Sự kiện bất khả kháng

Chủ đề   RSS   
  • #401018 30/09/2015

    Sự kiện bất khả kháng

    Chào các luật gia!
     
    Bên A và bên B ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản, theo đó bên B nhận tài sản là các vật liệu thủy tinh của bên A để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên A khi đến ngày 01/6/2015.
     
    Tuy nhiên, ngày 30/4/2015 xảy ra trận sạt lở đất khiến toàn bộ số tài sản trên bị hư hỏng, bên B cho rằng đây là trường hợp bất khả kháng nên bên B không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
     
    Bên A đồng ý với quan điểm của bên B nếu bên B chứng minh được rằng đây là trường hợp bất khả kháng. Bên B không sao chứng minh được đây là trường hợp bất khả kháng vì sự hạn chế pháp luật.
     
    Theo khoản 1 Điều 161 BLDS: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
     
    Nhưng dường như quy định trên rất chung chung, không lấy gì để nói lên rằng sạt lở đất có thuộc sự kiện bất khả kháng hay không. Mong các luật gia giúp sức cho bên B, trong việc chứng minh sạt lở đất là/không là sự kiện bất khả kháng nhé?
     
    (P/S: Câu hỏi phụ là: Những trường hợp nào thì thuộc sự kiện bất khả kháng, và văn bản nào quy định điều đó :)
     
    Trân trọng cảm ơn!)
     
    36584 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401035   30/09/2015

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn thử trả lời giúp mình xem nhé:

    1. Sạt lở đất do tự nhiên hay do con người làm ra?  Có được tính toán hay lường trước hay không? Vị trí kho nằm ở đâu?Đã có biện pháp nào dự phòng cho sự cố này khi xây dựng hay không? Nếu Bạn trả lời được thì bạn đã có câu trả lời rồi.

    Tôi đặt giả sử cái kho đó được xây dựng sát bờ sông thuộc miền Đồng Bằng Sông Cửu Long hay có lũ hoặc có dòng chảy siết. Điều các chủ thầu xây dựng hoặc chủ nhà kho phải biết được hậu quả của nó là có thể sẽ bị sạt lở do tác động thường ngày của tự nhiên. Mặc dù biết như vậy nhưng họ vẫn xây thì trường hợp này không thuộc trường hợp bất khả kháng.

    Còn ngược lại, nếu tất cả nằm ngoài dự tính, không lường trước được những hậu quả của tự nhiên nên trường hợp này có thể không phải là trường hợp bất khả kháng. Thực tế phải dựa vào lời khai của các bên khi giải quyết tại tòa.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #401166   01/10/2015

    Gửi bạn caythongnoel,

    Trước hết rất cảm ơn bạn đã tham gia chủ đề. Mình trả lời những ý của bạn như sau. Sạt lở đất do tự nhiên, trước đó đã có thông tin dự báo tuy nhiên trên thực tế có mạnh hơn một chút xíu và bên nhận tài sản (bên B) đã có một số biện pháp dự phòng như là xếp các vật liệu thủy tinh lại gần nhau hơn để tránh những va đập mạnh, lót xốp và những chất liệu mềm như vải, giấy bao quanh vật liệu thủy tinh. Tuy nhiên sạt lở diễn ra mạnh đến nỗi làm bạt cả nóc nhà và những mảnh rơi vỡ đổ xuống làm cho các vật liệu thủy tinh dù được bảo vệ như trên cũng bị hư hỏng toàn bộ.

    Vị trí bảo quản tài sản cũng đồng thời là nơi ở của bên B và là thuộc vùng đồng bằng bắc bộ, ít khi có hiện tượng sạt lở. Do có dự báo thời tiết từ trước nhưng không lường được cường độ và sức ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở nên bên B đã không bảo quản và bàn giao lại tài sản nguyên trạng cho bên A được. Theo luật, sự kiện bất khả kháng cần đáp ứng đủ cả 4 điều kiện: i) xảy ra một cách khách quan; ii) không thể lường trước được; iii) không thể khắc phục được; và iv) đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Ở đây mình vẫn băn khoăn điều kiện ii và iv. Theo bạn trường hợp này của B có thuộc sự kiện bất khả kháng không?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #401181   01/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn.

    Nói chung về nguyên tắc: gây thiệt hại phải bồi thường nếu có lỗi.

    Trường hợp "bất khả kháng" theo khái niện của nó như bạn trích dẫn ở trong chủ đề thì Theo khoản 1 Điều 161 BLDS: 

    "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."

    Người thuộc trường hợp bất khả kháng là hoàn toàn không có lỗi: lỗi cố ý hay vô ý do quá tự tin, do cẩu thả.

    Trong tình huống của bạn đưa ra thì bên B có lỗi vô ý vì quá tự tin. Theo tôi thì không thuộc trường hợp bất khả kháng mà hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp cần thiết  để tránh được như chuyển sang nơi khác khi có thông báo.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #401264   02/10/2015

    Gửi bạn oneclickligin,

    Bạn cho rằng trong trường hợp này thì không phải là sự kiện bất khả kháng và bên B có lỗi. Mình cũng nghiêng về quan điểm này bởi vì cho đến nay mình vẫn không sao chứng minh được trường hợp này là sự kiện bất khả kháng.

    Tuy nhiên, mình vẫn muốn nghe ý kiến khác, đặc biệt là các ý kiến hướng làm sao cho trường hợp này trở thành một sự kiện bất khả kháng theo luật, không biết có được như vậy không các bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #401271   02/10/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    bonnilinh viết:

    Gửi bạn oneclickligin,

    Bạn cho rằng trong trường hợp này thì không phải là sự kiện bất khả kháng và bên B có lỗi. Mình cũng nghiêng về quan điểm này bởi vì cho đến nay mình vẫn không sao chứng minh được trường hợp này là sự kiện bất khả kháng.

    Tuy nhiên, mình vẫn muốn nghe ý kiến khác, đặc biệt là các ý kiến hướng làm sao cho trường hợp này trở thành một sự kiện bất khả kháng theo luật, không biết có được như vậy không các bạn?

    Nếu tôi có khả năng làm được như bạn yêu cầu để giúp cho các công ty không phải chịu trách nhiệm bồi thường thì chắc đã giàu to rồi.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #401577   06/10/2015

    oneclicklogin viết:

    bonnilinh viết:

    Gửi bạn oneclickligin,

    Bạn cho rằng trong trường hợp này thì không phải là sự kiện bất khả kháng và bên B có lỗi. Mình cũng nghiêng về quan điểm này bởi vì cho đến nay mình vẫn không sao chứng minh được trường hợp này là sự kiện bất khả kháng.

    Tuy nhiên, mình vẫn muốn nghe ý kiến khác, đặc biệt là các ý kiến hướng làm sao cho trường hợp này trở thành một sự kiện bất khả kháng theo luật, không biết có được như vậy không các bạn?

     

     

    Nếu tôi có khả năng làm được như bạn yêu cầu để giúp cho các công ty không phải chịu trách nhiệm bồi thường thì chắc đã giàu to rồi.

    Vậy có khi đây lại là một dịch vụ pháp lý hot trong tương lai đây bạn nhỉ :)

     
    Báo quản trị |  
  • #401777   07/10/2015

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 131 lần


    Chào cả nhà.

    Muốn được công nhận đây là sự kiện bất khả kháng thì chỉ có đưa vụ việc ra Toà án xem xét và đưa ra phán quyết như thế.

    Nói chung trong hợp đồng nên tiên liệu và quy định về bất khả kháng và các trường hợp của bất khả kháng để khi sự kiện xảy ra có căn cứ giải quyết.

    Hiện nay ở hầm để xe các toà nhà chung cư (nhất là ở các TP lớn) cũng dễ xảy ra việc mưa lớn tràn vào làm ngập hầm. Nếu trong hợp đồng gửi xe không quy định rõ trách nhiệm và chủ xe không mua bảo hiểm ngập nước  thì khi xảy ra sự kiện các chủ xe phải gánh chịu thiệt hại rất lớn.  

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #574350   31/07/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Đồng ý hợp đồng nên tiên liệu và quy định về bất khả kháng và các trường hợp của bất khả kháng để khi sự kiện xảy ra có căn cứ giải quyết. Bên cạnh đó, gần đây có khá nhiều câu hỏi liên quan đến dịch bệnh như bây giờ có phải là sự kiện bất khả kháng nhằm công ty được miễn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hay không.
     
    Rất nhiều đưa ra ý kiến là phải, nhưng họ giải thích không ở góc độ pháp luật nên tôi bổ sung thêm như sau: Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 
     
    Khi đủ 3 yếu tố để được xem xét là một sự kiện bất khả kháng:  Xảy ra một cách khách quan; các bên không thể lường trước được; và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
     
    Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, việc xác định yếu tố dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng hay không để xem xét miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các bên chưa bao giờ là dễ dàng và thường dẫn đến những tranh chấp. Đây là một vấn đề của tư pháp và quyền phán quyết cuối cùng thuộc về hội đồng xét xử.
     
