có ai nhận góp vào thay thì được gọi là hình thức khác.

    Ví dụ: Công ty TNHH 1 TV A quyết định giảm vốn điều lệ (Luật cấm) được xem là 1 trường hợp rút vốn dưới hình thức khác của chủ sở hữu; hoặc quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp cho Chủ sở hữu; Hoặc ra quyết định mua tài sản của chính mình với số tiền rất lớn so với giá trị thực tế của tài sản đó ( còn có thể xem là tẩu tán tài sản công ty).

    @hanoilawkt: Hiya đồng ý với bạn phần liên đới chịu trách nhiệm. Và đồng ý về Ví dụ nhưng mình muốn làm rõ 1 chút:

    "Trường hợp khác ở đây có thể là việc: góp vốn cùng với 1 chủ thể khác (B) để thành lập công ty (C),như vậy vốn của  công ty sẽ bị chia sẻ ra, và vốn của công ty sẽ không còn là ban đầu nữa vì phải góp vốn mà. ( trường hợp này k phải chuyển nhượng mà vẫn rút được vốn)"

    Trường hợp bạn đưa ra mình không hẳn là rút vốn đâu bạn, xảy ra 2 trường hợp:

    - Nếu góp vốn với tên danh nghĩa của Công ty đó và đem lại lợi nhuận cho Công ty đó thì không bị xem là rút vốn đây chỉ là 1 hình thức đầu tư của công ty.

    - Nếu góp vốn bằng cách sử dụng vốn của công ty nhưng lấy danh nghĩa cá nhân của Chủ sở hữu và nhận lợi nhuận cho vào khối tài sản riêng cá nhân chủ sở hữu. Ở đây xuất hiện việc lấy Vốn của công ty biến thành tài sản của mình (nhầm mục dích cá nhân chủ sở hữu), do đó, phần vốn của công ty bị "rút" không hợp pháp rùi.

    Thân ái,
    Hiya


     
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 27/04/2011 09:17:40 CH Hiya

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #99310   28/04/2011

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào cả nhà!
    Vấn đề bạn Hiya mình chưa thật sự rõ lắm bởi luật cấm công ty TNHH 1 TV k được giảm vốn điều lệ, như vậy thì trường hợp bạn đưa ra:
    Nếu thấy không có ai thay thế chổ cho chủ sở hữu nắm giữ vốn điều lệ đã đăng ký/ hoặc phần vốn bị giảm xuống của chủ sở hữu mà không có ai nhận góp vào thay thì được gọi là hình thức khác.

    Ví dụ: Công ty TNHH 1 TV A quyết định giảm vốn điều lệ (Luật cấm) được xem là 1 trường hợp rút vốn dưới hình thức khác của chủ sở hữu; hoặc quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp cho Chủ sở hữu; Hoặc ra quyết định mua tài sản của chính mình với số tiền rất lớn so với giá trị thực tế của tài sản đó ( còn có thể xem là tẩu tán tài sản công ty).
    Nếu đã cấm thì làm sao thực hiện được việc giảm vốn điều lệ( Người ta có thể lách bằng cách chuyển đổi sang 2 TV rồi giảm vốn sau đó lại chuyển đổi lại thành 1 TV)
    Còn với trường hợp quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp cho Chủ sở hữu( Việc này sẽ làm giảm vốn điều lệ thì đương nhiên k làm được còn gì);
    Hoặc ra quyết định mua tài sản của chính mình với số tiền rất lớn so với giá trị thực tế của tài sản đó ( còn có thể xem là tẩu tán tài sản công ty)--- Ý kiến này mình không hiểu rõ lắm, mong bạn làm rõ giúp mình với.
    Chân thành cảm ơn

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
  • #99400   28/04/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào Hanoilawkt
    hanoilawkt viết:

    Nếu thấy không có ai thay thế chổ cho chủ sở hữu nắm giữ vốn điều lệ đã đăng ký/ hoặc phần vốn bị giảm xuống của chủ sở hữu mà không có ai nhận góp vào thay thì được gọi là hình thức khác.
    Ví dụ: Công ty TNHH 1 TV A quyết định giảm vốn điều lệ (Luật cấm) được xem là 1 trường hợp rút vốn dưới hình thức khác của chủ sở hữu; hoặc quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp cho Chủ sở hữu; Hoặc ra quyết định mua tài sản của chính mình với số tiền rất lớn so với giá trị thực tế của tài sản đó ( còn có thể xem là tẩu tán tài sản công ty).
    Nếu đã cấm thì làm sao thực hiện được việc giảm vốn điều lệ( Người ta có thể lách bằng cách chuyển đổi sang 2 TV rồi giảm vốn sau đó lại chuyển đổi lại thành 1 TV)

    Có lẽ, do cách dùng từ và hạn chế trong việc sự dụng từ ngữ của mình nên dẫn đến việc bạn hiểu chưa rõ.

    Ý của mình là: Theo khoản 1 Điều 66 chỉ đưa ra hành vi rút vốn là chuyển nhượng, ngoài hành vi chuyển nhượng còn lại được xem là "hình thức khác". Ngoài ra, việc giảm vốn điều lệ cũng là 1 dạng hành vi rút vốn của chủ sở hữu và giảm vốn điều lệ không phải là chuyển nhượng. Do đó, mình cho rằng việc giảm vốn điều lệ thuộc "hình thức khác", tuy nhiên, hình thức khác này đã được pháp luật quy định rõ ràng là cấm.

    Mục dích quy định "hình thức khác" tại Điều 66 chỉ nhằm tránh bỏ soát, nếu có trùng lập mình hiểu rằng giảm vốn điều lệ được xem là hình thức khác và bị cấm 1 lần nữa.

    hanoilawkt viết:

    Còn với trường hợp quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp cho Chủ sở hữu( Việc này sẽ làm giảm vốn điều lệ thì đương nhiên k làm được còn gì);

    Quyết định hoàn trả 1 phần vốn góp của chủ sở hữu theo mình có 2 trường hợp:

    -Nếu sau khi ra quyết định hoàn 1 phần vốn cho chủ sở hữu, không huy động vốn lại thì hành vi này được xem là giảm vốn tương tự như mình phân tích ở trên nên vẫn được xem là hình thức khác.
    - Ngược lại, sau quyết định hoàn 1 phần vốn cho chủ sở hữu, công ty TNHH 1 TV phát hành trái phiếu hoặc kêu gọi người khác góp vốn (số vốn điều lệ vẫn còn như cũ) và tiến hành chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV trở lên.

    hanoilawkt viết:

    Hoặc ra quyết định mua tài sản của chính mình với số tiền rất lớn so với giá trị thực tế của tài sản đó ( còn có thể xem là tẩu tán tài sản công ty)--- Ý kiến này mình không hiểu rõ lắm, mong bạn làm rõ giúp mình với.


    Mình cho 1 ví dụ nhé: Ông A là chủ sở hữu công ty ra quyết định mua căn nhà do A sở hữu với mức giá là 3 tỷ để công ty làm nhà xưởng. Thực tế, căn nhà khi định giá thì chỉ có giá là 1 tỷ. Như vậy A đã rút vốn ra khỏi công ty bằng hình thức mua bán này. Và hành vi này sẽ bị xem là tẩu tán tài sản của công ty bị pháp luật cấm.

    Trên đây, chỉ là ý kiến cá nhân Hiya cũng trao đổi. Hi vọng bạn hanoilawkt và mọi người cũng thảo luận.

    Thân ái,



    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #99403   28/04/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    à quên còn trường hợp này.

    hanoilawkt viết:

    Nếu đã cấm thì làm sao thực hiện được việc giảm vốn điều lệ( Người ta có thể lách bằng cách chuyển đổi sang 2 TV rồi giảm vốn sau đó lại chuyển đổi lại thành 1 TV)


    Công ty TNHH 1 TV không được giảm vốn điều lệ nhưng công ty TNHH 2 TV thì được quyền giảm vốn.

    Theo mình thì, vẫn có thể lách luật được theo cách của bạn trình bày.

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |