TÀI LIỆU MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #447651   23/02/2017

    PhamVanPhuc_ks
    PhamVanPhuc_ks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Cần bạn nào học giỏi thương mại quốc tế. giúp mình với.

    mình có một tình huống tương mại quốc tế, cần mọi người giúp. ai nhiệt tình để lại facebook hay gmail. mình sẽ chủ động liên lạc.

     
    Báo quản trị |  
  • #447712   23/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Mình nghĩ không chỉ có những tài liệu trên mà cả Các điều khoản thương mại quốc tế (INCOTERMS) quy định về giao nhận hàng, trách nhiệm của các bên, thời điểm chuyển rủi ro cũng đặc biệt cần thiêt cho môn Thương mại quốc tế ấy ạ. :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (26/02/2017)
  • #448100   26/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    duongthuy2210 viết:

    Mình nghĩ không chỉ có những tài liệu trên mà cả Các điều khoản thương mại quốc tế (INCOTERMS) quy định về giao nhận hàng, trách nhiệm của các bên, thời điểm chuyển rủi ro cũng đặc biệt cần thiêt cho môn Thương mại quốc tế ấy ạ. :)

    Cảm ơn bạn đã góp ý, mình sẽ bổ sung thêm :)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    PhamVanPhuc_ks (27/02/2017) duongthuy2210 (28/02/2017)
  • #447995   25/02/2017

    mình có vài câu hỏi ôn tập xin được đóng góp nhé!!!

     
                                         KHOA LUẬT KINH TẾ 
                                       GV: ThS. ĐÀO GIA PHÚC 
     
    LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    Hướng dẫn học tập 
    BÀI 1&2: TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ VÀ WTO  
    Câu hỏi ôn tập: 
    1.  Nêu ngắn gọn quá trình hình thành của GATT, hệ thống các tổ chức kinh tế thế giới 
    theo kế hoạch Bretton Woods có được hoàn thành vào năm 1946, vì sao? 
    2.  Hãy giải thích vì sao Luật hiến pháp của Hoa Kỳ và các quốc gia khác có liên quan 
    lại đóng vai trò quyết định trong suốt quá trình GATT được thực thi với vai trò là 
    một tổ chức quốc tế de facto? 
    3.  Trình bày ngắn gọn các sự kiện diễn ra từ năm 1990 đến 1995 dẫn đến sự hình thành 
    của WTO và ngày 1 tháng 1 năm 1995? Những quốc gia nào chủ trương thúc đẩy sự 
    thành lập của WTO? Những quốc gia nào lại phản đối, vì sao? 
    4.  Các mục tiêu thành lập của WTO là gì? Vấn đề pháp lý nổi bật trong Lời mở đầu của 
    Hiệp định thành lập WTO là gì? Những công cụ chủ yếu để WTO có thể hoàn thành 
    được các mục tiêu của nó là gì? 
    5.  Mục tiêu của việc rà soát các chính sách thương mại là gì  (Trade policy review 
    mechanism)? Hiện tại Việt Nam đã thực hiện tất cả bao nhiêu cuộc rà soát? 
    6.  Làm thế nào để có thể  trở  thành thành viên của WTO? Một chủ  thể không phải là 
    ‘quốc gia’ có thể  là thành viên? Cơ chế đại diện phiếu bầu (số phiếu bầu/một quốc 
    gia) của WTO hiện nay như thế nào? Cơ chế đó có thật sự công bằng? 
    7.  Vì sao việc đàm phán gia nhập WTO lại rất khó khăn và trải qua thời gian dài?  
    8.  Trình bày ngắn gọn cơ cấu tổ chức của WTO và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan 
    (không được copy/paste sơ đồ trên internet). 
    9.  Cơ chế ra quyết định của WTO hoạt động như thế nào? 
     
    Bài tập tình huống:   2 
    Vào ngày chủ nhật trước, hơn 50.000 người đã biểu tình ở đại lộ Nontes, thủ đô của nước Newland để chống lại quá trình Toàn cầu hoá kinh tế, Tự do thương mại và đề xuất của chính phủ về việc gia nhập WTO. Nước Cộng hoà Newland là một nước đang phát triển, có thu nhập dưới mức trung bình với dân số khoảng 30 triệu người. Nước này có một nền công nghiệp sản xuất đồ chơi 
    xuất khẩu đang phát triển mạnh và một nền công nghiệp thép đang hình thành. Tuy nhiên những ngành công nghiệp khác cũng như nông nghiệp lại không thể cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ từ nước ngoài. 
    Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn, đại diện cho Liên  đoàn lao  động Newland và các tổ  chức môi trường, người tiêu dùng, quyền con người. Một nhóm nhỏ quá khích dẫn đầu bởi một nông dân đã tấn công và phá huỷ nhà hàng McJohn dọc theo con  đường Nontes, cảnh sát  đã phải can thiệp và giải tán  đám đông người biểu tình bằng hơi cay, sau đó một cuộc chiến bạo lực đã diễn ra giữa những người biểu tình và cảnh sát khiến nhiều người bị thương. 
    Tại một cuộc họp khẩn cấp vào tối chủ nhật cùng ngày, Thủ tướng đã thông báo rằng sẽ mời Chủ tịch của Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn đến một cuộc tranh luận công khai về  toàn cầu hoá kinh tế, thương mại quốc tế và đề xuất gia nhập WTO của chính phủ. Vào thứ hai ông Chủ  tịch đã nhận lời và cuộc tranh luận dự định sẽ được truyền hình trực tiếp. 
    Với vai trò là một cố vấn pháp lý, chuyên gia về WTO của Thủ tướng và công việc của bạn là chuẩn bị những luận điểm về mặt pháp lý  trong buổi tranh luận này. Bạn  lường trước được Chủ tịch Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn – vốn là một giáo sư giảng dạy Luật Hiến pháp – thông qua các buộc phỏng vấn trên truyền thông trước đó, vị chủ tịch này sẽ trọng tâm hỏi một số vấn đề: 
    1.  Các cơ quan chính phủ của Newland sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cho các vòng đàm phán rất dài và phức tạp của WTO trong khi đó Newland sẽ phải mở cửa nền kinh tế và các ngành công nghiệp sẽ bị  sụp đổ bởi sự cạnh tranh của các tập đoàn đa quốc gia; 
    2.  Sẽ có rất nhiều các quy định, điều luật của Newland sẽ phải thay đổi khi trở thành thành viên WTO làm ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền lập pháp của quốc hội; 
    3.  Newland sẽ buộc phải chấp nhận hết tất cả các quy định của WTO nếu không sẽ không thể trở thành thành viên;   
    4.  Khi trở thành thành viên WTO, Newland sẽ phải mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ từ Eviland – một thành viên hiện tại của WTO nhưng bị Liên hiệp quốc ghi nhận là điểm nóng của việc sử dụng lao động trẻ em và điều kiện lao động tồi tệ với công nhân, vốn giúp hàng hoá xuất khẩu từ quốc gia này có giá thành rất rẻ. 
    Hãy soạn một bản tư vấn cho bài tham luận sắp tới của Thủ tướng dựa trên các kiến thức 
    của bạn về: 
    -  Toàn cầu hoá kinh tế; 
    -  Thương mại quốc tế; 
    -  Các quy định của WTO. 
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn halinh29071995 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (26/02/2017) PhamVanPhuc_ks (27/02/2017)
  • #448101   26/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    halinh29071995 viết:

    mình có vài câu hỏi ôn tập xin được đóng góp nhé!!!

     
                                         KHOA LUẬT KINH TẾ 
                                       GV: ThS. ĐÀO GIA PHÚC 
     
    LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    Hướng dẫn học tập 
    BÀI 1&2: TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ VÀ WTO  
    Câu hỏi ôn tập: 
    1.  Nêu ngắn gọn quá trình hình thành của GATT, hệ thống các tổ chức kinh tế thế giới 
    theo kế hoạch Bretton Woods có được hoàn thành vào năm 1946, vì sao? 
    2.  Hãy giải thích vì sao Luật hiến pháp của Hoa Kỳ và các quốc gia khác có liên quan 
    lại đóng vai trò quyết định trong suốt quá trình GATT được thực thi với vai trò là 
    một tổ chức quốc tế de facto? 
    3.  Trình bày ngắn gọn các sự kiện diễn ra từ năm 1990 đến 1995 dẫn đến sự hình thành 
    của WTO và ngày 1 tháng 1 năm 1995? Những quốc gia nào chủ trương thúc đẩy sự 
    thành lập của WTO? Những quốc gia nào lại phản đối, vì sao? 
    4.  Các mục tiêu thành lập của WTO là gì? Vấn đề pháp lý nổi bật trong Lời mở đầu của 
    Hiệp định thành lập WTO là gì? Những công cụ chủ yếu để WTO có thể hoàn thành 
    được các mục tiêu của nó là gì? 
    5.  Mục tiêu của việc rà soát các chính sách thương mại là gì  (Trade policy review 
    mechanism)? Hiện tại Việt Nam đã thực hiện tất cả bao nhiêu cuộc rà soát? 
    6.  Làm thế nào để có thể  trở  thành thành viên của WTO? Một chủ  thể không phải là 
    ‘quốc gia’ có thể  là thành viên? Cơ chế đại diện phiếu bầu (số phiếu bầu/một quốc 
    gia) của WTO hiện nay như thế nào? Cơ chế đó có thật sự công bằng? 
    7.  Vì sao việc đàm phán gia nhập WTO lại rất khó khăn và trải qua thời gian dài?  
    8.  Trình bày ngắn gọn cơ cấu tổ chức của WTO và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan 
    (không được copy/paste sơ đồ trên internet). 
    9.  Cơ chế ra quyết định của WTO hoạt động như thế nào? 
     
    Bài tập tình huống:   2 
    Vào ngày chủ nhật trước, hơn 50.000 người đã biểu tình ở đại lộ Nontes, thủ đô của nước Newland để chống lại quá trình Toàn cầu hoá kinh tế, Tự do thương mại và đề xuất của chính phủ về việc gia nhập WTO. Nước Cộng hoà Newland là một nước đang phát triển, có thu nhập dưới mức trung bình với dân số khoảng 30 triệu người. Nước này có một nền công nghiệp sản xuất đồ chơi 
    xuất khẩu đang phát triển mạnh và một nền công nghiệp thép đang hình thành. Tuy nhiên những ngành công nghiệp khác cũng như nông nghiệp lại không thể cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ từ nước ngoài. 
    Cuộc biểu tình được tổ chức bởi Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn, đại diện cho Liên  đoàn lao  động Newland và các tổ  chức môi trường, người tiêu dùng, quyền con người. Một nhóm nhỏ quá khích dẫn đầu bởi một nông dân đã tấn công và phá huỷ nhà hàng McJohn dọc theo con  đường Nontes, cảnh sát  đã phải can thiệp và giải tán  đám đông người biểu tình bằng hơi cay, sau đó một cuộc chiến bạo lực đã diễn ra giữa những người biểu tình và cảnh sát khiến nhiều người bị thương. 
    Tại một cuộc họp khẩn cấp vào tối chủ nhật cùng ngày, Thủ tướng đã thông báo rằng sẽ mời Chủ tịch của Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn đến một cuộc tranh luận công khai về  toàn cầu hoá kinh tế, thương mại quốc tế và đề xuất gia nhập WTO của chính phủ. Vào thứ hai ông Chủ  tịch đã nhận lời và cuộc tranh luận dự định sẽ được truyền hình trực tiếp. 
    Với vai trò là một cố vấn pháp lý, chuyên gia về WTO của Thủ tướng và công việc của bạn là chuẩn bị những luận điểm về mặt pháp lý  trong buổi tranh luận này. Bạn  lường trước được Chủ tịch Tổ chức Newland Vì một thế giới tốt hơn – vốn là một giáo sư giảng dạy Luật Hiến pháp – thông qua các buộc phỏng vấn trên truyền thông trước đó, vị chủ tịch này sẽ trọng tâm hỏi một số vấn đề: 
    1.  Các cơ quan chính phủ của Newland sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cho các vòng đàm phán rất dài và phức tạp của WTO trong khi đó Newland sẽ phải mở cửa nền kinh tế và các ngành công nghiệp sẽ bị  sụp đổ bởi sự cạnh tranh của các tập đoàn đa quốc gia; 
    2.  Sẽ có rất nhiều các quy định, điều luật của Newland sẽ phải thay đổi khi trở thành thành viên WTO làm ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền lập pháp của quốc hội; 
    3.  Newland sẽ buộc phải chấp nhận hết tất cả các quy định của WTO nếu không sẽ không thể trở thành thành viên;   
    4.  Khi trở thành thành viên WTO, Newland sẽ phải mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ từ Eviland – một thành viên hiện tại của WTO nhưng bị Liên hiệp quốc ghi nhận là điểm nóng của việc sử dụng lao động trẻ em và điều kiện lao động tồi tệ với công nhân, vốn giúp hàng hoá xuất khẩu từ quốc gia này có giá thành rất rẻ. 
    Hãy soạn một bản tư vấn cho bài tham luận sắp tới của Thủ tướng dựa trên các kiến thức 
    của bạn về: 
    -  Toàn cầu hoá kinh tế; 
    -  Thương mại quốc tế; 
    -  Các quy định của WTO. 

    Ồ, tuyệt quá. Cảm ơn bạn đã chia sẻ tài liệu này nhé :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    Mystuel (14/09/2017)
  • #448104   26/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Các bạn có thể tham khảo thêm về Incoterm 2010 ở đây nhé :) 

    Đây là một trong những quy định về tạp quán quốc tế trong mua bán hàng hóa

     
    Báo quản trị |  
  • #448211   27/02/2017

    PhamVanPhuc_ks
    PhamVanPhuc_ks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    cảm ơn bạn rất nhiều.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448240   27/02/2017

    PhamVanPhuc_ks
    PhamVanPhuc_ks

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Giúp giải quyết bài tập tính huống thương mại quốc tế

    Ngày 11/09/2014 BINBOP (Việt Nam) và NANA (Anh) ký kết hợp đồng mua bán mặt hàng bình gốm sứ Bát Tràng theo điều kiện CIF, thanh toán bằng TT (phương thức thanh toán sau) trong vòng tám ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (BINBOP). 
    BINBOP đã giao hàng cho NANA ngày 22/09/2014. Sau khi giao hàng, BINBOP đã chuyển cho NANA vận đơn gốc và hóa đơn thương mại đề ngày 22/09/2014 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng BINBOP vẫn không nhận được tiền hàng. Ngày 14/12/2014 BINBOP gửi cho NANA thư yêu cầu thanh toán, trong đó, yêu cầu NANA phải thanh toán tiền hàng cho BINBOP trong vòng 15 ngày kể từ ngày gửi thư yêu cầu, thời hạn trả chậm nhất là ngày 28/12/2014. BINBOP, sau nhiều lần đòi tiền mà không được trả, đã khởi kiện NANA, đòi NANA phải trả các khoản tiền sau:
    - Tiền hàng;
    - Tiền lãi của tiền hàng;
    - Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax.
    NANA đã phản bác rằng mình đã ký hợp đồng với BINBOP (hợp đồng ký ngày 11/09/2014) để nhập khẩu ủy thác cho TEPTIU. Một biên bản thỏa thuận khác ký ngày 11/09/2014 giữa ba bên (BINBOP, NANA, và TEPTIU) thì trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho BINBOP là TEPTIU, cho nên BINBOP không có quyền kiện NANA trả tiền hàng. Ba bên không có điều khoản quy định Biên bản thỏa thuận là một bộ phận của Hợp đồng mua bán hàng hóa. 


    Câu hỏi 1. Xác định bên có nghĩa vụ trả tiền hàng cho BINBOP. 

    Câu hỏi 2. Bên có nghĩa vụ trả tiền hàng có nghĩa vụ trả tiền lãi của tiền hàng không? Nếu có, xác định mốc thời gian tính lãi suất. Các phí do BINBOP liệt kê trong đơn khởi kiện liệu có được trọng tài chấp nhận?

    Câu hỏi 3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?
    Câu hỏi 4.  Xác định luật áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhamVanPhuc_ks vì bài viết hữu ích
    nitrum01@gmail.com (16/05/2019)
  • #360052   01/12/2014

    giadinhtoi94
    giadinhtoi94

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật Thương mại quốc tế

    hiện tại e chuẩn bị thi môn Luật TMQT , e rất mong anh chị nào học rồi có thể chia sẻ cho e một ít tài liệu liên wan tới môn này được k ạ. e xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #370592   05/02/2015

    note4
    note4

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình có vấn đề này cần giúp đỡ.....

    tình hình là có 1 bài tạp thế này mà mình không biết giải quyết thế nào?
     

    Ancas là một nước châu Á và thành viên WTO. Năm 2006 Ancas ban hành luật thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các sản phẩm rượu bia. Theo luật này mức thuế suất VAT đối với các sản phẩm rượu vodka, witsky là 35%, rượu nho là 25%, sản phẩm rượu Ago (làm từ lá cây Ago) là 15%. Được biết rượu Ago là một đồ uống truyền thống của người Ancas (có độ cồn khoảng 13-16%) cũng được sử dụng như loại thảo dược trị bệnh đường ruột. Chính phủ nước Ancas cũng áp dụng mức thuế VAT 15% cho các sản phẩm rượu nhập khẩu của Bencas, nước có hiệp định tự do mậu dịch với Ancas. Được biết trên thế giới, chỉ có Ancas và Bencas sản xuất rượu Ago. Ancas không sản xuất các loại rượu vodka, witsky và các loại rượu nho và chủ yếu nhập khẩu chúng từ Bencas, Colis, Gentas (cũng là các thành viên của WTO). Các doanh nghiệp xuất khẩu rượu của Colis và Gentas rất bất bình vì cho rằng chính sách này của Ancas vi phạm các quy định của GATT và doạ sẽ kiện ra WTO.

          Với tư cách là các chuyên gia về luật thương mại quốc tế, anh chị hãy tư vấn cho chính phủ Ancas các vấn đề sau và giải thích rõ lập luận của mình từ góc độ pháp lý:

    a)   Việc Ancas duy trì các mức thuế VAT khác nhau đối với các sản phẩm rượu như trong thông tin của bài tập có phù hợp với quy định của WTO? Ancas cần có cách tiếp cận như thế nào để biện minh cho chính sách của mình.

    b) Việc áp dụng các mức thuế khác nhau cho các sản phẩm rượu nhập khẩu từ Colis , Gerica và Bencas vi phạm nguyên tắc MFN của GATT?

    c)   Đánh giá khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Colis và Gentas thắng kiện tại cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 

    Mọi người giúp mình với!!! mình cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #405673   07/11/2015

    thao34
    thao34

    Sơ sinh


    Tham gia:20/10/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    thương mại quốc tế

    M.n giải thích giúp mình với ạ

     : "trong biểu cam kết cụ thể về tm dv của các thành viên wto thường chỉ nêu ra hạn chế về mở cửa thị trg và đãi ngộ quốc gia mà k nêu ra hạn chế về những lĩnh vực khác? anh/ chị hãy giải thích tại sao"

     
    Báo quản trị |  
  • #384610   22/05/2015

    huyenhuyendang
    huyenhuyendang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giúp mình giải quyết tình huống này với ạ

    Năm 1985, mật vụ Pháp đã đánh chìm tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greenpeace (hoạt động trong lĩnh vực môi trường) khi tàu này đang đậu trong cảng Auckland của NewZealand làm một thủy thủ trên tàu bị chết. Ngay sau đó, hai mật vụ Pháp đã bị New Zealand bắt giữ, buộc tội và kết án 10 năm tù. Pháp đã yêu cầu New Zealand thả các mật vụ, ngược lại New Zealand yêu cầu Pháp bồi thường thiệt hại. Để dàn xếp tranh chấp, hai bên đã đề nghị Tổng thư ký LHQ đứng ra làm trung gian hòa giải. Với sự chứng kiến của Tổng TK LHQ, Pháp và New Zealand đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ Pháp để đưa đến một căn cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Cũng theo thỏa thuận này 2 mật vụ này chỉ được rời khỏi đảo khi có sự đồng ý của cả 2 quốc gia. Tuy nhiên, trước khi kết thúc thời hạn 3 năm, Pháp đã cho các mật vụ trên rời đảo Hao mà không có sự đồng ý của NewZealand. Hãy cho biết:

    - Những quan hệ pháp luật nào đã phát sinh trong vụ việc nêu trên? Trong số đó, quan hệ pháp luật nào thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật QTế? Vì sao?

    - Thỏa thuận ký giữa Pháp và New Zealand có là điều ước quốc tế hay không? Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao có vi phạm nguyên tắc nào của LQT không? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #345638   20/09/2014

    duyen_14
    duyen_14

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền xét xử trong thương mại quốc tế

    Cho mình xin 1 số xung đột về thẩm quyền xét xử trong luật thương mại quốc tế và các cách giải quyết các xung đột? Mong mọi người giúp đỡ mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #370732   07/02/2015

    nguyenphuonglinh160194
    nguyenphuonglinh160194

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    những vụ kiện nổi tiếng trên thế giới

    Ancas là một nước châu Á và thành viên WTO. Năm 2006 Ancas ban hành luật thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các sản phẩm rượu bia. Theo luật này mức thuế suất VAT đối với các sản phẩm rượu vodka, witsky là 35%, rượu nho là 25%, sản phẩm rượu Ago (làm từ lá cây Ago) là 15%. Được biết rượu Ago là một đồ uống truyền thống của người Ancas (có độ cồn khoảng 13-16%) cũng được sử dụng như loại thảo dược trị bệnh đường ruột. Chính phủ nước Ancas cũng áp dụng mức thuế VAT 15% cho các sản phẩm rượu nhập khẩu của Bencas, nước có hiệp định tự do mậu dịch với Ancas. Được biết trên thế giới, chỉ có Ancas và Bencas sản xuất rượu Ago. Ancas không sản xuất các loại rượu vodka, witsky và các loại rượu nho và chủ yếu nhập khẩu chúng từ Bencas, Colis, Gentas (cũng là các thành viên của WTO). Các doanh nghiệp xuất khẩu rượu của Colis và Gentas rất bất bình vì cho rằng chính sách này của Ancas vi phạm các quy định của GATT và doạ sẽ kiện ra WTO. 
     
    Với tư cách là các chuyên gia về luật thương mại quốc tế, anh chị hãy tư vấn cho chính phủ Ancas các vấn đề sau và giải thích rõ lập luận của mình từ góc độ pháp lý: 
     
    a)  Việc Ancas duy trì các mức thuế VAT khác nhau đối với các sản phẩm rượu như trong thông tin của bài tập có phù hợp với quy định của WTO? Ancas cần có cách tiếp cận như thế nào để biện minh cho chính sách của mình.
     
    b)  Việc áp dụng các mức thuế khác nhau cho các sản phẩm rượu nhập khẩu từ Colis , Gerica và Bencas vi phạm nguyên tắc MFN của GATT?
     
    c)  Đánh giá khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Colis và Gentas thắng kiện tại cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 
     
     
     

     

    LinhLinh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuonglinh160194 vì bài viết hữu ích
    thuhung355 (22/08/2017)
  • #340174   21/08/2014

    Tình huống về Luật Thương mại Quốc tế!!!

    Ngày 13/02/2012 Công ty A (trụ sở tại Đà Nẵng - Việt Nam) thực hiện việc gửi bản chào hàng để chào bán lô hàng cà phê cho Công ty B (Trụ sở tại Pari - Pháp). Với số lượng 1.000MT cà phê Robusta loại 1 với giá 4.000USD/MT theo điều kiện FOB cảng Tiên Sa - Đà Nẵng - Việt Nam - Incoters 2010 thanh toán bằng LC không thể hủy ngang thời haunj giao hàng chậm nhất ngày 30/4/2012. Công ty B nhận được chào hàng và trả lời rằng "Chúng tôi đồng ý với chào hàng của Công ty A, Chúng tôi chỉ có thể mua giá 3.800USD/MT. Nếu mua giá 4.000USD/MT thì phải giao hàng thoe ĐK CIF tại phía bên mua. Chúng tôi mong rằng Công ty A trả lời cho chúng tôi biết yêu cầu trước ngày 01/3/2012. Công ty A đã nhận được sự trả lời của Công ty B và ngày 01/3/2012 Công ty A trả lời là đồng ý bán cho Công ty B, tuy nhiên vì năng lực xuất khẩu của Công ty A không tốt nên A chỉ có thể giao hàng tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng - VN.

    Ngày 25/3/2012 Công ty A giử cho Công ty B một bản Fax thông báo rằng ở VN đang có bảo lớn nên việc thu hoạch và chế biến cà phê đang gặp khó khăn. Vì vậy Công ty A không thể thực hiện việc giao hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng. Công ty A cũng cam kết rằng sau khi cơn bảo tan, phí Công ty A sẽ cố gắng khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất kinh doanh để giao hàng cho Công ty B ngay khi có thể.

    Nhận được bản Fax nêu trên, phía Công ty B đã có thông báo đề nghị Công ty A phải giao hàng chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bão tan, mọi sự chậm trể sau thời gian này, Công ty B sẽ không nhận hàng. Tuy nhiên sau 12 ngày kể từ ngày bảo tan mới cho hàng tập kết về cảng Tiên Sa - Đà Nẵng - VN. Lúc này tàu chở hàng của Công ty B thuê đã rời khỏi cảng Tiên Sa. Công ty A cho rằng Công ty B đã thiếu thiện chí và tinh thần hợp tác. Phía Công ty B cho rằng Công ty A vi phạm hợp đồng và yêu cầu Công ty B bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm hợp đồng. 

    Anh chị hãy áp dụng các quy định của Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và các quy định của pháp luật VN để giải quyết vấn đề trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #385814   31/05/2015

    dreamlove_1807
    dreamlove_1807

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    PHẠM VI ÁP DỤNG THEO LÃNH THỔ CỦA CISG?

    Em có một khúc mắc và chưa hiểu rõ lắm về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của CISG.

    Vậy thì tóm lại là phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của CISG là gì vậy ạ? Mọi người có thể cho em một ví dụ để em dễ hình dung được không?

    Em rất cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #384059   20/05/2015

    hongnguyen1710
    hongnguyen1710

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NHỜ ANH CHỊ THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP GIÚP EM

     Câu 1. Ưu điểm và nhược điểm của các điều kiện giao nhận hàng hóa quốc tế trong incoterms 2010. Các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam cần làm gì để giảm rủi ro trong việc chọn các phương thức giao nhận quốc tế.

    Câu 2: Cty A (Việt Nam) và cty B( Đức) ký hợp đồng mua bán máy dệt ngày 13/2/2008. Công tyA đã mua một dây chuyền máy dệt trị giá 18.000 USD theo điều kiên CÌ cảng Tp. HCM, bảo hành sản phẩm 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt. Thực hiện hợp đồng, ngày 25/7/2008 công tyB đã giao máy và lắp đặt đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy thường bị lỗi nên vải dệt ra không đảm bảo. Phía cty b đã cử chuyên gia sang Vn để sửa chữa nhưng không thành công. Vì vậy công ty B cam kết sẽ sửa chữa xong ngày 15/11/2008 và sẽ bồi thường tổn thất 30.582 USD cho những ngày máy ngừng hoạt động. Tuy nhiên sau đó, bên B chỉ bồi thường 8.500 USD và không sửa chữa nữa.
    Cty A đã nhờ Viện KHCN&KT Miền Nam giám định và kết quả được ghi là:" hệ thống dây chuyền dệt không đáp ứng được yêu cầu tạo ra sản phẩm theo yêu cầu và nguồn điện áp không ổn định"

    Cty A đã yêu cầu cty B thay thế máy khác và bồi thường thiệt hại phát sinh nhưng cty B không chấp nhận và có trả lời rõ bằng công văn:
      - Cty A đơn phương mời Viện KHCN&KT Miền Nam giám định nên kết quả này không có giá trị với bên B

      - Nguyên nhân chính khiến máy hỏng là do lỗi của điện áp nguồn vào dây chuyền không ổn định. Đây không phải lỗi của bên B.

