Tất tần tật về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Chủ đề   RSS   
  • #535146 16/12/2019

    Tất tần tật về thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

    1. QUY TRÌNH THÀNH LẬP

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ:

    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

    Điều lệ;

    Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Đối với người đại diện theo ủy quyền:

    Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình chủ tịch công ty;

    Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình hội đồng thành viên:

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Lưu ý: Chứng chỉ hành nghề không bắt buộc phải nộp mà có thể bổ sung sau.

     

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Trường hợp đăng ký trực tiếp:

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên, người đại diện theo pháp luật của công ty phải nộp hồ sơ. Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Trường hợp người được ủy quyền đi nộp thay thì cần có thêm các giấy tờ sau:

    Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc

    Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

    Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

    Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

    Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

    Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng;

    Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

    Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

    Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

    Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

    Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.

    Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh;

    Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

    Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

    Nơi nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, qua đường bưu điện hoặc phương tiện điện tử.

    Phí, lệ phí:

    • Nộp trực tiếp: 100.000 VNĐ;
    • Nộp qua Cổng thông tin quốc gia: Miễn phí.

    Thời hạn giải quyết:  03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Sau khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp, người nhận kiểm tra kỹ thông tin trên GCN đăng doanh nghiệp, Giấy xác nhận, Thông báo kết quả giải quyết. Trường hợp doanh nghiệp phát hiện thông tin sai sau ngày nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp:

    Nếu do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp không đúng so với thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: doanh nghiệp làm hồ sơ Hiệu đính thông tin và nộp tại Quầy lấy số - Phòng Tiếp nhận hồ sơ.

    Nếu do doanh nghiệp kê khai không đúng: doanh nghiệp làm hồ sơ cấp lại hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp tại Quầy lấy số - Phòng Tiếp nhận hồ sơ.

    Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

    Giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp;

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Thời gian làm việc: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    1. CÁC THỦ TỤC KHÁC SAU KHI THÀNH LẬP

    Công bố thông tin.

    Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

    Hồ sơ gồm có:

    Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Số lượng: 01 bộ.

    Phí, lệ phí: 300.000 VNĐ/lần.

    Thời hạn giải quyết: Khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

    1. Khắc  con dấu và công bố mẫu con dấu.

    Hồ sơ gồm có:

    Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thành lập mới);

    Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thay đổi);

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Số lượng: 01 bộ;

    Phí, lệ phí đăng thông báo: Không nộp.

    Thời hạn giải quyết: Khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Cách thức thực hiện:

    Cách 1: Gửi tại Sở Kế hoạch và đầu tư.

    Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Cách 2: Thông báo trực tiếp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

    III. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

    Hồ sơ kèm theo khi mở TK ngân hàng:

    Bản công chứng “Giấy chứng nhận ĐKDN”;

    Bản công chứng CMND người ĐDPL;

    Bản photo Biên nhận v/v đã đăng tải thông tin đăng ký con dấu;

    Bản sao chứng thực CMND của những người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng hoặc ủy quyền quyền chủ tài khoản (Nếu có);

    Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (Nếu có);

    Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục đồng thời nộp vào tài khoản tùy vào vốn điều lệ nhưng đảm bảo sau khi trích nộp thuế Môn bài vẫn đảm bảo số dư tài khoản tối thiểu 1.000.000 VND.

    Sau khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng tại Phòng đăng ký kinh doanh.

    Hồ sơ gồm có:

    Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

    Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

    Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).

    Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

    Thời hạn giải quyết: khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

    1.  Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử

    Là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế theo quy định hiện hành, bao gồm 02 bước:

    Sau khi có thông tin số Tài khoản Ngân hàng của DN/ Tên NH/ Địa chỉ Email/Số ĐT của DN, Kế toán sẽ dùng Thiết bị CKS để đăng ký kích hoạt CKS qua mạng Hệ thống Ngân hàng;

    Yêu cầu Ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận Doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử.

    Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại một trong các Ngân hàng mà DN đã đăng ký mở tải khoản đại diện cho doanh nghiệp (DN phải có thiết bị chữ ký số mới đăng ký nộp thuế điện tử được).

    1.  Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu

    Nộp thuế Môn Bài: Doanh nghiệp thành lập mới phải nộp tờ khai thuế Môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD, theo mẫu tờ khai Môn bài và trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của DN vào ngân sách NN thông qua hình thức nộp thuế điện tử hoặc nộp tại ngân hàng (NH BIDV hoặc ARIBANK) hoặc kho bạc nhà nước (lần đầu).

    Tờ khai Môn bài;

    Bản photo Giấy đăng ký kinh doanh;

    Bản photo CMND Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp;

    Bản photo giấy xác nhận của ngân hàng nơi đăng ký nộp thuế điện tử tại cơ quan thuế;

    Bản photo liên quan địa chỉ trụ sở công ty là một trong các giấy tờ: giấy CN quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc sổ hộ khẩu hoặc Hợp đồng thuê nhà văn phòng làm trụ sở công ty.

    Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp muốn mua hóa đơn (không sử dụng hóa đơn đặt in) từ cơ quan thuế để sử dụng thì Hồ sơ mua Hóa đơn chuẩn bị (02 bộ) gồm:

    Làm Con dấu vuông;

    Đơn đề nghị mua hóa đơn;

    Bản cam kết 

    Bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hàng;

    Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài;

    Bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp;

    Bản sao CMND của người đại diện pháp luật.

    Trường hợp 2: Trong trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn đặt in, nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in – Hồ sơ làm thành 02 bộ gồm:

    Bản Công văn đặt in hóa đơn;

    Bản sao giấy phép kinh doanh;

    Bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp khấu trừ của Cơ quan Thuế

    Sau 05 ngày làm việc, Cơ quan Thuế sẽ xuống kiểm tra địa điểm trụ sở chính công ty và ra quyết định được đặt in hóa đơn GTGT. Sau đó, Cán bộ thuế phụ trách địa bàn nơi Doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính sẽ liên hệ với Doanh nghiệp để xuống Doanh nghiệp xác minh địa điểm cũng như xem xét về khả năng cho phép Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in hay không .Trong khoảng 05 ngày làm việc, đơn vị đến Cơ quan Thuế nhận Thông báo chấp thuận tự đặt in hóa đơn và tiến hành liên hệ nhà in để in hóa đơn và Thông báo phát hành ít nhất trước 05 ngày so với ngày sử dụng hóa đơn.

    Nộp mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản lên chi cục thuế: Căn cứ vào tình hình thực tế thì doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định. 

    1. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì đối với những ngành nghề có điều kiện được quy định theo pháp luật chuyên ngành.

    Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

    Đối với bằng cấp: chứng chỉ hành nghề theo từng lĩnh vực nhất định do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tương tự, đối với GCN đủ điều kiện kinh doanh một ngành nghề nào cũng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Thời điểm nộp các giấy tờ chứng minh đã hoàn thành điều kiện:

    Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định phải nộp giấy tờ chứng minh đã hoàn thành các điều kiện tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    Theo quy định của luật thì cấm hành vi kinh doanh ngành nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện và trong trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không ngừng kinh doanh và không có báo cáo giải trình thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu hồi GCN. 

    Việc đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật là do bản thân doanh nghiệp chủ động thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không cần phải nộp các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp).

     
    1414 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongpham5991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận