Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #594219 26/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

    Dạo gần đây, hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép ngày càng phổ biến, nhiều người dân tận dụng, cải tạo dùng để săn bắt gây nguy cơ nguy hiểm không nhỏ đối với cả bản thân người sử dụng và người xung quanh.

    Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi sử dụng vũ khí thô sơ trái phép? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Vũ khí thô sơ là gì?

    Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 

    Trong đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

    Khi nào được sử dụng vũ khí thô sơ?

    Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017  (sửa đổi 2019) và được sử dụng trong trường hợp sau đây:

    - Trường hợp quy định tại Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019);

    - Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;

    - Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

    Khi đó, người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Trong trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Xử lý hành vi sử dụng trái phép vũ khí thô sơ

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

    Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

    - Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;

    - Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

    - Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

    - Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

    - Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

    - Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

    - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

    - Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

    - Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

    - Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

    - Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

    - Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

    - Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

    - Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

    - Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.“

    Theo đó, việc sử dụng trái phép vũ khí thô sơ có thể bị xử phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

    Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể phạt tù 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.

     
    433 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594246   27/11/2022

    Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn! Mình xin chia sẻ thêm về đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ. Tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
     
    a) Quân đội nhân dân;
     
    b) Dân quân tự vệ;
     
    c) Cảnh sát biển;
     
    d) Công an nhân dân;
     
    đ) Cơ yếu;
     
    e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
     
    g) An ninh hàng không;
     
    h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
     
    i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
     
    k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tathao123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)
  • #594314   27/11/2022

    Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn bài viết đầy bổ ích của bạn. Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019), vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

    Các trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ được quy định khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (sửa đổi 2019)

    Các loại vũ khí này có độ sát thương, nguy hiểm đến tính mạng con người rất cao. Vì thế, khi sử dụng trái phép vũ khí thô sơ để săn bắn vẫn có khả năng nguy hại đến con người. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Bichhien1981 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)
  • #594829   30/11/2022

    Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Rất nhiều người đã chủ quan, cứ nghĩ rằng công cụ, phương tiện thô sơ để săn bắt thì an toàn, không ảnh hưởng đến ai mà không nghĩ rằng đó có thể là những vũ khí có độ sát thương cao, gây nguy hiểm chết người.

     
    Báo quản trị |  
  • #595111   30/11/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Sử dụng vũ khí thô sơ săn bắt có vi phạm pháp luật?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Nhiều người nghĩ mình chỉ dùng vũ khí thô sơ để săn bắt nên sẽ không gây nguy hiểm đến ai và hậu quả về sau, tuy nhiên pháp luật Việt Nam chỉ cho một vài đối tượng cố định được sử dụng vũ khí thô sơ. Việc người dân sử dụng vũ khí thô sở để săn bắn là vi phạm pháp luật, với hành vi này thì có thể bị xử phạt hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tuỳ vào mức độ hành vi).

     
    Báo quản trị |