    Sau nhiều tháng tranh cãi, bên B đã đề nghị giám định bởi 01 cty giám định quốc tế độc lập kết quả ghi là: " máy bị hỏng vì căn chỉnh chưa hoàn tất, máy thường bị lỗi là do hệ thống biến áp nguồn của điện áp không ổn định"
     
    Cty A đã kiện Cty b ra trọng tài với yêu cầu:
     a. trả lại dây chuyền, lấy lại tiền.
     b. Bồi thường thiệt hại cho bên A: Chi phí nhân công
     c. lãi suất trên 180.000 USD kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử
     d. Trả chi phí giám định của Viện KHCN&KT Miền Nam
     e. Thiệt hại do mất khách hàng, doanh thu, tinh thần.
     
    Vậy:
    1. Các yêu cầu của công ty B có đúng không?( căn cứ pháp lý)

    2. yêu cầu nào được gải quyết?( căn cứ pháp lý)

     
    Báo quản trị |  
  • #403494   22/10/2015

    hoadienvi_32
    hoadienvi_32

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về công ước viên 1980

    e có 1 tình huống ntn mong đc sự giúp đỡ ạ

    ngày 5/8, bên a ( Việt Nam) và B (Pháp) kí kết hợp đồng theo đó a sẽ mua của b 1 số vacxin ko thuộc danh mục hàng hóa đc nhập khẩu theo nhu cầu do bộ y tế việt nam công bố. hợp đồng ghi rõ B SẼ GIAO HÀNG CHO A theo điều kiện Marseille Incorterm 2000, hạn cuối vào 30/9. Trong hợp đồng cũng ghi rõ là 2 bên sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng khi a xin đc giấy phép nhập khẩu số vacxin này trong thời gian 2 tháng kẻ từ ngày kí kết hợp đồng. Đến ngày 20/8 a nhận đc thông báo của b rằng b sẽ giao hàng cho ng chuyên chở vào ngày 1/9 và hàng sẽ cập cảng Hải Phòng của VNvaof 25/9. Tuy nhiên do a ko xin đc giấy phép của bộ y tế nên a đã thông báo lại cho b rằng a sẽ ko mua hàng cho b nữa. B ko đồng ý với thông báo nàyvaf đã giao hàng . a khi hàng đến VN a từ chối nhận hàngvaf từ chối thanh toán cho b

    Hỏi : Vậy b có vi phạm hợp đồng ko? nếu áp dụng công ước viên 1980veef mua bán hàng hóa quốc tế 

     
    Báo quản trị |  
  • #403337   20/10/2015

    Gubibi
    Gubibi

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Môn Pháp luật thương mại Quốc tế

    Câu hỏi bài tập của mình, có bạn nào biết chỉ giúp mình nha :D

    Làm thế nào mà một quy định, biện pháp ban hành bởi một chủ thể tư vẫn có thể gây tác động xấu đến hàng hoá nhập khẩu ? Và trong trường hợp nào thì các quy định của WTO có thể điểu chỉnh hành vi trên của các chủ thể tư ?

    Thanks cả nhà nhiều lắm! :)

     
    Báo quản trị |  
  • #407239   19/11/2015

    Thắc mắc về biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ trong WTO

    Mình có thắc mắc như sau: Tại sao trong biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của các thành viên WTO thường chỉ nêu ra về hạn chế về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia, mà không nêu ra hạn chế về những lĩnh vực khác? xin cảm ơn!

    Cập nhật bởi lttrinh0910 ngày 19/11/2015 11:58:45 CH
     
    Báo quản trị |