Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word? Học sinh có nghĩa vụ giữ gìn dụng cụ học tập không?

Chủ đề   RSS   
  • #615728 28/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22324
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 465 lần
    SMod

    Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word? Học sinh có nghĩa vụ giữ gìn dụng cụ học tập không?

    Một năm học mới lại đến và nhiều phụ huynh, học sinh có nhu cầu in nhãn vở dán tập cho con em mình. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp mẫu nhãn vở đẹp trên Word, chỉnh sửa được. Và hiện hay có quy định học sinh phải giữ gìn dụng cụ học tập không?

    Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word? 

    Nhãn vở giúp học sinh và thầy cô giáo phân biệt các sách vở và tài liệu của mỗi học sinh, giúp tránh nhầm lẫn. Nhãn vở đẹp giúp trang trí sách vở, làm cho tài liệu trở nên bắt mắt và thu hút hơn, các em học sinh cũng sẽ có cảm hứng học tập hơn.

    Sau đây là tổng hợp các mẫu nhãn vở đẹp chỉnh sửa được:

    Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word số 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/28/mau-nhan-vo-dep.doc

    Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word số 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/28/Mau-nhan-vo-3.doc

    Tải mẫu nhãn vở đẹp Excel: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/28/NhanVo_ABC.xls

    Học sinh có nghĩa vụ giữ gìn dụng cụ học tập không?

    (1) Học sinh Tiểu học

    Theo Điều 34 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh Tiểu học như sau:

    - Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

    - Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

    - Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

    - Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

    - Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

    (2) Học sinh THCS, THPT

    Theo Điều 34 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh THCS, THPT như sau:

    - Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

    - Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

    - Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

    - Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

    - Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

    Theo đó, cả học sinh Tiểu học, THCS, THPT đều có nhiệm vụ chấp hành nội quy của nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường. Theo đó, dụng cụ học tập là tài sản của nhà trường hoặc trong nội quy nhà trường có quy định học sinh phải giữ gìn dụng cụ học tập cá nhân thì học sinh phải có nghĩa vụ giữ gìn dụng cụ học tập.

    Mấy tuổi được học Tiểu học, THCS, THPT?

    Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về độ tuổi học sinh tiểu học, THCS, THPT như sau:

    (1) Các cấp học và độ tuổi của học sinh tiểu học, THCS, THPT (giáo dục phổ thông):

    - Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

    - Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

    - Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

    (2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định:

    - Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

    - Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong điều kiện thông thường, học sinh 6 tuổi sẽ vào Tiểu học, 11 tuổi sẽ vào THCS và 15 tuổi sẽ vào THPT.

     
    212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận