Tất tần tật 21 trường hợp không được ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #533833 29/11/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Tất tần tật 21 trường hợp không được ủy quyền

    Tất tần tật 21 trường hợp không được ủy quyền

     

    Dưới đây là nội dung tổng hợp các trường hợp không được ủy quyền theo quy định hiện hành.

    Căn cứ pháp lý:

    1. Đăng ký kết hôn

    Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.

    (Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP )

    2. Ly hôn

    Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

    (Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    3. Công chứng di chúc của mình

    Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc

    (Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)

    4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc

    Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.

    (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

    Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).

    (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    6. Nhận tội thay mình

    Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.

    7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    (Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

    8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền

    (Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)

    9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba

    (Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)

    10. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

    (Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

    11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp

    (Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

    (Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)

    13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

    Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    (Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)

    14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản

    (Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)

    15. Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.

    Căn cứ: Luật thú y 2015

    16. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Căn cứ: Khoản 5, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014

    17. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản

    (Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

    18. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân

    (Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)

    19. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

    Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

    20. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

    Điều 25, Điều 47 Luật Hộ tịch 2014

    21. Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập nếu:

    - Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).

    - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó.

    Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

    - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.

    - Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).

    - Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế

    - Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC

    Theo: Công văn 5749/CT-TNCN

     

    Còn trường hợp nào thì mời bạn cùng chia sẻ tại topic này nhé!

     
    47572 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #533859   29/11/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Nếu vậy người không được ủy quyền mà ký lên những giao dịch mua và bán với nhà cung cấp thì có bị phạt gì không? Gía trị pháp lý của hợp đồng này như thế nào? Tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    Đồng thời tại Điều 139, Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện."

    Như vậy, giao dịch mà do người đại diện xác lập phù hợp với phạm vi đại diện của họ thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty (người được đại diện). Theo Ban hỗ trợ thì người đại diện trong trường hợp này thuộc vào trường hợp người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, nên sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý như sau:

    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

    b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

    c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

    3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #538255   31/01/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin bổ ích của ad đã cung cấp, xưa nay mình cứ ngỡ muốn nhờ vã ai làm thủ tục giấy từ gì cũng được chỉ cầ có lập giấy ủy quyền có công chứng chứng thực là được chứ, cảm ơn bạn đã cho mình biết thêm những trường hợp không được phép nêu trên nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    nhanthanhtran (28/02/2020)
  • #558936   28/09/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Trong đời sống việc ủy quyền thường xuyên diễn ra, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được ủy quyền, mình biết có một số trường hợp sẽ không được ủy quyền, không ngờ là nhiều như thế. Mình sẽ lưu nội dung này lại để có thể sử dụng sau này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563407   26/11/2020

    Cảm ơn những thông tin có ích mà bạn chia sẻ. Tôi sẽ lưu ý để áp dụng sau này !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vietdung90@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2020)