    Báo quản trị |  
  • #574357   31/07/2021

    Sau khi đã đọc qua tình huống mà bạn chia sẻ thì mình xin đưa ra một số thôn tin như sau:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

    Từ quy định này có thể hiểu để được xem là một sự kiện bất khả kháng thì phải đáp ứng các yếu tố như sau:

    • Một, đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: sự kiện bão, lũ, động đất, sóng thần...
    • Hai, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
    • Ba, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Do đó, qua lời kể của bạn thì có thể thấy sạt lở đất trong trường hợp của bạn có thể xem là sự kiện bất khả kháng. Bên cạnh đó, ngoài Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế nào là sự kiện bất khả kháng ra thì mình chưa thấy văn bản quy định cụ thể về các trường hợp bất khả kháng.

     
    Báo quản trị |  
  • #574367   31/07/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Theo mình thì với tình huống trên để được xem là sự kiện bất khả kháng thì cần xét các yếu tố sau: sạt lở đất được xem là hiện tượng do thiên nhiên gây ra, mang tính bất ngờ, không lường trước được, và vì không lường trước được nên bên vi phạm không có những biện pháp khắc phục từ trước để bảo vệ hàng hóa, tránh xảy ra thiệt hại, không có khả năng đánh giá và dự trù rủi ro có thể xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #591869   29/09/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Sự kiện bất khả kháng

    Cũng như mọi người đã biết, bản chất của sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Quay lại với trường hợp của bạn Bên A và bên B ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản, theo đó bên B nhận tài sản là các vật liệu thủy tinh của bên A để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên A khi đến ngày 01/6/2015.

    Ngày 30/4/2015 xảy ra trận sạt lở đất khiến toàn bộ số tài sản trên bị hư hỏng, bên B cho rằng đây là trường hợp bất khả kháng nên bên B không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

    Vậy, câu hỏi được đặt ra là bên giữ tài sản có thấy trước được tình trạng của việc sạt lở, hoặc có khả năng gây sạt lở hay không, ví dụ trước thời điểm ký hợp đồng thì việc đặt hàng ở khu vực đó có xem là có nguy hại cho hàng hóa hay là không, trước đó có cơ quan hay người có thẩm quyền xác nhận việc nguy cơ sạt lở khu vực này không, nếu như mọi thứ vẫn bình thường, không có dấu hiệu cho việc sạt lở xảy ra thì quan điểm mình là

    Sự kiện bất khả kháng, vì bản thân người giữ tài sản và ngưởi mang tài sản đi gửi hai bên có ký hợp đồng, mục đích hai bên cùng có lợi và tất nhiên bên giữ không muốn điều này xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế bên gửi giữ cần đưa ra những thông tin thuyết phục như tình trạng ở khu vực đó trước khi lập hợp đồng là an toàn, không có sự đề nghị di chuyển hay có nguy cơ ở khu vực sạt lở.

    Đây cũng là những kinh nghiệm đối với gửi giữ tài sản, phải thống nhất ràng buộc trong hợp đồng và cần thiết lập biên bản khảo sát hiện trường xung quanh để xem có hay không có nguyên nhân thời tiết ảnh hưởng và có thể trở thành sự kiện bất khả kháng hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #594350   28/11/2022

    Sự kiện bất khả kháng

    Cảm ơn câu hỏi của bạn.

      Căn 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

      Theo quy định của pháp luật, sự kiện bất khả kháng là sự kiện được sử dụng để miễn trách nhiệm dân sự cho người vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi gây thiệt hại cho người khác.

      Sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện khách quan, ngoài ý chí của người có hành vi vi phạm, tác động vào hành vi của người vi phạm. Việc không thể khắc phục được sự kiện này không thể tránh khỏi không chỉ riêng đối với người vi phạm mà còn đối với bất cứ một người nào khác cũng nằm trong điều kiện và hoàn cảnh đó.

      Bên cạnh Bộ luật dân sự năm 2015, định nghĩa sự kiện bất khả kháng cũng được quy định rải rác tại các văn bản pháp luật khác nhau. Một số văn bản pháp luật đưa ra ví dụ các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất hoặc các sự kiện do con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa và bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng nào. Các quy định này về cơ bản phù hợp với quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

     Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng:

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015, một sự kiện sẽ được coi là bất khả kháng nếu:

    - Xảy ra một cách khách quan,

    - Không thể lường trước được

    - Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)
  • #595223   05/12/2022

    Sự kiện bất khả kháng

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. “Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

    Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng,“sự kiện bất khả kháng” cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên, cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội có là “sự kiện bất khả kháng” là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

    Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định:“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.Quy định này, thực tế BLDS năm 2005 cũng đã ghi nhận tại khoản 1 Điều 161, nhưng suốt thời gian BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành cho đến khi BLDS năm 2015 thay thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải thích, liệt kê những trường hợp được coi là “sự kiện bất khả kháng”. Chính vì lẽ đó, kết luận trường hợp này là “sự kiện bất khả kháng”; trường hợp kia không thuộc “sự kiện bất khả kháng”, ít nhiều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của các bên có liên quan, thậm chí có cả cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2022)