Chào bạn,
Về vấn đề bạn hỏi, mình xin góp ý như sau:
- Về việc trường hợp của bạn có phải là tai nạn lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2012 thì: "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc". Như vậy, kể cả trường hợp bạn bị thương trong giờ nghỉ trưa thì vẫn coi là tai nạn lao động.
- Về trách nhiệm của người đồng nghiệp gây ra tai nạn cho bạn: Người đồng nghiệp đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của bạn. Căn cứ khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thì bạn và người đồng nghiệp có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015,người đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm bồi thường như sau:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do Luật qui định.
Còn về phía Công ty bạn, căn cứ Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động 2012, công ty bạn có trách nhiệm:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật nLao động 2012.
Giả sử trong trường hợp bạn bị thương tật 17% (không do lỗi của bạn) thì công ty sẽ bồi thường như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Trân trọng!